HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: CÔNG TRÌNH SÁNG CHẾ ĐƯỢC BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA CUỘC SỐNG
Nội dung:

Từ niềm đam mê, yêu thích công nghệ ông Nguyễn Hữu Thường, khối Tân Phú, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tự mày mò sáng chế sản phẩm hữu ích là máy cắt đá viên. Ông là 1 trong những thành viên của Câu lạc bộ Sáng chế Nghệ An. Sản phẩm đang được đăng ký và đang chờ Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Trong thời tiết nóng bức, các loại giải khát có đá là thứ đồ uống không thể thiếu trong những này này. Tuy nhiên, trên thực tế những cơ sở sản xuất đá lạnh tại địa phương của ông Thường chỉ sản xuất loại đá lạnh cỡ lớn, là những khối đá dài và to. Thấu hiểu được những vất vả của cơ sở sản xuất nước đá cùng với niềm đam mê nghiên cứu của mình ông Thường đã sáng chế ra máy cắt đá viên.

Ông Lê Hồng Dương, người kinh doanh đá lạnh tại Nghĩa Đàn cho biết: Việc sở hữu chiếc máy cắt đá không chỉ giúp ông khắc phục được cách làm thủ công mà còn làm thay đổi cả một phương thực sản xuất mới hiện đại và tiến bộ hơn. Công việc với ông đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn, lại giảm bớt những hao phí do việc chặt đá bằng dao như trước đây.

Ông Nguyễn Hữu Thường với chiếc máy cắt đá

Khi được hỏi về mục đích nghiên cứu chếc máy này, ông Thường cho biết: "Ý tưởng chế tạo ra chiếc máy cắt đá viên đã có từ lâu, tuy nhiên tôi cũng phải tìm tòi, nghiên cứu làm sao để sản phẩm cắt được những viên đá lạnh vừa đều, vừa đẹp phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sau nhiều lần vẽ ý tưởng, dựng hình và chế tạo thì những bộ phận của mới mới trở nên hoàn thiện".

Máy cắt đá lạnh của ông Thường nặng khoảng 50kg, sử dụng được nguồn điện sinh hoạt. Công suất của máy là 2,8Kw. Vật liệu chủ yếu là inox nhằm đảm bảo yếu tố cứng, bền, chắc và vệ sinh. Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính, bộ phận cắt dọc và bộ phận cắt ngang. Ông Thường cho biết: Với bộ phận cắt dọc thì khá đơn giản những khi chế tạo đến bộ phận cắt ngang thì việc phải làm sao cho lưỡi dao đặt đúng vào điểm cần cắt là không đơn giản chút nào."

Ông Lê Duy Hoan - Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng chế Nghệ An, người rất gần gũi động viên ông Thường cho biết: "Việc chế tạo bộ phận cắt ngang khá vất vả nhưng càng khó ông ấy lại càng quyết tâm. Đây là chiếc máy kết tinh được nhiều yếu tố kỹ thuật. Ở trên thị trường hiện nay có nhiều chiếc máy cắt đá, tuy nhiên sáng chế của ông Thường đã làm được cả 2 công đoạn, cắt dọc và cắt ngang cho ra sản phẩm đá viên từ đá khối, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân".

Sản phẩm đá viên được cắt từ đá khối

Ông Thường tâm sự: "Tôi chưa bao giờ mơ là người làm khoa học, tôi cũng chưa từng được học về chế tạo máy. Việc chế tạo máy cắt đá viên bắt đầu từ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống". Hiện nay, chiếc máy của ông đã được nhiều tỉnh thành biết đến và đặt hàng sản xuất. Mỗi chiếc máy lại có những kích cỡ khác nhau do nhu cầu của người sử dụng.

Có thể thấy, sáng tạo không phải chỉ là công việc của các nhà khoa học, từ nhu cầu cuộc sống, từ thực tế lao động nhưng người chưa từng được đào tạo chuyên ngành như ông Nguyễn Hữu Thường, ông Lê Văn Thoả đã trở thành những nhà sáng chế không chuyên với những sản phẩm sáng chế hữu ích./.

Hải Yến




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: CÔNG TRÌNH SÁNG CHẾ ĐƯỢC BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA CUỘC SỐNG
Ngày xuất bản: ngày 10 tháng 11 năm 2016
Nội dung:

Từ niềm đam mê, yêu thích công nghệ ông Nguyễn Hữu Thường, khối Tân Phú, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tự mày mò sáng chế sản phẩm hữu ích là máy cắt đá viên. Ông là 1 trong những thành viên của Câu lạc bộ Sáng chế Nghệ An. Sản phẩm đang được đăng ký và đang chờ Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Trong thời tiết nóng bức, các loại giải khát có đá là thứ đồ uống không thể thiếu trong những này này. Tuy nhiên, trên thực tế những cơ sở sản xuất đá lạnh tại địa phương của ông Thường chỉ sản xuất loại đá lạnh cỡ lớn, là những khối đá dài và to. Thấu hiểu được những vất vả của cơ sở sản xuất nước đá cùng với niềm đam mê nghiên cứu của mình ông Thường đã sáng chế ra máy cắt đá viên.

Ông Lê Hồng Dương, người kinh doanh đá lạnh tại Nghĩa Đàn cho biết: Việc sở hữu chiếc máy cắt đá không chỉ giúp ông khắc phục được cách làm thủ công mà còn làm thay đổi cả một phương thực sản xuất mới hiện đại và tiến bộ hơn. Công việc với ông đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn, lại giảm bớt những hao phí do việc chặt đá bằng dao như trước đây.

Ông Nguyễn Hữu Thường với chiếc máy cắt đá

Khi được hỏi về mục đích nghiên cứu chếc máy này, ông Thường cho biết: "Ý tưởng chế tạo ra chiếc máy cắt đá viên đã có từ lâu, tuy nhiên tôi cũng phải tìm tòi, nghiên cứu làm sao để sản phẩm cắt được những viên đá lạnh vừa đều, vừa đẹp phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sau nhiều lần vẽ ý tưởng, dựng hình và chế tạo thì những bộ phận của mới mới trở nên hoàn thiện".

Máy cắt đá lạnh của ông Thường nặng khoảng 50kg, sử dụng được nguồn điện sinh hoạt. Công suất của máy là 2,8Kw. Vật liệu chủ yếu là inox nhằm đảm bảo yếu tố cứng, bền, chắc và vệ sinh. Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính, bộ phận cắt dọc và bộ phận cắt ngang. Ông Thường cho biết: Với bộ phận cắt dọc thì khá đơn giản những khi chế tạo đến bộ phận cắt ngang thì việc phải làm sao cho lưỡi dao đặt đúng vào điểm cần cắt là không đơn giản chút nào."

Ông Lê Duy Hoan - Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng chế Nghệ An, người rất gần gũi động viên ông Thường cho biết: "Việc chế tạo bộ phận cắt ngang khá vất vả nhưng càng khó ông ấy lại càng quyết tâm. Đây là chiếc máy kết tinh được nhiều yếu tố kỹ thuật. Ở trên thị trường hiện nay có nhiều chiếc máy cắt đá, tuy nhiên sáng chế của ông Thường đã làm được cả 2 công đoạn, cắt dọc và cắt ngang cho ra sản phẩm đá viên từ đá khối, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân".

Sản phẩm đá viên được cắt từ đá khối

Ông Thường tâm sự: "Tôi chưa bao giờ mơ là người làm khoa học, tôi cũng chưa từng được học về chế tạo máy. Việc chế tạo máy cắt đá viên bắt đầu từ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống". Hiện nay, chiếc máy của ông đã được nhiều tỉnh thành biết đến và đặt hàng sản xuất. Mỗi chiếc máy lại có những kích cỡ khác nhau do nhu cầu của người sử dụng.

Có thể thấy, sáng tạo không phải chỉ là công việc của các nhà khoa học, từ nhu cầu cuộc sống, từ thực tế lao động nhưng người chưa từng được đào tạo chuyên ngành như ông Nguyễn Hữu Thường, ông Lê Văn Thoả đã trở thành những nhà sáng chế không chuyên với những sản phẩm sáng chế hữu ích./.

Hải Yến




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây