HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu thử nghiệm dùng công nghệ vaccine để chữa lành xương
Nội dung:

Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm dùng ARN thông tin để chữa lành xương gãy và thu được kết quả khả quan khi thử nghiệm ở chuột.

Dù các vết nứt thường tự lành, xương không tái tạo trong một số trường hợp, dẫn tới một số vấn đề lâm sàng nghiêm trọng bao gồm phải cắt cụt chi. Để tăng cường khả năng tái tạo của xương, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua sử dụng protein tạo hình xương 2 (BMP-2) ở người. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và chỉ đem lại hiệu quả ở mức trung bình, đồng thời đi kèm nhiều tác dụng phụ.

 Xương gãy không tái tạo trong một số trường hợp.
Xương gãy không tái tạo trong một số trường hợp. (Ảnh: Peter Dazeley)

Nhóm nghiên cứu ở Mayo Clinic, cùng với đồng nghiệp ở Hà Lan và Đức, tìm ra giải pháp khả thi và bớt rủi ro hơn là ARN thông tin. Loại vaccine này đã được chứng nhận sử dụng an toàn ở người bởi FDA. Họ công bố phát hiện từ nghiên cứu ở chuột trên tạp chí Science Advances hôm 16/2.

Theo kết quả nghiên cứu, ARN thông tin có thể dùng ở liều lượng thấp để tái tạo xương mà không kèm theo tác dụng phụ. Tuy nhiên, chất lượng của xương mới tốt hơn hẳn xương tạo bởi BMP-2. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết ARN thông tin là lựa chọn tốt để tái tạo xương do không cần mũi nhắc lại. Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của mô mới diễn ra sau khi dùng ARN thông tin kéo dài trong suốt 8 tuần theo dõi.

Xương người phát triển theo 2 cách là hình thành trực tiếp tế bào xương từ tế bào gốc trung mô hoặc qua quá trình cốt hóa, trong đó sụn biến đổi dần thành xương. Liệu pháp BMP-2 dựa trên phương pháp trước trong khi ARN thông tin tiếp cận theo phương pháp sau. Nhóm nghiên cứu kết luận ARN thông tin có thể làm lành những chỗ gãy xương lớn theo cách ưu việt hơn protein tái tổ hợp.

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh phát hiện ở chuột còn hạn chế và cần tìm hiểu thêm ở động vật lớn trước khi tiến tới thử nghiệm lâm sàng.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu thử nghiệm dùng công nghệ vaccine để chữa lành xương
Ngày xuất bản: ngày 21 tháng 02 năm 2022
Nội dung:

Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm dùng ARN thông tin để chữa lành xương gãy và thu được kết quả khả quan khi thử nghiệm ở chuột.

Dù các vết nứt thường tự lành, xương không tái tạo trong một số trường hợp, dẫn tới một số vấn đề lâm sàng nghiêm trọng bao gồm phải cắt cụt chi. Để tăng cường khả năng tái tạo của xương, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua sử dụng protein tạo hình xương 2 (BMP-2) ở người. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và chỉ đem lại hiệu quả ở mức trung bình, đồng thời đi kèm nhiều tác dụng phụ.

 Xương gãy không tái tạo trong một số trường hợp.
Xương gãy không tái tạo trong một số trường hợp. (Ảnh: Peter Dazeley)

Nhóm nghiên cứu ở Mayo Clinic, cùng với đồng nghiệp ở Hà Lan và Đức, tìm ra giải pháp khả thi và bớt rủi ro hơn là ARN thông tin. Loại vaccine này đã được chứng nhận sử dụng an toàn ở người bởi FDA. Họ công bố phát hiện từ nghiên cứu ở chuột trên tạp chí Science Advances hôm 16/2.

Theo kết quả nghiên cứu, ARN thông tin có thể dùng ở liều lượng thấp để tái tạo xương mà không kèm theo tác dụng phụ. Tuy nhiên, chất lượng của xương mới tốt hơn hẳn xương tạo bởi BMP-2. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết ARN thông tin là lựa chọn tốt để tái tạo xương do không cần mũi nhắc lại. Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của mô mới diễn ra sau khi dùng ARN thông tin kéo dài trong suốt 8 tuần theo dõi.

Xương người phát triển theo 2 cách là hình thành trực tiếp tế bào xương từ tế bào gốc trung mô hoặc qua quá trình cốt hóa, trong đó sụn biến đổi dần thành xương. Liệu pháp BMP-2 dựa trên phương pháp trước trong khi ARN thông tin tiếp cận theo phương pháp sau. Nhóm nghiên cứu kết luận ARN thông tin có thể làm lành những chỗ gãy xương lớn theo cách ưu việt hơn protein tái tổ hợp.

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh phát hiện ở chuột còn hạn chế và cần tìm hiểu thêm ở động vật lớn trước khi tiến tới thử nghiệm lâm sàng.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây