HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Lương Văn Sa - Chàng trai dân tộc thái vượt khó đầy nghị lực
Nội dung:

Khi nói đến khởi nghiệp ở một huyện vùng cao như Tương Dương, mọi người hình dung ngay đến những khó khăn, vất vả ở nơi xa xôi đó. Thế nhưng cuộc sống gian khó ấy cũng đã góp phần tạo nên những chàng trai, cô gái người dân tộc thiểu số rắn rỏi, tràn đầy nghị lực để vươn lên với một tư duy đổi mới. Nơi đây cũng đã có nhiều thanh niên biết vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp trên chính nơi mình được sinh ra. Tiêu biểu có chàng thanh niên người dân tộc Thái, Lương Văn Sa ở bản Tam Bông xã Biên giới Tam Quang.

Chuồng, trại, tất cả chỉ được quy hoạch nhỏ gọn trong tổng diện tích hơn 1 ha vườn nhà. Thế nhưng chàng thanh niên Lương Văn Sa, người dân tộc Thái ở bản Tam Bông của xã Biên giới Tam Quang, huyện vùng cao Tương Dương lại xây dựng được cả một mô hình chăn nuôi kết hợp. Với 1 lồng bán trệt, đủ duy trì khoảng 1000 Con chim Cút thương phẩm và 45 buồng Dế, chỉ vỏn vẹn trong diện tích nhỏ hẹp đó của gia đình. Sa chia sẻ: Anh đã đi nhiều nơi, làm nhiều thứ ở Thành Phố lớn, nhỏ trong và ngoài nước, nhưng chỉ đủ đúc kết cho mình một kinh nghiệm sống rằng; Chẳng nơi nào bằng chính quê hương mình. Vì thế, sau khi quyết định về với nơi mình được sinh ra, Sa mạnh dạn xin phép gia đình thực hiện dự án nhỏ của bản thân là chăn nuôi kết hợp.Anh Sa chia sẻ thêm."Trước đây tôi cũng đã làm nhiều thứ, nhưng thấy không ăn thua, về làm nông nghiệp, rồi nuôi gà vịt ở đây, nhưng cũng do thời tiết, khí hậu không ổn định. mình đã thí nghiệm theo sự lãnh đạo của xã, huyện chuyển giao cho gia đình nuôi Dế Mèn và con Cút kết hợp với nhau thì thấy hiệu quả kinh tế cao"

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, ở xã Biên giới của huyện miền núi 30a. Từ bé Sa đã theo cha lên nương làm rẫy, theo mẹ xuống núi bừa ruộng, cuộc sống của nhiều hộ thuần nông ở bản như gia đình Sa, luôn phải đối mặt với bao khó khăn chồng chất. Thế nhưng, cũng chính cuộc sống gian khó ấy đã góp phần tạo nên một chàng thanh niên rắn rỏi, tràn đầy nghị lực để vươn lên với một tư duy đổi mới. Sau khi tốt nghiệp THCS trường xã, Sa đã rời quê, một thân, một mình, kinh nghiệm sống ở xã hội Hội nhập thật khó với một chàng trai mới lớn ở bản nhỏ. Nhưng, Sa đã cố gắng bươn chải, phụ giúp được cha mẹ nuôi em trai học hết cấp 3 mới trở về nhen nhóm lại ước mơ phát triển kinh tế gia trại. Nói về nghị lực vượt khó của chàng trai, Ông Lữ Văn Ý – Trưởng bản cho hay: "Trước đây gia đình anh Sa rất khó khăn, nhưng với nỗ lực, làm ăn chính đáng ở quê hương, anh Sa đã chú tâm tìm tòi, học hỏi về dùng đất vườn để nuôi gà. Do ảnh hưởng dịch bệnh anh chuyển đổi cơ cấu, chuyển nuôi Dế và chim Cút. Nhiều gia đình, thanh niên được anh chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi"

Ban đầu, trên diện tích này, Sa quy hoạch trại nuôi gà, vịt thương phẩm. Nhưng với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, may mắn chưa đến với Sa, khi toàn bộ giống vật nuôi mới nhập ở địa phương khác về chưa kịp thích ứng đã dịch, rồi chết. Gạt nước mắt tiếc nuối, Saxem đó là bài học đầu tiên để mình tìm hướng đi đúng hơn. Anhtìm tòi học hỏi từ các hộ thành công trong xây dựng mô hình kết hợp nuôi Dế mèn và Chim Cút. Về tự tay chặt mét, chẻ nứa, quy hoạch lại toàn bộ diện tích cũ để xây dựng chuồng trạichăn nuôi Dế, Chim Cút. Ban đầu Sa nuôi thử nghiệm 300 trăm con Chim Cút và 3 buồng Dế để phục vụ làm thức ăn cho Chim. Thấy mô hình phát triểu tốt, dễ nuôi, ít dịch bệnh, vốn đầu tư không cao, lại mang lại hiệu quả khá nên Sa đã tự nhân rộng mô hình. Để giảm bớt chi phí thức ăn và hạn chế tối đa sử dụng thức ăn công nghiệp, anh đã tự trồng sắn, ngô làm thức ăn cho Dế, tự chế tạo máy vặt lông từ những phế liệu tận dụng.Ông Quang Văn Mão - Phó chủ tịch UBND xã Tam Quang, Tương Dương tự hào."Mặc dù xuất phát điểm trong gia đình khó khăn, nhưng Sa rất chịu khó. Tự học tập nghiên cứuvà tự làm tất cả các khâu, từ chuồng trại, ấp trứng chim Cút, xây nhà Dế, trồng sắn ngô làm thức ăn, tự tay Sa làm hết. Nghị lực của em ấy được đền đáp sau thất bại từ nuôi gà, vịt bị chết dịch chuyển sang mô hình Dế, Cút này. Trên cơ sở đó Sa có động lực hơn để từng bước mở rộng, xã cũng xem đây là gương sáng thanh niên, hội viên hội nông dân để nêu ở các cuộc họp trong toàn xã."

Khi đã manh mún thành công, Sa đã tự chủ động liên hệ với các tiểu thương tìm kiếm đầu ra, cung cấp nguồn thức ăn chất lượng, giá thành rẻ, đồng thời kết nối với nhà hàng trong xã, huyện để tiêu thụ. Ngoài ra Sa còn tạo điều kiện cho em trai có việc làm, thu nhập tương đối ổn định, với lò quay trung bình mỗi ngày 100 con Chim thịt, 1kg Dếđóng hộp. Trừ chi phí, mỗi tháng anh thu về khoảng hơn 6 triệu đồng, tư đó cuộc sống gia đình cũng từng bước được cải thiện, ước mơ mở rộng diện tích chuồng trại, chăn nuôi với quy mô lớn hơn cũng được nhen nhóm. Sa còn cho hay; Trong thời gian tới Sa sẽ mạnh dạn xin được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ các chương trình của Đoàn thanh niên đứng ủy thác. Anh Lô Văn Giáp- Bí thư huyện đoàn Tương Dương

"Ngoài là điển hình trong phát triển kinh tế, Sa còn luôn năng động, sáng tạo, nhiệt tình với trách nhiệm cao. Để hỗ trợ, giúp đỡ đồng chí Sa, trong thời gian tới BTV huyện đoàn tiếp tục tìm các nguồn vốn hỗ trợ đồng chí. Nhất là nguồn từ Ngân hàng Chính sách XH qua tổ chức ủy thác của đoàn thanh niên va từ các nguồn quỹ như; quý giải quyết việc làm của Trung ương đoàn, của Tỉnh để hỗ trợ đồng chí phát triển thêm mô hình"

          Để có thành quả như hôm nay, chàng thanh niên người dân tộc Thái, Lương Văn Sa đã trải qua biết bao khó khăn, thử thách. Nhưng với ý chí không ngại khóđể vươn lên, ý thức trách nhiệm của người con, người chủ gia đình, một thanh niên sống có chân lý " Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và biển, quyết chí cũng làm nên". Sa đã tự tìm tòi, học hỏi, biến điều không thể thành có thể ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Nghị lực đó của Sa xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong phong trào "Lập thân lập nghiệp" ở huyện vùng cao Tương Dương này./.

May Huyền – Quốc Lý

 




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Lương Văn Sa - Chàng trai dân tộc thái vượt khó đầy nghị lực
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 09 năm 2020
Nội dung:

Khi nói đến khởi nghiệp ở một huyện vùng cao như Tương Dương, mọi người hình dung ngay đến những khó khăn, vất vả ở nơi xa xôi đó. Thế nhưng cuộc sống gian khó ấy cũng đã góp phần tạo nên những chàng trai, cô gái người dân tộc thiểu số rắn rỏi, tràn đầy nghị lực để vươn lên với một tư duy đổi mới. Nơi đây cũng đã có nhiều thanh niên biết vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp trên chính nơi mình được sinh ra. Tiêu biểu có chàng thanh niên người dân tộc Thái, Lương Văn Sa ở bản Tam Bông xã Biên giới Tam Quang.

Chuồng, trại, tất cả chỉ được quy hoạch nhỏ gọn trong tổng diện tích hơn 1 ha vườn nhà. Thế nhưng chàng thanh niên Lương Văn Sa, người dân tộc Thái ở bản Tam Bông của xã Biên giới Tam Quang, huyện vùng cao Tương Dương lại xây dựng được cả một mô hình chăn nuôi kết hợp. Với 1 lồng bán trệt, đủ duy trì khoảng 1000 Con chim Cút thương phẩm và 45 buồng Dế, chỉ vỏn vẹn trong diện tích nhỏ hẹp đó của gia đình. Sa chia sẻ: Anh đã đi nhiều nơi, làm nhiều thứ ở Thành Phố lớn, nhỏ trong và ngoài nước, nhưng chỉ đủ đúc kết cho mình một kinh nghiệm sống rằng; Chẳng nơi nào bằng chính quê hương mình. Vì thế, sau khi quyết định về với nơi mình được sinh ra, Sa mạnh dạn xin phép gia đình thực hiện dự án nhỏ của bản thân là chăn nuôi kết hợp.Anh Sa chia sẻ thêm."Trước đây tôi cũng đã làm nhiều thứ, nhưng thấy không ăn thua, về làm nông nghiệp, rồi nuôi gà vịt ở đây, nhưng cũng do thời tiết, khí hậu không ổn định. mình đã thí nghiệm theo sự lãnh đạo của xã, huyện chuyển giao cho gia đình nuôi Dế Mèn và con Cút kết hợp với nhau thì thấy hiệu quả kinh tế cao"

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, ở xã Biên giới của huyện miền núi 30a. Từ bé Sa đã theo cha lên nương làm rẫy, theo mẹ xuống núi bừa ruộng, cuộc sống của nhiều hộ thuần nông ở bản như gia đình Sa, luôn phải đối mặt với bao khó khăn chồng chất. Thế nhưng, cũng chính cuộc sống gian khó ấy đã góp phần tạo nên một chàng thanh niên rắn rỏi, tràn đầy nghị lực để vươn lên với một tư duy đổi mới. Sau khi tốt nghiệp THCS trường xã, Sa đã rời quê, một thân, một mình, kinh nghiệm sống ở xã hội Hội nhập thật khó với một chàng trai mới lớn ở bản nhỏ. Nhưng, Sa đã cố gắng bươn chải, phụ giúp được cha mẹ nuôi em trai học hết cấp 3 mới trở về nhen nhóm lại ước mơ phát triển kinh tế gia trại. Nói về nghị lực vượt khó của chàng trai, Ông Lữ Văn Ý – Trưởng bản cho hay: "Trước đây gia đình anh Sa rất khó khăn, nhưng với nỗ lực, làm ăn chính đáng ở quê hương, anh Sa đã chú tâm tìm tòi, học hỏi về dùng đất vườn để nuôi gà. Do ảnh hưởng dịch bệnh anh chuyển đổi cơ cấu, chuyển nuôi Dế và chim Cút. Nhiều gia đình, thanh niên được anh chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi"

Ban đầu, trên diện tích này, Sa quy hoạch trại nuôi gà, vịt thương phẩm. Nhưng với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, may mắn chưa đến với Sa, khi toàn bộ giống vật nuôi mới nhập ở địa phương khác về chưa kịp thích ứng đã dịch, rồi chết. Gạt nước mắt tiếc nuối, Saxem đó là bài học đầu tiên để mình tìm hướng đi đúng hơn. Anhtìm tòi học hỏi từ các hộ thành công trong xây dựng mô hình kết hợp nuôi Dế mèn và Chim Cút. Về tự tay chặt mét, chẻ nứa, quy hoạch lại toàn bộ diện tích cũ để xây dựng chuồng trạichăn nuôi Dế, Chim Cút. Ban đầu Sa nuôi thử nghiệm 300 trăm con Chim Cút và 3 buồng Dế để phục vụ làm thức ăn cho Chim. Thấy mô hình phát triểu tốt, dễ nuôi, ít dịch bệnh, vốn đầu tư không cao, lại mang lại hiệu quả khá nên Sa đã tự nhân rộng mô hình. Để giảm bớt chi phí thức ăn và hạn chế tối đa sử dụng thức ăn công nghiệp, anh đã tự trồng sắn, ngô làm thức ăn cho Dế, tự chế tạo máy vặt lông từ những phế liệu tận dụng.Ông Quang Văn Mão - Phó chủ tịch UBND xã Tam Quang, Tương Dương tự hào."Mặc dù xuất phát điểm trong gia đình khó khăn, nhưng Sa rất chịu khó. Tự học tập nghiên cứuvà tự làm tất cả các khâu, từ chuồng trại, ấp trứng chim Cút, xây nhà Dế, trồng sắn ngô làm thức ăn, tự tay Sa làm hết. Nghị lực của em ấy được đền đáp sau thất bại từ nuôi gà, vịt bị chết dịch chuyển sang mô hình Dế, Cút này. Trên cơ sở đó Sa có động lực hơn để từng bước mở rộng, xã cũng xem đây là gương sáng thanh niên, hội viên hội nông dân để nêu ở các cuộc họp trong toàn xã."

Khi đã manh mún thành công, Sa đã tự chủ động liên hệ với các tiểu thương tìm kiếm đầu ra, cung cấp nguồn thức ăn chất lượng, giá thành rẻ, đồng thời kết nối với nhà hàng trong xã, huyện để tiêu thụ. Ngoài ra Sa còn tạo điều kiện cho em trai có việc làm, thu nhập tương đối ổn định, với lò quay trung bình mỗi ngày 100 con Chim thịt, 1kg Dếđóng hộp. Trừ chi phí, mỗi tháng anh thu về khoảng hơn 6 triệu đồng, tư đó cuộc sống gia đình cũng từng bước được cải thiện, ước mơ mở rộng diện tích chuồng trại, chăn nuôi với quy mô lớn hơn cũng được nhen nhóm. Sa còn cho hay; Trong thời gian tới Sa sẽ mạnh dạn xin được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ các chương trình của Đoàn thanh niên đứng ủy thác. Anh Lô Văn Giáp- Bí thư huyện đoàn Tương Dương

"Ngoài là điển hình trong phát triển kinh tế, Sa còn luôn năng động, sáng tạo, nhiệt tình với trách nhiệm cao. Để hỗ trợ, giúp đỡ đồng chí Sa, trong thời gian tới BTV huyện đoàn tiếp tục tìm các nguồn vốn hỗ trợ đồng chí. Nhất là nguồn từ Ngân hàng Chính sách XH qua tổ chức ủy thác của đoàn thanh niên va từ các nguồn quỹ như; quý giải quyết việc làm của Trung ương đoàn, của Tỉnh để hỗ trợ đồng chí phát triển thêm mô hình"

          Để có thành quả như hôm nay, chàng thanh niên người dân tộc Thái, Lương Văn Sa đã trải qua biết bao khó khăn, thử thách. Nhưng với ý chí không ngại khóđể vươn lên, ý thức trách nhiệm của người con, người chủ gia đình, một thanh niên sống có chân lý " Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và biển, quyết chí cũng làm nên". Sa đã tự tìm tòi, học hỏi, biến điều không thể thành có thể ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Nghị lực đó của Sa xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong phong trào "Lập thân lập nghiệp" ở huyện vùng cao Tương Dương này./.

May Huyền – Quốc Lý

 




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây