HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Bốn yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm COVID ở những người đã tiêm chủng
Nội dung:

Hai tuần sau khi tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ hai, tác dụng bảo vệ sẽ đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, sau khi đã được tiêm chủng, bạn vẫn có thể bị nhiễm COVID-19, tương tự như tình trạng nhiễm COVID-19 thông thường ở những người chưa được chích ngừa, nhưng vẫn có một số khác biệt. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi bạn đã tiêm đủ hai liều vắc xin.

Theo Nghiên cứu về triệu chứng COVID, năm triệu chứng phổ biến nhất ở những người đã tiêm chủng mà vẫn bị nhiễm COVID, là nhức đầu, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và mất khứu giác. Một số triệu chứng trong số này giống với triệu chứng ở những người chưa tiêm vắc xin bị nhiễm COVID. Nếu bạn chưa tiêm phòng, ba trong số các triệu chứng phổ biến nhất, cũng là đau đầu, đau họng và chảy nước mũi.

Tuy nhiên, hai triệu chứng khác phổ biến ở những người chưa được tiêm chủng là sốt và ho dai dẳng. Hai triệu chứng COVID-19 “cổ điển” này ít phổ biến hơn nhiều, khi bạn đã tiêm được tiêm chủng đầy đủ. Một nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ sốt ở những người đã tiêm chủng thấp hơn 58% so với những người chưa tiêm. Thay vào đó, cảm giác mà nhiều người đã tiêm chủng bị nhiễm COVID-19, là lạnh đầu.

Những người được tiêm chủng cũng ít có khả năng phải nhập viện hơn những người không được tiêm chủng nếu họ mắc COVID-19. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, họ có ít triệu chứng hơn và tình trạng nhiễm bệnh ít khả năng kéo dài.

Điều gì làm tăng rủi ro?

Tại Anh, nghiên cứu đã chỉ ra rằng 0,2% dân số (hay 1 trong số 500 người) bị nhiễm COVID, dù đã được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng không phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Bốn yếu tố được xem là góp phần vào mức độ bạn được bảo vệ nhờ tiêm chủng.

1. Loại vắc xin

Đầu tiên là loại vắc xin bạn được tiêm và khả năng giảm rủi ro tương đối mà mỗi loại vắc xin mang lại. Giảm nguy cơ tương đối là thước đo mức độ một loại vắc xin làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 của một người nào đó so với những người không tiêm.

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin Moderna làm giảm 94% nguy cơ nhiễm  COVID-19 có triệu chứng của một người, trong khi vắc xin Pfizer làm giảm 95% nguy cơ này. Vắc xin Johnson & Johnson và AstraZeneca hoạt động kém hơn, giảm nguy cơ này lần lượt khoảng 66% và 70% (dù khả năng bảo vệ của vắc xin AstraZeneca dường như tăng lên 81%, nếu khoảng cách giữa hai liều dài hơn).

2. Thời gian kể từ khi tiêm chủng

Những con số này không vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh. Khoảng thời gian kể từ khi tiêm chủng, cũng rất quan trọng và là một trong những lý do tại sao tranh luận về việc tiêm mũi tăng cường ngày càng trở nên gay gắt.

Nghiên cứu bước đầu vẫn ở dạng bản in trước (và chưa được các nhà khoa học khác bình duyệt), cho thấy rằng khả năng bảo vệ của vắc xin Pfizer sẽ giảm dần trong sáu tháng sau khi tiêm. Một nghiên cứu dạng bản in trước của Israel cũng đề cập đến nội dung này. Còn quá sớm để xác định hiệu quả của vắc xin sau sáu tháng chủng ngừa đầy đủ nhưng hiệu quả có khả năng sẽ giảm hơn nữa.

3. Các biến thể

Một yếu tố quan trọng khác là biến thể của vi rút mà bạn đang phải đối mặt. Việc giảm thiểu rủi ro ở trên được tính toán, phần lớn thông qua thử nghiệm vắc xin chống lại dạng biến thể ban đầu của vi rút corona.

Nhưng khi đối mặt với biến thể alpha, dữ liệu từ Viện Sức khỏe Cộng đồng của Anh cho thấy, hai liều vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ thấp hơn một chút, giảm 93% nguy cơ mắc các triệu chứng COVID-19. Về khả năng chống biến thể Delta, mức độ bảo vệ giảm còn 88%. Vắc xin AstraZeneca cũng bị ảnh hưởng theo cách này.

Nghiên cứu về triệu chứng COVID ủng hộ tất cả những kết luận này. Theo dữ liệu nghiên cứu, hai đến bốn tuần sau khi tiêm vắc xin Pfizer liều thứ hai, bạn có ít khả năng mắc các triệu chứng COVID-19 hơn khoảng 87% khi đối mặt với biến chủng delta. Sau 4-5 tháng, con số đó giảm còn 77%.

4. Hệ miễn dịch của bạn

Các số liệu trên đề cập đến mức giảm rủi ro nhiễm COVID tính trung bình trên toàn bộ dân số. Vì thế, nguy cơ nhiễm COVID của mỗi người sẽ phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của người đó và các yếu tố khác (như mức độ tiếp xúc với vi rút).

Khả năng miễn dịch thường giảm theo tuổi tác. Bệnh tật kéo dài cũng có thể làm giảm phản ứng của chúng ta với việc tiêm chủng. Do đó, những người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu có thể có mức độ bảo vệ do vắc-xin cung cấp để chống lại COVID-19 thấp hơn hoặc khả năng bảo vệ của họ suy giảm nhanh hơn.

Điểm cần lưu ý là những người dễ bị tổn thương nhất về mặt lâm sàng đã được tiêm vắc xin vắc xin cách đây hơn 8 tháng, có thể tăng nguy cơ bị nhiễm COVID do khả năng bảo vệ của vắc xin bị suy giảm.

Bạn có cần phải lo lắng?

Vắc xin vẫn làm giảm đáng kể khả năng bị nhiễm COVID-19. Ở mức cao hơn, vắc xin còn bảo vệ chống lại tình trạng phải nhập viện và tử vong nếu không may bị nhiễm. Tuy nhiên, lo ngại những người đã tiêm vắc xin bị nhiễm COVID gia tăng, nếu khả năng bảo vệ của vắc xin giảm theo thời gian. Do đó, chính phủ Anh đang có kế hoạch cung cấp liều tăng cường cho những người có nguy cơ cao và cũng đang xem xét mở rộng hoạt động tiêm chủng này. Các quốc gia khác, bao gồm Pháp và Đức, đã lên kế hoạch tiêm liều tăng cường cho các nhóm nguy cơ cao.

Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng thêm liều tăng cường, thì cũng không nên hiểu là vắc xin không hoạt động hiệu quả. Trong thời gian chờ đợi, điều cần thiết là phải quảng bá việc tiêm chủng cho tất cả những người đủ điều kiện nhưng chưa tiêm.

N.P.D (NASATI), theo https://scitechdaily.com/breakthrough-infections-four-factors-that-increase-the-risk-of-vaccinated-people-getting-covid/, 9/9/2021




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Bốn yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm COVID ở những người đã tiêm chủng
Ngày xuất bản: ngày 23 tháng 09 năm 2021
Nội dung:

Hai tuần sau khi tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ hai, tác dụng bảo vệ sẽ đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, sau khi đã được tiêm chủng, bạn vẫn có thể bị nhiễm COVID-19, tương tự như tình trạng nhiễm COVID-19 thông thường ở những người chưa được chích ngừa, nhưng vẫn có một số khác biệt. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi bạn đã tiêm đủ hai liều vắc xin.

Theo Nghiên cứu về triệu chứng COVID, năm triệu chứng phổ biến nhất ở những người đã tiêm chủng mà vẫn bị nhiễm COVID, là nhức đầu, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và mất khứu giác. Một số triệu chứng trong số này giống với triệu chứng ở những người chưa tiêm vắc xin bị nhiễm COVID. Nếu bạn chưa tiêm phòng, ba trong số các triệu chứng phổ biến nhất, cũng là đau đầu, đau họng và chảy nước mũi.

Tuy nhiên, hai triệu chứng khác phổ biến ở những người chưa được tiêm chủng là sốt và ho dai dẳng. Hai triệu chứng COVID-19 “cổ điển” này ít phổ biến hơn nhiều, khi bạn đã tiêm được tiêm chủng đầy đủ. Một nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ sốt ở những người đã tiêm chủng thấp hơn 58% so với những người chưa tiêm. Thay vào đó, cảm giác mà nhiều người đã tiêm chủng bị nhiễm COVID-19, là lạnh đầu.

Những người được tiêm chủng cũng ít có khả năng phải nhập viện hơn những người không được tiêm chủng nếu họ mắc COVID-19. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, họ có ít triệu chứng hơn và tình trạng nhiễm bệnh ít khả năng kéo dài.

Điều gì làm tăng rủi ro?

Tại Anh, nghiên cứu đã chỉ ra rằng 0,2% dân số (hay 1 trong số 500 người) bị nhiễm COVID, dù đã được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng không phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Bốn yếu tố được xem là góp phần vào mức độ bạn được bảo vệ nhờ tiêm chủng.

1. Loại vắc xin

Đầu tiên là loại vắc xin bạn được tiêm và khả năng giảm rủi ro tương đối mà mỗi loại vắc xin mang lại. Giảm nguy cơ tương đối là thước đo mức độ một loại vắc xin làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 của một người nào đó so với những người không tiêm.

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin Moderna làm giảm 94% nguy cơ nhiễm  COVID-19 có triệu chứng của một người, trong khi vắc xin Pfizer làm giảm 95% nguy cơ này. Vắc xin Johnson & Johnson và AstraZeneca hoạt động kém hơn, giảm nguy cơ này lần lượt khoảng 66% và 70% (dù khả năng bảo vệ của vắc xin AstraZeneca dường như tăng lên 81%, nếu khoảng cách giữa hai liều dài hơn).

2. Thời gian kể từ khi tiêm chủng

Những con số này không vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh. Khoảng thời gian kể từ khi tiêm chủng, cũng rất quan trọng và là một trong những lý do tại sao tranh luận về việc tiêm mũi tăng cường ngày càng trở nên gay gắt.

Nghiên cứu bước đầu vẫn ở dạng bản in trước (và chưa được các nhà khoa học khác bình duyệt), cho thấy rằng khả năng bảo vệ của vắc xin Pfizer sẽ giảm dần trong sáu tháng sau khi tiêm. Một nghiên cứu dạng bản in trước của Israel cũng đề cập đến nội dung này. Còn quá sớm để xác định hiệu quả của vắc xin sau sáu tháng chủng ngừa đầy đủ nhưng hiệu quả có khả năng sẽ giảm hơn nữa.

3. Các biến thể

Một yếu tố quan trọng khác là biến thể của vi rút mà bạn đang phải đối mặt. Việc giảm thiểu rủi ro ở trên được tính toán, phần lớn thông qua thử nghiệm vắc xin chống lại dạng biến thể ban đầu của vi rút corona.

Nhưng khi đối mặt với biến thể alpha, dữ liệu từ Viện Sức khỏe Cộng đồng của Anh cho thấy, hai liều vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ thấp hơn một chút, giảm 93% nguy cơ mắc các triệu chứng COVID-19. Về khả năng chống biến thể Delta, mức độ bảo vệ giảm còn 88%. Vắc xin AstraZeneca cũng bị ảnh hưởng theo cách này.

Nghiên cứu về triệu chứng COVID ủng hộ tất cả những kết luận này. Theo dữ liệu nghiên cứu, hai đến bốn tuần sau khi tiêm vắc xin Pfizer liều thứ hai, bạn có ít khả năng mắc các triệu chứng COVID-19 hơn khoảng 87% khi đối mặt với biến chủng delta. Sau 4-5 tháng, con số đó giảm còn 77%.

4. Hệ miễn dịch của bạn

Các số liệu trên đề cập đến mức giảm rủi ro nhiễm COVID tính trung bình trên toàn bộ dân số. Vì thế, nguy cơ nhiễm COVID của mỗi người sẽ phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của người đó và các yếu tố khác (như mức độ tiếp xúc với vi rút).

Khả năng miễn dịch thường giảm theo tuổi tác. Bệnh tật kéo dài cũng có thể làm giảm phản ứng của chúng ta với việc tiêm chủng. Do đó, những người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu có thể có mức độ bảo vệ do vắc-xin cung cấp để chống lại COVID-19 thấp hơn hoặc khả năng bảo vệ của họ suy giảm nhanh hơn.

Điểm cần lưu ý là những người dễ bị tổn thương nhất về mặt lâm sàng đã được tiêm vắc xin vắc xin cách đây hơn 8 tháng, có thể tăng nguy cơ bị nhiễm COVID do khả năng bảo vệ của vắc xin bị suy giảm.

Bạn có cần phải lo lắng?

Vắc xin vẫn làm giảm đáng kể khả năng bị nhiễm COVID-19. Ở mức cao hơn, vắc xin còn bảo vệ chống lại tình trạng phải nhập viện và tử vong nếu không may bị nhiễm. Tuy nhiên, lo ngại những người đã tiêm vắc xin bị nhiễm COVID gia tăng, nếu khả năng bảo vệ của vắc xin giảm theo thời gian. Do đó, chính phủ Anh đang có kế hoạch cung cấp liều tăng cường cho những người có nguy cơ cao và cũng đang xem xét mở rộng hoạt động tiêm chủng này. Các quốc gia khác, bao gồm Pháp và Đức, đã lên kế hoạch tiêm liều tăng cường cho các nhóm nguy cơ cao.

Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng thêm liều tăng cường, thì cũng không nên hiểu là vắc xin không hoạt động hiệu quả. Trong thời gian chờ đợi, điều cần thiết là phải quảng bá việc tiêm chủng cho tất cả những người đủ điều kiện nhưng chưa tiêm.

N.P.D (NASATI), theo https://scitechdaily.com/breakthrough-infections-four-factors-that-increase-the-risk-of-vaccinated-people-getting-covid/, 9/9/2021




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây