HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: 'Ứng dụng cơm nhà' thắng giải Ý tưởng khởi nghiệp
Nội dung:

Nhóm sinh viên tại TP HCM làm ứng dụng di động kết nối các bà nội trợ nấu món ăn truyền thống cung cấp những bữa ăn mang thương hiệu "cơm nhà" tới người dùng.

Dự án giành giải nhất bảng sinh viên, cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp (CiC) do Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức chiều 22/10.

Lê Trần Hải Yến, sinh viên Đại học Fulbright, thành viên dự án cho biết, nhóm hướng tới tạo việc làm, thu nhập cho những người giỏi nấu ăn, đặc biệt là những món ăn mang hương vị quê hương ở cả ba miền. Tìm hiểu từ cộng đồng sinh viên, Yến chia sẻ thực tế có rất nhiều bạn ở thành phố từ các miền quê lên học tập, lập nghiệp và nhiều khi họ rất thèm những món ăn truyền thống, có trong bữa cơm gia đình. "Đây là nhu cầu có thật nên nhóm xây dựng ứng dụng kết nối những bà nội trợ với thực khách bằng app", Yến nói.

 
Hải Yến (thứ 2 từ trái sang) cùng các thành viên nhóm cơm nhà nhận phần thưởng giải nhất CiC 2022, tối 22/10. Ảnh: Hà An

Hải Yến (thứ 2 từ trái sang) cùng các thành viên nhóm cơm nhà nhận phần thưởng giải nhất CiC 2022, tối 22/10. Ảnh: Hà An

Những người nội trợ khi tham gia vào cộng đồng sẽ được nhóm đánh giá nhiều tiêu chí trong đó có tay nghề nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, tính hợp lý mức giá do họ đề xuất cho mỗi suất ăn... Khi tham gia vào ứng dụng, họ sẽ được kết nối với thực khách. Khi hai bên chốt đơn sẽ có đội ngũ shipper là sinh viên vận chuyển đơn hàng. Ngoài ra, khi khách hàng chọn người nấu ăn trên ứng dụng sẽ hiển thị thông tin về tiểu sử và không gian bếp của người nấu ăn. "Mô hình cũng tương tự như các ứng dụng giao đồ ăn hiện tại. Tuy nhiên, thay vì đơn vị cung cấp là các nhà hàng, quán ăn nhóm hướng tới người cung cấp trực tiếp là các bà nội trợ", Yến nói.

Hiện dự án đang ở giai đoạn thử nghiệm ở hai trường đại học tại TP HCM với số lượng khách hàng là hàng trăm sinh viên. Nhóm đang hoàn thiện app để đưa lên các kho ứng dụng di động trong thời gian tới.

 
Hình ảnh phần cơm được giao cho khách. Ảnh: NVCC

Hình ảnh phần cơm được giao cho khách. Ảnh: NVCC

Đánh giá dự án, anh Lê Yên Thanh, CEO Phenikaa MaaS cho biết, đây là một mô hình kinh doanh hay, có thể phát triển được trong thị trường ngách dành cho những người có nhu cầu thưởng thức bữa ăn sạch, mang tính truyền thống. Ngoài phục vụ sinh viên, dự án này có tiềm năng mở rộng cho nhân viên văn phòng, giáo viên...

CiC 2022 là cuộc thi khởi nghiệp thường niên do Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP HCM phối hợp với các đơn vị tổ chức dành cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, bắt đầu từ năm 2016. Các nhóm dự án có thời gian 7 tháng tham gia các chương trình đào tạo, hoạt động trải nghiệm (Bootcamp) để phát triển tư duy khởi nghiệp, kỹ năng cần có của một người khởi nghiệp với sự hỗ trợ của các chuyên gia, startup đi trước.

CiC năm nay có hơn 300 dự án đăng ký với 700 thí sinh đăng ký tham dự từ 215 trường cả nước và tiếp cận hơn 705.000 học sinh sinh viên. Các nhóm trải qua ba vòng thi để chọn 21 dự án tham gia chung kết. Ngoài hai dự án giải nhất với giá trị phần thưởng 50 triệu đồng tiền mặt mỗi giải, Ban tổ chức trao một giải nhì (30 triệu đồng), hai giải ba (10 triệu đồng), ba giải khuyến khích (5 triệu đồng) cho mỗi bảng, cùng nhiều giải phụ.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: 'Ứng dụng cơm nhà' thắng giải Ý tưởng khởi nghiệp
Ngày xuất bản: ngày 25 tháng 10 năm 2022
Nội dung:

Nhóm sinh viên tại TP HCM làm ứng dụng di động kết nối các bà nội trợ nấu món ăn truyền thống cung cấp những bữa ăn mang thương hiệu "cơm nhà" tới người dùng.

Dự án giành giải nhất bảng sinh viên, cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp (CiC) do Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức chiều 22/10.

Lê Trần Hải Yến, sinh viên Đại học Fulbright, thành viên dự án cho biết, nhóm hướng tới tạo việc làm, thu nhập cho những người giỏi nấu ăn, đặc biệt là những món ăn mang hương vị quê hương ở cả ba miền. Tìm hiểu từ cộng đồng sinh viên, Yến chia sẻ thực tế có rất nhiều bạn ở thành phố từ các miền quê lên học tập, lập nghiệp và nhiều khi họ rất thèm những món ăn truyền thống, có trong bữa cơm gia đình. "Đây là nhu cầu có thật nên nhóm xây dựng ứng dụng kết nối những bà nội trợ với thực khách bằng app", Yến nói.

 
Hải Yến (thứ 2 từ trái sang) cùng các thành viên nhóm cơm nhà nhận phần thưởng giải nhất CiC 2022, tối 22/10. Ảnh: Hà An

Hải Yến (thứ 2 từ trái sang) cùng các thành viên nhóm cơm nhà nhận phần thưởng giải nhất CiC 2022, tối 22/10. Ảnh: Hà An

Những người nội trợ khi tham gia vào cộng đồng sẽ được nhóm đánh giá nhiều tiêu chí trong đó có tay nghề nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, tính hợp lý mức giá do họ đề xuất cho mỗi suất ăn... Khi tham gia vào ứng dụng, họ sẽ được kết nối với thực khách. Khi hai bên chốt đơn sẽ có đội ngũ shipper là sinh viên vận chuyển đơn hàng. Ngoài ra, khi khách hàng chọn người nấu ăn trên ứng dụng sẽ hiển thị thông tin về tiểu sử và không gian bếp của người nấu ăn. "Mô hình cũng tương tự như các ứng dụng giao đồ ăn hiện tại. Tuy nhiên, thay vì đơn vị cung cấp là các nhà hàng, quán ăn nhóm hướng tới người cung cấp trực tiếp là các bà nội trợ", Yến nói.

Hiện dự án đang ở giai đoạn thử nghiệm ở hai trường đại học tại TP HCM với số lượng khách hàng là hàng trăm sinh viên. Nhóm đang hoàn thiện app để đưa lên các kho ứng dụng di động trong thời gian tới.

 
Hình ảnh phần cơm được giao cho khách. Ảnh: NVCC

Hình ảnh phần cơm được giao cho khách. Ảnh: NVCC

Đánh giá dự án, anh Lê Yên Thanh, CEO Phenikaa MaaS cho biết, đây là một mô hình kinh doanh hay, có thể phát triển được trong thị trường ngách dành cho những người có nhu cầu thưởng thức bữa ăn sạch, mang tính truyền thống. Ngoài phục vụ sinh viên, dự án này có tiềm năng mở rộng cho nhân viên văn phòng, giáo viên...

CiC 2022 là cuộc thi khởi nghiệp thường niên do Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP HCM phối hợp với các đơn vị tổ chức dành cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, bắt đầu từ năm 2016. Các nhóm dự án có thời gian 7 tháng tham gia các chương trình đào tạo, hoạt động trải nghiệm (Bootcamp) để phát triển tư duy khởi nghiệp, kỹ năng cần có của một người khởi nghiệp với sự hỗ trợ của các chuyên gia, startup đi trước.

CiC năm nay có hơn 300 dự án đăng ký với 700 thí sinh đăng ký tham dự từ 215 trường cả nước và tiếp cận hơn 705.000 học sinh sinh viên. Các nhóm trải qua ba vòng thi để chọn 21 dự án tham gia chung kết. Ngoài hai dự án giải nhất với giá trị phần thưởng 50 triệu đồng tiền mặt mỗi giải, Ban tổ chức trao một giải nhì (30 triệu đồng), hai giải ba (10 triệu đồng), ba giải khuyến khích (5 triệu đồng) cho mỗi bảng, cùng nhiều giải phụ.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây