HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Lớp phủ mạch máu có thể thay thế thuốc chống đào thải trong cấy ghép mô
Nội dung:

Khi bệnh nhân được cấy ghép nội tạng, họ phải dùng thuốc để hệ miễn dịch của cơ thể không đào thải bộ phận đó. Thuốc chống đào thải thường gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ không còn cần thiết khi có lớp phủ mạch máu mới.

Thông thường, thành bên trong của các mạch máu trong các cơ quan được phủ các loại đường đặc biệt có tác dụng ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, khi các cơ quan được tách ra và lưu trữ để cấy ghép, lớp đường phủ bên trong các mạch máu bị hỏng và mất tác dụng. Kết quả là khi bộ phận đó được cấy ghép, hệ miễn dịch của người nhận sẽ coi mô cấy ghép như một vật thể lạ. Vì thế, các tế bào bạch cầu của bệnh nhân sẽ tấn công bộ phận cấy ghép, thông qua các thành mạch máu.

TS. Jayachandran Kizhakkedathu cùng nhóm nghiên cứu tại trường Đại học British Columbia, Canada hiện đã phát triển thành công một loại polime tương hợp sinh học có thể dùng cho động mạch, tĩnh mạch và mao mạch của các cơ quan đã được tách ra để cấy ghép. Polime này đóng vai trò bảo vệ tương tự như các loại đường phủ ở thành bên trong của mạch máu.

Theo kết quả thử nghiệm tại lab của trường Đại học Simon Fraser, sau khi được phủ một lớp polime và được cấy ghép, động mạch của chuột "có khả năng kháng viêm và chống đào thải mạnh mẽ và lâu dài". Các thí nghiệm bổ sung được thực hiện tại Đại học Northwestern cho thấy, lớp phủ này đã ngăn chặn tình trạng đào thải thận được cấy ghép trên chuột. Lớp phủ cuối cùng sẽ tự tan biến. Mặc dù còn vài năm nữa các thử nghiệm lâm sàng trên người mới bắt đầu, nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng công nghệ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân được cấy ghép và kéo dài tuổi thọ của các cơ quan cấy ghép.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Biomedical Engineering.

N.P.D (NASATI), theo https://newatlas.com/medical/blood-vessel-coating-transplanted-organs/, 10/8/2021




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Lớp phủ mạch máu có thể thay thế thuốc chống đào thải trong cấy ghép mô
Ngày xuất bản: ngày 19 tháng 08 năm 2021
Nội dung:

Khi bệnh nhân được cấy ghép nội tạng, họ phải dùng thuốc để hệ miễn dịch của cơ thể không đào thải bộ phận đó. Thuốc chống đào thải thường gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ không còn cần thiết khi có lớp phủ mạch máu mới.

Thông thường, thành bên trong của các mạch máu trong các cơ quan được phủ các loại đường đặc biệt có tác dụng ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, khi các cơ quan được tách ra và lưu trữ để cấy ghép, lớp đường phủ bên trong các mạch máu bị hỏng và mất tác dụng. Kết quả là khi bộ phận đó được cấy ghép, hệ miễn dịch của người nhận sẽ coi mô cấy ghép như một vật thể lạ. Vì thế, các tế bào bạch cầu của bệnh nhân sẽ tấn công bộ phận cấy ghép, thông qua các thành mạch máu.

TS. Jayachandran Kizhakkedathu cùng nhóm nghiên cứu tại trường Đại học British Columbia, Canada hiện đã phát triển thành công một loại polime tương hợp sinh học có thể dùng cho động mạch, tĩnh mạch và mao mạch của các cơ quan đã được tách ra để cấy ghép. Polime này đóng vai trò bảo vệ tương tự như các loại đường phủ ở thành bên trong của mạch máu.

Theo kết quả thử nghiệm tại lab của trường Đại học Simon Fraser, sau khi được phủ một lớp polime và được cấy ghép, động mạch của chuột "có khả năng kháng viêm và chống đào thải mạnh mẽ và lâu dài". Các thí nghiệm bổ sung được thực hiện tại Đại học Northwestern cho thấy, lớp phủ này đã ngăn chặn tình trạng đào thải thận được cấy ghép trên chuột. Lớp phủ cuối cùng sẽ tự tan biến. Mặc dù còn vài năm nữa các thử nghiệm lâm sàng trên người mới bắt đầu, nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng công nghệ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân được cấy ghép và kéo dài tuổi thọ của các cơ quan cấy ghép.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Biomedical Engineering.

N.P.D (NASATI), theo https://newatlas.com/medical/blood-vessel-coating-transplanted-organs/, 10/8/2021




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây