HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chế độ ăn thuần thực vật tốt hơn cho môi trường
Nội dung:

Theo một nghiên cứu mới tại trường Havard Chan-Hoa Kỳ cho thấy, chế độ ăn thuần thực vật có liên quan đến sức khỏe môi trường tốt hơn, trong khi chế độ ăn ít thực vật, có nhiều thực phẩm như ngũ cốc tinh chế và đồ uống có đường, đòi hỏi nhiều đất canh tác và phân bón hơn. Các phát hiện cũng cho thấy thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có tác động đến môi trường mạnh nhất trong số tất cả nhóm thực phẩm thuộc khẩu phần ăn của tình nguyện viên, tạo ra tỷ lệ phát thải khí nhà kính lớn và đòi hỏi nhiều nước tưới nhất, đất trồng trọt và phân bón.

Nhà nghiên cứu Aviva Musicus cho biết: “Sự khác biệt giữa chế độ ăn thuần thực vật là đáng ngạc nhiên vì chúng thường được miêu tả là lành mạnh và tốt cho môi trường, nhưng nó mang nhiều sắc thái hơn thế. Để rõ ràng, chúng tôi không khẳng định chế độ ăn ít thực vật ảnh hưởng đến môi trường so với chế độ ăn thịt. Tuy nhiên, phát hiện cho thấy chế độ ăn thuần thực vật có thể có những tác động khác nhau đến sức khỏe và môi trường”.

Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét đồng thời những tác động đến sức khỏe và môi trường của một số chế độ ăn thuần thực vật khác nhau, được công bố trên tạp chí The Lancet Planetary Health.

Nghiên cứu trước đây đã ghi nhận rằng chế độ ăn kiêng thuần thực vật có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Ví dụ: chế độ ăn thuần thực vật có nhiều hạt ngũ cốc, trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu, dầu thực vật và trà/cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Trong khi chế độ ăn thuần thực vật chứa nhiều nước trái cây, đồ uống có đường, ngũ cốc tinh chế, khoai tây và đồ ngọt, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu được thực hiện để xác định tác động môi trường, chẳng hạn như phát thải khí nhà kính, sử dụng đất trồng trọt chất lượng cao, nitơ từ phân bón và nước tưới, của các phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống này.

Sử dụng dữ liệu từ Nurses' Health Study II, các nhà khoa học đã phân tích lượng thức ăn của hơn 65.000 người tham gia đủ tiêu chuẩn và kiểm tra mối liên hệ giữa chế độ ăn của họ với kết quả sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ tương đối của bệnh tim mạch và tác động môi trường. Để phân biệt chế độ ăn kiêng thuần thực vật, họ đã mô tả chế độ ăn của tình nguyện viên bằng cách sử dụng những chỉ số chế độ ăn uống khác nhau, bao gồm Chỉ số chế độ ăn thuần thực vật và ít thực vật. Điểm số cao hơn về chỉ số của chế độ ăn ít thực vật cho thấy mức tiêu thụ ngũ cốc tinh chế, đồ uống có đường, nước ép trái cây, khoai tây và đồ ngọt cao hơn; trong khi điểm số cao hơn về chỉ số chế độ thuần thực vật cho thấy mức tiêu thụ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, dầu thực vật và trà/cà phê cao hơn.

Những người tham gia ăn chế độ ăn thuần thực vật có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn và những chế độ ăn đó có lượng phát thải khí nhà kính và sử dụng đất trồng trọt, nước tưới và phân đạm thấp hơn so với chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật không lành mạnh. Các tình nguyện viên ăn chế độ ăn ít thực vật có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn và chế độ ăn của họ cần nhiều đất canh tác và phân bón hơn so với chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật lành mạnh. Những phát hiện này cũng củng cố các nghiên cứu trước đó cho thấy rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật, đặc biệt là thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, có tác động xấu đến môi trường nhiều hơn so với chế độ ăn thực vật.

Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2022-11-healthy-plant-based-diets-environment.html, 10/11/2022




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Chế độ ăn thuần thực vật tốt hơn cho môi trường
Ngày xuất bản: ngày 28 tháng 11 năm 2022
Nội dung:

Theo một nghiên cứu mới tại trường Havard Chan-Hoa Kỳ cho thấy, chế độ ăn thuần thực vật có liên quan đến sức khỏe môi trường tốt hơn, trong khi chế độ ăn ít thực vật, có nhiều thực phẩm như ngũ cốc tinh chế và đồ uống có đường, đòi hỏi nhiều đất canh tác và phân bón hơn. Các phát hiện cũng cho thấy thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có tác động đến môi trường mạnh nhất trong số tất cả nhóm thực phẩm thuộc khẩu phần ăn của tình nguyện viên, tạo ra tỷ lệ phát thải khí nhà kính lớn và đòi hỏi nhiều nước tưới nhất, đất trồng trọt và phân bón.

Nhà nghiên cứu Aviva Musicus cho biết: “Sự khác biệt giữa chế độ ăn thuần thực vật là đáng ngạc nhiên vì chúng thường được miêu tả là lành mạnh và tốt cho môi trường, nhưng nó mang nhiều sắc thái hơn thế. Để rõ ràng, chúng tôi không khẳng định chế độ ăn ít thực vật ảnh hưởng đến môi trường so với chế độ ăn thịt. Tuy nhiên, phát hiện cho thấy chế độ ăn thuần thực vật có thể có những tác động khác nhau đến sức khỏe và môi trường”.

Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét đồng thời những tác động đến sức khỏe và môi trường của một số chế độ ăn thuần thực vật khác nhau, được công bố trên tạp chí The Lancet Planetary Health.

Nghiên cứu trước đây đã ghi nhận rằng chế độ ăn kiêng thuần thực vật có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Ví dụ: chế độ ăn thuần thực vật có nhiều hạt ngũ cốc, trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu, dầu thực vật và trà/cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Trong khi chế độ ăn thuần thực vật chứa nhiều nước trái cây, đồ uống có đường, ngũ cốc tinh chế, khoai tây và đồ ngọt, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu được thực hiện để xác định tác động môi trường, chẳng hạn như phát thải khí nhà kính, sử dụng đất trồng trọt chất lượng cao, nitơ từ phân bón và nước tưới, của các phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống này.

Sử dụng dữ liệu từ Nurses' Health Study II, các nhà khoa học đã phân tích lượng thức ăn của hơn 65.000 người tham gia đủ tiêu chuẩn và kiểm tra mối liên hệ giữa chế độ ăn của họ với kết quả sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ tương đối của bệnh tim mạch và tác động môi trường. Để phân biệt chế độ ăn kiêng thuần thực vật, họ đã mô tả chế độ ăn của tình nguyện viên bằng cách sử dụng những chỉ số chế độ ăn uống khác nhau, bao gồm Chỉ số chế độ ăn thuần thực vật và ít thực vật. Điểm số cao hơn về chỉ số của chế độ ăn ít thực vật cho thấy mức tiêu thụ ngũ cốc tinh chế, đồ uống có đường, nước ép trái cây, khoai tây và đồ ngọt cao hơn; trong khi điểm số cao hơn về chỉ số chế độ thuần thực vật cho thấy mức tiêu thụ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, dầu thực vật và trà/cà phê cao hơn.

Những người tham gia ăn chế độ ăn thuần thực vật có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn và những chế độ ăn đó có lượng phát thải khí nhà kính và sử dụng đất trồng trọt, nước tưới và phân đạm thấp hơn so với chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật không lành mạnh. Các tình nguyện viên ăn chế độ ăn ít thực vật có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn và chế độ ăn của họ cần nhiều đất canh tác và phân bón hơn so với chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật lành mạnh. Những phát hiện này cũng củng cố các nghiên cứu trước đó cho thấy rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật, đặc biệt là thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, có tác động xấu đến môi trường nhiều hơn so với chế độ ăn thực vật.

Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2022-11-healthy-plant-based-diets-environment.html, 10/11/2022




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây