HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Nghệ An
Nội dung:
Việc kiểm soát giết mổ động vật là một vấn đề rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là tại các chợ đầu mối.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 788 cơ sở giết mổ động vật, trong đó có 41 cơ sở giết mổ được Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch, xây dựng với hình thức tập trung để giết mổ thủ công, đã được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đi vào hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn 747 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ chưa được chính quyền địa phương quản lý, nên nguy cơ làm dịch bệnh lây lan và mất an toàn thực phẩm là rất lớn.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Đây là yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu tình trạng vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật. Vừa qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều biện pháp nhằm quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn thực phẩm

Tỉnh Nghệ An đã yêu cầu UBND huyện, thành, thị rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quỹ đất xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn. Có chính sách khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung theo hướng hiện đại, nâng cấp các cơ sở giết mổ đã được xây dựng tại địa phương đi vào hoạt động hiệu quả. Bố trí và giao lực lượng thú y thực hiện đúng quy trình kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra sệ sinh thú y” sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, không để lây lan dịch bệnh cho động vật. Xây dựng lộ trình đưa các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ vào cơ sở giết mổ động vật tập trung có sự kiểm soát của chính quyền địa phương và của cơ quan chuyên môn thú y. Tổ chức ký cam kết đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không thuộc diệp cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y/an toàn thực phẩm theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Hàng năm xây dựng và triển khai chương trình giám sát, kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ động vật đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý theo quy định pháp luật đối với các cơ sở giết mổ động vật không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.
Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế, chế biến nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hành tốt các biện pháp bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, tuân thủ quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tẩy chay các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật; xử lý nghiêm các cơ sở không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân, cán bộ thú y được giao nhiệm vụ tại cơ sở thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đối với cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong công tác kiểm dịch động vật, quản lý kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật.
 Sở Y tế tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nhiễm, nghi nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người, bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chủ động giám sát tại công đồng; phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh trên người, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân.
Bên cạnh đó. UBND tỉnh yêu cần các đơn vị khác Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm việc vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân việc kinh doanh, giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm soát và giám sát hoạt động giết mổ động vật tại các chợ đầu mối. Để làm được điều này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.



Ngoài những giải pháp trên, cần có sự thay đổi trong tư duy của người dân về việc sử dụng thực phẩm. Người dân cần nhận thức rõ ràng về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của mình và gia đình. Họ cũng cần biết rõ quy trình sản xuất, tiêu thụ thực phẩm để có thể lựa chọn những sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng.
Các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần có sự tham gia tích cực trong việc kiểm soát giết mổ động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đây là trách nhiệm của cả nhà nước và cộng đồng để bảo vệ sức khỏe và sự sống còn của con người.
Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về kiểm soát giết mổ động vật và an toàn thực phẩm cũng là một trong những giải pháp cần được thực hiện. Những chương trình này sẽ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý về kiểm soát giết mổ động vật.
Trong tương lai, cần có sự đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất thực phẩm để đảm bảo việc sản xuất thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng. Cần có sự hỗ trợ và đầu tư từ cả nhà nước và các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực sản xuất và cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn./.
Xuân Minh
Sở NN&PTNT
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 14 tháng 02 năm 2023
Nội dung:
Việc kiểm soát giết mổ động vật là một vấn đề rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là tại các chợ đầu mối.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 788 cơ sở giết mổ động vật, trong đó có 41 cơ sở giết mổ được Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch, xây dựng với hình thức tập trung để giết mổ thủ công, đã được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đi vào hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn 747 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ chưa được chính quyền địa phương quản lý, nên nguy cơ làm dịch bệnh lây lan và mất an toàn thực phẩm là rất lớn.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Đây là yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu tình trạng vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật. Vừa qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều biện pháp nhằm quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn thực phẩm

Tỉnh Nghệ An đã yêu cầu UBND huyện, thành, thị rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quỹ đất xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn. Có chính sách khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung theo hướng hiện đại, nâng cấp các cơ sở giết mổ đã được xây dựng tại địa phương đi vào hoạt động hiệu quả. Bố trí và giao lực lượng thú y thực hiện đúng quy trình kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra sệ sinh thú y” sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, không để lây lan dịch bệnh cho động vật. Xây dựng lộ trình đưa các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ vào cơ sở giết mổ động vật tập trung có sự kiểm soát của chính quyền địa phương và của cơ quan chuyên môn thú y. Tổ chức ký cam kết đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không thuộc diệp cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y/an toàn thực phẩm theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Hàng năm xây dựng và triển khai chương trình giám sát, kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ động vật đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý theo quy định pháp luật đối với các cơ sở giết mổ động vật không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.
Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế, chế biến nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hành tốt các biện pháp bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, tuân thủ quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tẩy chay các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật; xử lý nghiêm các cơ sở không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân, cán bộ thú y được giao nhiệm vụ tại cơ sở thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đối với cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong công tác kiểm dịch động vật, quản lý kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật.
 Sở Y tế tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nhiễm, nghi nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người, bệnh truyền qua thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chủ động giám sát tại công đồng; phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh trên người, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân.
Bên cạnh đó. UBND tỉnh yêu cần các đơn vị khác Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm việc vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân việc kinh doanh, giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm soát và giám sát hoạt động giết mổ động vật tại các chợ đầu mối. Để làm được điều này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.



Ngoài những giải pháp trên, cần có sự thay đổi trong tư duy của người dân về việc sử dụng thực phẩm. Người dân cần nhận thức rõ ràng về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của mình và gia đình. Họ cũng cần biết rõ quy trình sản xuất, tiêu thụ thực phẩm để có thể lựa chọn những sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng.
Các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần có sự tham gia tích cực trong việc kiểm soát giết mổ động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đây là trách nhiệm của cả nhà nước và cộng đồng để bảo vệ sức khỏe và sự sống còn của con người.
Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về kiểm soát giết mổ động vật và an toàn thực phẩm cũng là một trong những giải pháp cần được thực hiện. Những chương trình này sẽ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý về kiểm soát giết mổ động vật.
Trong tương lai, cần có sự đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất thực phẩm để đảm bảo việc sản xuất thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng. Cần có sự hỗ trợ và đầu tư từ cả nhà nước và các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực sản xuất và cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn./.
Xuân Minh
Sở NN&PTNT
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây