HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Bảo tồn và phát triển một số sản phẩm đặc sản Nghệ An, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh
Nội dung:
  1. Cần thống nhất cách hiểu về đặc sản và đặc sản của tỉnh

Đầu tiên cần hiểu: Đặc sản là gì? Nhìn chung mọi người đều thống nhất khái niệm: Đặc sản là những sản vật, sản phẩm hàng hóa mang tính đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương nào đó (thường là nông sản, thực phẩm).

Không chỉ Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều có chung một quan niệm đặc sản thường là những: món ăn, thức uống hay gia vị gì đó… Có thể ăn uống được mang tính đặc trưng của vùng; Đã có thương hiệu tại vùng đó, mà thương hiệu ấy có thể đã được xác lập ở các địa phương, quốc gia khác (nhất là thời kỳ kinh tế thị trường và thị trường hội nhập quốc tế).

Nếu hiểu theo nghĩa như trên (và cũng không thể khác được) thì đặc sản của tỉnh Nghệ An phải là những nông sản, thực phẩm đặc trưng và qua cách chế biến đặc trưng để tạo ra những món ăn, thức uống, gia vị xuất xứ từ một vùng (địa phương, thôn, xóm, xã, huyện nào đó nếu là nguyên liệu) và phải được qua một khâu chế biến đặc biệt cũng có thể là từ một gia đình, dòng họ hoặc địa phương nào đó. Những sản phẩm đặc biệt đó thời gian đầu thường chỉ được người dân trong khu vực đó xác nhận, thụ hưởng. Cùng với sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội sẽ được phổ biến lan rộng từ chỗ chỉ là "quà mời"; "quà tặng" đến trở thành hàng hóa. Ngày nay, khi kinh tế thị trường phát triển và hội nhập, nhiều sản phẩm đặc biệt của một vùng đã trở thành của một huyện, một tỉnh và quốc gia. Người ta đang xác lập thương hiệu cho những sản phẩm ấy để tiêu thụ phổ biến trong nước và ra thị trường quốc tế.

Có thể thấy Súp lươn (cháo lươn) Nghệ An không chỉ ở Vinh, Hưng Nguyên… mà đặc biệt được ăn ở Hà Nội (nhiều quán) thành phố Hồ Chí Minh; Quảng Trị, Huế… Tương tự như vậy: Me Nam Nghĩa; Cam xã Đoài, Cam Vinh…

Tóm lại: Đặc sản của tỉnh xuất xứ từ một vùng miền nào đó của tỉnh (thôn, xóm, làng, xã…) thường là những món ăn, thức uống, gia vị nào đó có thể ăn uống được đã có từ nhiều năm, được người tiêu dùng xác nhận, được duy trì và phát triển tiêu dùng trong địa phương, trong tỉnh, trong nước và có thể xuất khẩu.

Cam Xã Đoài – 1 trong nhưng đặc sản trở thành sản phẩm hàng hóa xuất khỏi tỉnh sớm và hiệu quả cao

Ở Nghệ An có thể kể đến một số đặc sản sau: Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, Cháo lươn Vinh (Súp lươn Vinh), Bánh khô Đô Lương, Bánh mướp Diễn Châu, Cam xã Đoài, Chè xanh Gay (Anh Sơn), Mực nhảy Cửa Lò - Diễn Châu, Giò me Nam Nghĩa - Nam Đàn, Cá mát Sông Giăng,) Nước mắm Vạn phần… đều là các sản phẩm có danh tiếng từ lâu và được nhiều người biết đến

Trong thời đại ngày nay duy trì, thậm chí là khôi phục, phát triển đặc sản của địa phương là nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu thị trường sản phẩm đặc sản của tỉnh ta nhiều sản phẩm vừa phục vụ tại chỗ, vừa là sản phẩm hàng hóa xuất ra khỏi tỉnh và tới thị trường quốc tế… ví dụ như Cam xã Đoài, Chè Anh Sơn …

2. Một số giải pháp để bảo tồn và phát triển đặc sản nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh

Tôi đồng tình cao với việc tỉnh Nghệ An đã công bố danh mục 14 sản phẩm đặc sản của tỉnh và lựa chọn 35 sản phẩm đặc trưng phục vụ cho du lịch. Trong 35 sản phẩm đặc trưng có 5 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 13 sản phẩm chế biến từ nông sản; 5 sản phẩm chế biến từ hải sản; 10 sản phẩm đồ uống, thảo dược và 2 sản phẩm trang, phục sức (Đề án "Phát triển một số sản phẩm, hàng hóa lưu niệm phục vụ khách du lịch trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2019 - 2025"). Từ việc làm này sẽ giúp người tiêu dùng (khách du lịch) định hướng được sự lựa chọn của mình khi đến Nghệ An. Đặc biệt, giúp người đang sản xuất và sẽ tham gia thị trường có được kế hoạch dài hơi trong đầu tư phát triển. Các nhà hoạch định chính sách lựa chọn được định hướng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Đây cũng là giải pháp để bảo tồn và phát triển đặc sản tỉnh nhà. Tuy nhiên, đáng tiếc kết quả bình chọn đặc sản Việt Nam năm 1997 không có 1 sản phẩm nào của Nghệ An.

Mực khô là 1 trong 35 sản phẩm được lựa chọn phục vụ du lịch

Điều cần làm lúc này là tỉnh Nghệ An cần rà soát lại danh mục 14 sản phẩm đặc sản của tỉnh đã công bố, có những sản phẩm dù là đặc sản nhưng khó phục hồi (và cũng không cần thiết) nhất là khi hướng tới phát triển kinh tế. Ví dụ: khoai xéo, bánh ngào (bánh mật). Bổ sung một số sản phẩm từ danh mục đặc trưng phục vụ du lịch vào danh mục sản phẩm đặc sản, như nước mắm Nghệ An, cá thu Nghệ An; Chè Anh Sơn, rượu men lá… Không nên quá nhiều nhưng khoảng 15-20 sản phẩm đặc sản là hợp lý.

Đặc biệt ưu tiêu đặc sản có lợi thế, uy tín nhiều năm, có khả năng phát triển tốt để đầu tư. Trước mắt là xây dựng thương hiệu và tập trung quảng bá sản phẩm. Trong chương trình quảng bá trước hết là xây dựng lòng tin, hứng thú trong tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và con em Nghệ An ở mọi miền đất nước, quốc tế.

Có chính sách hỗ trợ trực tiếp những sản phẩm đặc sản theo hướng sản xuất sạch, chế biến bảo quản sạch, có ứng dụng công nghệ cao. Có chính sách giữ giống gen một số cây con đặc sản quý hiếm để duy trì, bảo tồn, phát triển như: Cam xã Đoài; Me Nam Nghĩa …

 Rà soát để mở rộng diện tích nuôi, trồng một số cây con có thị trường (kể cả phương pháp quảng canh như nuôi lươn… và thâm canh như Cam Vinh) vừa gia tăng năng suất, chất lượng hiệu quả, tăng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày một tăng.

Khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư kinh doanh vào các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Vận động con em Nghệ An ở các tỉnh quảng bá và đầu tư kinh doanh sản phẩm đặc sản của tỉnh nhà.

Chú trọng những trung tâm kinh tế một số nước xúc tiến, tạo điều kiện để họ có thể kinh doanh một số đặc sản Nghệ An như: Tương Nam Đàn, nước mắm Nghệ An, Chè Nghệ An, Súp (cháo) lươn,…

Gắn kết những nơi sản xuất sản phẩm đặc sản (có thể được) với du lịch, thư giãn và du lịch trải nghiệm; kết hợp du lịch với mua sắm hàng đặc sản; ẩm thực sản phẩm đặc sản.

Cá thu -  đặc sản hải sản có kết hợp du lịch với mua sắm hàng đặc sản

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đào tạo nhân lực khi chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp nhằm vào mục tiêu kinh doanh sản phẩm đặc sản, kể cả những trường hợp người kinh doanh cần phải mua lại thương hiệu.

Để làm giải quyết những vấn đề trên, Tỉnh Nghệ An cần có điều tra, đánh giá và khẳng định rõ xuất xứ, thời gian ra đời; công nghệ chế biến, bảo quản, hướng dẫn tiêu dùng, từ đó có được ấn phẩm (hoặc tờ rơi - sản phẩm đơn) trang Website… không chỉ cho khách du lịch, mà ngay cả người dân trong tỉnh được biết và dễ tìm hiểu. Cần xây dựng chuyên mục truyền hình quảng bá, định kỳ giới thiệu về sản phẩm đặc sản trong danh mục tỉnh công bố trên phương tiện truyền hình của tỉnh, huyện; lựa chọn một số sản phẩm quảng bá kênh truyền hình Trung ương. Đây là giải pháp kích cầu tốt và nhanh nhất. Vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh nhà. Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là trong điều kiện hiện nay.

Đặc biệt Tỉnh cần xây dựng và ban hành bộ tiêu chí sản phẩm đặc sản của tỉnh. Từ đó xác định cấp độ sản phẩm và lựa chọn hướng ưu tiên hỗ trợ từ xây dựng thương hiệu, bảo hộ thương quyền và quảng bá sản phẩm. Nếu được thì xây dựng cả bộ tiêu chí của một quán ăn, nhà hàng kinh doanh đặc sản nổi tiếng./.

Hồ Xuân Hùng

 

 




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển một số sản phẩm đặc sản Nghệ An, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh
Ngày xuất bản: ngày 17 tháng 10 năm 2019
Nội dung:
  1. Cần thống nhất cách hiểu về đặc sản và đặc sản của tỉnh

Đầu tiên cần hiểu: Đặc sản là gì? Nhìn chung mọi người đều thống nhất khái niệm: Đặc sản là những sản vật, sản phẩm hàng hóa mang tính đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương nào đó (thường là nông sản, thực phẩm).

Không chỉ Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều có chung một quan niệm đặc sản thường là những: món ăn, thức uống hay gia vị gì đó… Có thể ăn uống được mang tính đặc trưng của vùng; Đã có thương hiệu tại vùng đó, mà thương hiệu ấy có thể đã được xác lập ở các địa phương, quốc gia khác (nhất là thời kỳ kinh tế thị trường và thị trường hội nhập quốc tế).

Nếu hiểu theo nghĩa như trên (và cũng không thể khác được) thì đặc sản của tỉnh Nghệ An phải là những nông sản, thực phẩm đặc trưng và qua cách chế biến đặc trưng để tạo ra những món ăn, thức uống, gia vị xuất xứ từ một vùng (địa phương, thôn, xóm, xã, huyện nào đó nếu là nguyên liệu) và phải được qua một khâu chế biến đặc biệt cũng có thể là từ một gia đình, dòng họ hoặc địa phương nào đó. Những sản phẩm đặc biệt đó thời gian đầu thường chỉ được người dân trong khu vực đó xác nhận, thụ hưởng. Cùng với sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội sẽ được phổ biến lan rộng từ chỗ chỉ là "quà mời"; "quà tặng" đến trở thành hàng hóa. Ngày nay, khi kinh tế thị trường phát triển và hội nhập, nhiều sản phẩm đặc biệt của một vùng đã trở thành của một huyện, một tỉnh và quốc gia. Người ta đang xác lập thương hiệu cho những sản phẩm ấy để tiêu thụ phổ biến trong nước và ra thị trường quốc tế.

Có thể thấy Súp lươn (cháo lươn) Nghệ An không chỉ ở Vinh, Hưng Nguyên… mà đặc biệt được ăn ở Hà Nội (nhiều quán) thành phố Hồ Chí Minh; Quảng Trị, Huế… Tương tự như vậy: Me Nam Nghĩa; Cam xã Đoài, Cam Vinh…

Tóm lại: Đặc sản của tỉnh xuất xứ từ một vùng miền nào đó của tỉnh (thôn, xóm, làng, xã…) thường là những món ăn, thức uống, gia vị nào đó có thể ăn uống được đã có từ nhiều năm, được người tiêu dùng xác nhận, được duy trì và phát triển tiêu dùng trong địa phương, trong tỉnh, trong nước và có thể xuất khẩu.

Cam Xã Đoài – 1 trong nhưng đặc sản trở thành sản phẩm hàng hóa xuất khỏi tỉnh sớm và hiệu quả cao

Ở Nghệ An có thể kể đến một số đặc sản sau: Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, Cháo lươn Vinh (Súp lươn Vinh), Bánh khô Đô Lương, Bánh mướp Diễn Châu, Cam xã Đoài, Chè xanh Gay (Anh Sơn), Mực nhảy Cửa Lò - Diễn Châu, Giò me Nam Nghĩa - Nam Đàn, Cá mát Sông Giăng,) Nước mắm Vạn phần… đều là các sản phẩm có danh tiếng từ lâu và được nhiều người biết đến

Trong thời đại ngày nay duy trì, thậm chí là khôi phục, phát triển đặc sản của địa phương là nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu thị trường sản phẩm đặc sản của tỉnh ta nhiều sản phẩm vừa phục vụ tại chỗ, vừa là sản phẩm hàng hóa xuất ra khỏi tỉnh và tới thị trường quốc tế… ví dụ như Cam xã Đoài, Chè Anh Sơn …

2. Một số giải pháp để bảo tồn và phát triển đặc sản nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh

Tôi đồng tình cao với việc tỉnh Nghệ An đã công bố danh mục 14 sản phẩm đặc sản của tỉnh và lựa chọn 35 sản phẩm đặc trưng phục vụ cho du lịch. Trong 35 sản phẩm đặc trưng có 5 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 13 sản phẩm chế biến từ nông sản; 5 sản phẩm chế biến từ hải sản; 10 sản phẩm đồ uống, thảo dược và 2 sản phẩm trang, phục sức (Đề án "Phát triển một số sản phẩm, hàng hóa lưu niệm phục vụ khách du lịch trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2019 - 2025"). Từ việc làm này sẽ giúp người tiêu dùng (khách du lịch) định hướng được sự lựa chọn của mình khi đến Nghệ An. Đặc biệt, giúp người đang sản xuất và sẽ tham gia thị trường có được kế hoạch dài hơi trong đầu tư phát triển. Các nhà hoạch định chính sách lựa chọn được định hướng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Đây cũng là giải pháp để bảo tồn và phát triển đặc sản tỉnh nhà. Tuy nhiên, đáng tiếc kết quả bình chọn đặc sản Việt Nam năm 1997 không có 1 sản phẩm nào của Nghệ An.

Mực khô là 1 trong 35 sản phẩm được lựa chọn phục vụ du lịch

Điều cần làm lúc này là tỉnh Nghệ An cần rà soát lại danh mục 14 sản phẩm đặc sản của tỉnh đã công bố, có những sản phẩm dù là đặc sản nhưng khó phục hồi (và cũng không cần thiết) nhất là khi hướng tới phát triển kinh tế. Ví dụ: khoai xéo, bánh ngào (bánh mật). Bổ sung một số sản phẩm từ danh mục đặc trưng phục vụ du lịch vào danh mục sản phẩm đặc sản, như nước mắm Nghệ An, cá thu Nghệ An; Chè Anh Sơn, rượu men lá… Không nên quá nhiều nhưng khoảng 15-20 sản phẩm đặc sản là hợp lý.

Đặc biệt ưu tiêu đặc sản có lợi thế, uy tín nhiều năm, có khả năng phát triển tốt để đầu tư. Trước mắt là xây dựng thương hiệu và tập trung quảng bá sản phẩm. Trong chương trình quảng bá trước hết là xây dựng lòng tin, hứng thú trong tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và con em Nghệ An ở mọi miền đất nước, quốc tế.

Có chính sách hỗ trợ trực tiếp những sản phẩm đặc sản theo hướng sản xuất sạch, chế biến bảo quản sạch, có ứng dụng công nghệ cao. Có chính sách giữ giống gen một số cây con đặc sản quý hiếm để duy trì, bảo tồn, phát triển như: Cam xã Đoài; Me Nam Nghĩa …

 Rà soát để mở rộng diện tích nuôi, trồng một số cây con có thị trường (kể cả phương pháp quảng canh như nuôi lươn… và thâm canh như Cam Vinh) vừa gia tăng năng suất, chất lượng hiệu quả, tăng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày một tăng.

Khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư kinh doanh vào các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Vận động con em Nghệ An ở các tỉnh quảng bá và đầu tư kinh doanh sản phẩm đặc sản của tỉnh nhà.

Chú trọng những trung tâm kinh tế một số nước xúc tiến, tạo điều kiện để họ có thể kinh doanh một số đặc sản Nghệ An như: Tương Nam Đàn, nước mắm Nghệ An, Chè Nghệ An, Súp (cháo) lươn,…

Gắn kết những nơi sản xuất sản phẩm đặc sản (có thể được) với du lịch, thư giãn và du lịch trải nghiệm; kết hợp du lịch với mua sắm hàng đặc sản; ẩm thực sản phẩm đặc sản.

Cá thu -  đặc sản hải sản có kết hợp du lịch với mua sắm hàng đặc sản

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đào tạo nhân lực khi chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp nhằm vào mục tiêu kinh doanh sản phẩm đặc sản, kể cả những trường hợp người kinh doanh cần phải mua lại thương hiệu.

Để làm giải quyết những vấn đề trên, Tỉnh Nghệ An cần có điều tra, đánh giá và khẳng định rõ xuất xứ, thời gian ra đời; công nghệ chế biến, bảo quản, hướng dẫn tiêu dùng, từ đó có được ấn phẩm (hoặc tờ rơi - sản phẩm đơn) trang Website… không chỉ cho khách du lịch, mà ngay cả người dân trong tỉnh được biết và dễ tìm hiểu. Cần xây dựng chuyên mục truyền hình quảng bá, định kỳ giới thiệu về sản phẩm đặc sản trong danh mục tỉnh công bố trên phương tiện truyền hình của tỉnh, huyện; lựa chọn một số sản phẩm quảng bá kênh truyền hình Trung ương. Đây là giải pháp kích cầu tốt và nhanh nhất. Vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh nhà. Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, nhất là trong điều kiện hiện nay.

Đặc biệt Tỉnh cần xây dựng và ban hành bộ tiêu chí sản phẩm đặc sản của tỉnh. Từ đó xác định cấp độ sản phẩm và lựa chọn hướng ưu tiên hỗ trợ từ xây dựng thương hiệu, bảo hộ thương quyền và quảng bá sản phẩm. Nếu được thì xây dựng cả bộ tiêu chí của một quán ăn, nhà hàng kinh doanh đặc sản nổi tiếng./.

Hồ Xuân Hùng

 

 




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây