HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Gian nan bán kết quả nghiên cứu khoa học
Nội dung:

Từ ngày 1-3-2023, nghị định 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục ĐH chính thức có hiệu lực, mở ra nhiều hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học từ ĐH.

Phòng nghiên cứu tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Phòng nghiên cứu tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tuy nhiên, chặng đường thương mại hóa này vẫn còn không ít gian truân.

Chưa có cơ chế rõ ràng

Nhiều năm nay, tiến sĩ T. từ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thường làm những nghiên cứu và hợp tác với các doanh nghiệp theo hướng độc lập. 

Doanh nghiệp muốn phát triển một loại máy móc, một công đoạn trong dây chuyền sản xuất mới sẽ liên hệ trực tiếp tiến sĩ T. thông qua các mối quan hệ cá nhân, từ đó đưa ra đầu bài nghiên cứu. Tất cả chi phí thực hiện, bao gồm cả phần công cho đội ngũ, sẽ được doanh nghiệp chi trả.

Nhìn một mặt, đó là sự chủ động "bắt tay" của doanh nghiệp với giảng viên. Tuy nhiên, theo tiến sĩ T., đó cũng là một hình thức "đánh thuê" giữa ông và đối tác thông qua trường. Với một nghiên cứu liên quan đến trường đại học, việc chuyển giao kết quả cho bên ngoài sẽ phức tạp hơn.

Nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí hiện vẫn còn vướng nhiều thủ tục để thương mại hóa kết quả. 

"Vì vậy, nhiều giảng viên xác định ngay từ đầu rằng với các nghiên cứu có kinh phí từ ngân sách nhà nước, họ sẽ làm vì những... mục đích khác. Còn nếu muốn làm theo hướng thương mại hóa, họ thường bắt tay riêng với doanh nghiệp", tiến sĩ T. nói.

TS Phạm Quang Vinh - chủ tịch hội đồng Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật TP.HCM (RICH) - nhận định một nút thắt hiện nay là chưa có cơ chế rõ ràng về định giá sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện bằng ngân sách nhà nước.

Ví dụ, một trung tâm công nghệ sinh học sử dụng 1 tỉ đồng của Nhà nước để làm một nghiên cứu và cho ra kết quả. Doanh nghiệp muốn thương mại hóa kết quả này, vậy kết quả sẽ được bán với giá bằng, trên hay dưới 1 tỉ đồng? Ai sẽ có đủ thẩm quyền để quyết định?

"Không có một cơ chế định giá thì không ai dám bán các kết quả nghiên cứu khoa học. Đây là lý do mà phần lớn các nghiên cứu từ vốn ngân sách nhà nước vẫn rất khó chuyển giao, thương mại hóa cho doanh nghiệp. Nhiều đề tài hay, có kết quả vẫn phải nằm trong ngăn kéo", TS Phạm Quang Vinh nói.

TS Nguyễn Hồng Quang (Viện Quản trị tài sản trí tuệ Minh Đức) cho rằng quyền sở hữu của các kết quả nghiên cứu khoa học đôi khi cũng vướng phải rắc rối. Một đề tài được trường đại học hoặc Nhà nước cấp kinh phí sẽ thuộc sở hữu tương ứng của trường, Nhà nước. 

Nhà khoa học hoàn thành đề tài xem như xong, không nhất thiết phải quan tâm đến thương mại hóa.

Ông Quang chia sẻ ở các nước phát triển, nhà khoa học thường thỏa thuận rất kỹ với đơn vị cấp kinh phí về tỉ lệ phần trăm sở hữu của họ trong kết quả nghiên cứu khoa học. 

Điều này giúp trong trường hợp kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, họ vẫn sẽ nhận được phần trăm lợi ích tương ứng. Ở Việt Nam chưa có thói quen thỏa thuận như vậy.

GS.TS Vũ Minh Tuấn, trưởng phòng nghiên cứu khoa học - công nghệ Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết riêng về khoa học sức khỏe, hiện tồn tại một số rào cản đặc thù. 

Theo đó trong y khoa, những sáng kiến, phát minh nào liên quan đến sức khỏe trực tiếp của cộng đồng thì trực tiếp phải được ứng dụng ngay để phục vụ nhu cầu của xã hội mà không được cấp quyền độc quyền. 

"Nhà khoa học chỉ có thể đăng ký quyền tác giả, không thể đăng ký quyền độc quyền, từ đó cũng không thể kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp", GS Tuấn nói.

Các máy móc, sản phẩm của một nhóm nghiên cứu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Các máy móc, sản phẩm của một nhóm nghiên cứu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Để kết quả nghiên cứu khoa học thành "tài sản trí tuệ"

Ông Huỳnh Kim Tước - giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SIHUB), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM - cho rằng để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học từ trường ĐH thì kết quả nghiên cứu khoa học ấy phải là "tài sản trí tuệ". Không phải kết quả nghiên cứu khoa học nào cũng là "tài sản trí tuệ". 

Điều kiện cần và đủ là kết quả cần có tính thị trường và khả năng sản xuất quy mô công nghiệp.

Cộng thêm việc nhà khoa học có quyền sở hữu kết quả, họ có thể đăng ký bằng độc quyền sáng chế. "Đến đây sẽ có ba hướng để họ thương mại hóa tài sản trí tuệ. Một là chuyển giao quyền sử dụng sáng chế ấy, hai là khởi nghiệp (start-up), ba là phát triển công ty spin-off. Tùy vào từng dự án sẽ có những phương thức lựa chọn riêng", ông Tước nói.

Spin-off là mô hình doanh nghiệp từ trường ĐH dựa trên việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm được hình thành từ các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường ĐH đó. 

Nghị định 109/2022/NĐ-CP mới đây quy định cơ sở giáo dục ĐH được thành lập doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở. Doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục ĐH đủ điều kiện sẽ được đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, cũng không phải không có thách thức. Ngoài chuyện định giá kết quả nghiên cứu khoa học, PGS.TS Nguyễn Phương Thảo - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho rằng Luật cán bộ công chức, Luật viên chức hiện không cho phép công chức và viên chức trong các cơ sở giáo dục ĐH công lập thành lập, tham gia quản lý, điều hành các loại doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...

Điều này dẫn đến việc các giảng viên, nhà khoa học nếu sở hữu các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng cũng không thể đứng ra quản lý doanh nghiệp spin-off. "Quy định này nếu được thay thế sẽ tạo động lực hơn cho các nhà khoa học", PGS.TS Nguyễn Phương Thảo nói.

TS Nguyễn Hồng Quang cho rằng những rào cản về pháp lý sẽ cần thời gian để tháo gỡ nhưng quan trọng hơn là trường ĐH có thật sự quyết tâm thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học hay không? 

Trước hết, các trường ĐH cần chuẩn hóa lại hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học, trong đó làm rõ định hướng nghiên cứu, năng lực nghiên cứu, các thỏa thuận và hợp tác giữa trường và nhà khoa học...

Kế đó là quá trình phát triển kết quả nghiên cứu thành các "tài sản trí tuệ". Theo TS Nguyễn Hồng Quang, các trường ĐH nên có một đơn vị chuyên phụ trách về "tài sản trí tuệ". Đơn vị này có thể nhận diện những nghiên cứu khoa học nào của trường có thể phát triển thành "tài sản trí tuệ" và lên các kế hoạch bảo hộ.

Sinh viên nghiên cứu robot tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Sinh viên nghiên cứu robot tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Bài học từ ĐH Bách khoa Hà Nội

Tại hội thảo "ĐH khởi nghiệp - Xây dựng mô hình hệ sinh thái trong ĐH khởi nghiệp", do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức hồi cuối tháng 3-2023, ông Phạm Tuấn Hiệp - giám đốc vườn ươm của BK Holdings (ĐH Bách khoa Hà Nội) - đã chia sẻ về mô hình BK Holdings.

Đây là Công ty TNHH MTV được thành lập từ ĐH Bách khoa Hà Nội, có thể đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, ươm tạo, đồng thời có thể huy động và quản lý vốn phục vụ cho quá trình ươm tạo và thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ từ nhà trường.

Một mô hình trong BK Holdings là Quỹ BK Funds. Quỹ này chuyên nghiệp đầu tư thương mại hóa giai đoạn Seeding cho những nhóm khởi nghiệp khoa học công nghệ trong ĐH Bách khoa Hà Nội đang bắt đầu định hình mô hình kinh doanh.

Đặc biệt, những nhà đầu tư cho BK Funds là những doanh nhân cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, vì vậy sẽ sẵn sàng đóng vai trò cố vấn (mentor), huấn luyện (coach) hoặc trở thành đối tác với các nhóm nghiên cứu, khởi nghiệp được ươm tạo tại trường.

Tâm lý làm nghiên cứu chỉ để... viết báo

Theo GS.TS Vũ Minh Tuấn, vẫn còn một số quy định nặng "thành tích" khiến chưa thể thúc đẩy mạnh mẽ chuyển giao kết quả nghiên cứu từ trường ĐH. Kết quả của các nghiên cứu trong trường ĐH chỉ dừng lại ở các bài báo, có thể đăng trên các tạp chí trong nước hoặc quốc tế, thay vì ra thị trường.

Khi xét những danh hiệu như chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến hay thậm chí học hàm phó giáo sư và giáo sư, một trong những tiêu chí tiên quyết được đưa ra là số lượng bài báo được công bố.

GS Tuấn cho rằng không ít nhà khoa học nghiên cứu đơn thuần chỉ để công bố bài báo. Phần giải pháp hữu ích trong các nghiên cứu trên chỉ được lướt qua một cách chung chung, lý thuyết, không gắn liền với chuyện chuyển giao, thương mại hóa.

"Các doanh nghiệp khi tiếp cận vào những đề tài này tất nhiên sẽ không muốn đầu tư vì không tạo ra tiền", GS Tuấn nói.

Câu chuyện thương mại hóa ở Úc

Theo TS Jennifer Gao (ĐH Melbourne, Úc) vào năm 2009 lĩnh vực giáo dục đại học của Úc đã chiếm 66% tổng số bằng sáng chế được nộp trong khu vực công.

Đến năm 2015, theo Khảo sát quốc gia về thương mại hóa nghiên cứu, các trường đại học ở Úc chiếm 75% tổng số bằng sáng chế được công bố cả nước.

Từ các sáng chế này đã tạo ra được 13.391 hợp đồng nghiên cứu, tư vấn và hợp tác với các công ty và đơn vị trong cùng lĩnh vực, tạo ra khoảng 1,2 tỉ USD, cùng với đó là sự ra đời của khoảng 29 công ty khởi nghiệp thành công trong trường đại học.

Các đại học luôn có một văn phòng thương mại hóa đóng vai trò là chuyên gia tư vấn đưa ra lời khuyên về các vấn đề thương mại như hợp đồng và quản lý tài sản, chuyển giao công nghệ và phát triển các chương trình nâng cao nhận thức tương ứng với từng trường đại học.

Cơ quan quản lý nhà nước thường làm việc chặt chẽ với mạng lưới các văn phòng này nhằm nhanh chóng cập nhật, điều chỉnh những quy định nhằm tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động thương mại hóa, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài chính.

Các đại học ở Úc cũng xem việc đầu tư cho thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học là một chặng đường dài hạn: không phải bỏ 1 đồng thì bắt buộc năm sau cũng sẽ thu về đúng 1 đồng. Khoản đầu tư được trường kéo dài trong khoảng thời gian dài, có thể 5 hoặc 10 năm, tùy từng dự án.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Gian nan bán kết quả nghiên cứu khoa học
Ngày xuất bản: ngày 11 tháng 04 năm 2023
Nội dung:

Từ ngày 1-3-2023, nghị định 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục ĐH chính thức có hiệu lực, mở ra nhiều hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học từ ĐH.

Phòng nghiên cứu tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Phòng nghiên cứu tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tuy nhiên, chặng đường thương mại hóa này vẫn còn không ít gian truân.

Chưa có cơ chế rõ ràng

Nhiều năm nay, tiến sĩ T. từ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thường làm những nghiên cứu và hợp tác với các doanh nghiệp theo hướng độc lập. 

Doanh nghiệp muốn phát triển một loại máy móc, một công đoạn trong dây chuyền sản xuất mới sẽ liên hệ trực tiếp tiến sĩ T. thông qua các mối quan hệ cá nhân, từ đó đưa ra đầu bài nghiên cứu. Tất cả chi phí thực hiện, bao gồm cả phần công cho đội ngũ, sẽ được doanh nghiệp chi trả.

Nhìn một mặt, đó là sự chủ động "bắt tay" của doanh nghiệp với giảng viên. Tuy nhiên, theo tiến sĩ T., đó cũng là một hình thức "đánh thuê" giữa ông và đối tác thông qua trường. Với một nghiên cứu liên quan đến trường đại học, việc chuyển giao kết quả cho bên ngoài sẽ phức tạp hơn.

Nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí hiện vẫn còn vướng nhiều thủ tục để thương mại hóa kết quả. 

"Vì vậy, nhiều giảng viên xác định ngay từ đầu rằng với các nghiên cứu có kinh phí từ ngân sách nhà nước, họ sẽ làm vì những... mục đích khác. Còn nếu muốn làm theo hướng thương mại hóa, họ thường bắt tay riêng với doanh nghiệp", tiến sĩ T. nói.

TS Phạm Quang Vinh - chủ tịch hội đồng Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật TP.HCM (RICH) - nhận định một nút thắt hiện nay là chưa có cơ chế rõ ràng về định giá sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện bằng ngân sách nhà nước.

Ví dụ, một trung tâm công nghệ sinh học sử dụng 1 tỉ đồng của Nhà nước để làm một nghiên cứu và cho ra kết quả. Doanh nghiệp muốn thương mại hóa kết quả này, vậy kết quả sẽ được bán với giá bằng, trên hay dưới 1 tỉ đồng? Ai sẽ có đủ thẩm quyền để quyết định?

"Không có một cơ chế định giá thì không ai dám bán các kết quả nghiên cứu khoa học. Đây là lý do mà phần lớn các nghiên cứu từ vốn ngân sách nhà nước vẫn rất khó chuyển giao, thương mại hóa cho doanh nghiệp. Nhiều đề tài hay, có kết quả vẫn phải nằm trong ngăn kéo", TS Phạm Quang Vinh nói.

TS Nguyễn Hồng Quang (Viện Quản trị tài sản trí tuệ Minh Đức) cho rằng quyền sở hữu của các kết quả nghiên cứu khoa học đôi khi cũng vướng phải rắc rối. Một đề tài được trường đại học hoặc Nhà nước cấp kinh phí sẽ thuộc sở hữu tương ứng của trường, Nhà nước. 

Nhà khoa học hoàn thành đề tài xem như xong, không nhất thiết phải quan tâm đến thương mại hóa.

Ông Quang chia sẻ ở các nước phát triển, nhà khoa học thường thỏa thuận rất kỹ với đơn vị cấp kinh phí về tỉ lệ phần trăm sở hữu của họ trong kết quả nghiên cứu khoa học. 

Điều này giúp trong trường hợp kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, họ vẫn sẽ nhận được phần trăm lợi ích tương ứng. Ở Việt Nam chưa có thói quen thỏa thuận như vậy.

GS.TS Vũ Minh Tuấn, trưởng phòng nghiên cứu khoa học - công nghệ Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết riêng về khoa học sức khỏe, hiện tồn tại một số rào cản đặc thù. 

Theo đó trong y khoa, những sáng kiến, phát minh nào liên quan đến sức khỏe trực tiếp của cộng đồng thì trực tiếp phải được ứng dụng ngay để phục vụ nhu cầu của xã hội mà không được cấp quyền độc quyền. 

"Nhà khoa học chỉ có thể đăng ký quyền tác giả, không thể đăng ký quyền độc quyền, từ đó cũng không thể kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp", GS Tuấn nói.

Các máy móc, sản phẩm của một nhóm nghiên cứu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Các máy móc, sản phẩm của một nhóm nghiên cứu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Để kết quả nghiên cứu khoa học thành "tài sản trí tuệ"

Ông Huỳnh Kim Tước - giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SIHUB), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM - cho rằng để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học từ trường ĐH thì kết quả nghiên cứu khoa học ấy phải là "tài sản trí tuệ". Không phải kết quả nghiên cứu khoa học nào cũng là "tài sản trí tuệ". 

Điều kiện cần và đủ là kết quả cần có tính thị trường và khả năng sản xuất quy mô công nghiệp.

Cộng thêm việc nhà khoa học có quyền sở hữu kết quả, họ có thể đăng ký bằng độc quyền sáng chế. "Đến đây sẽ có ba hướng để họ thương mại hóa tài sản trí tuệ. Một là chuyển giao quyền sử dụng sáng chế ấy, hai là khởi nghiệp (start-up), ba là phát triển công ty spin-off. Tùy vào từng dự án sẽ có những phương thức lựa chọn riêng", ông Tước nói.

Spin-off là mô hình doanh nghiệp từ trường ĐH dựa trên việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm được hình thành từ các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường ĐH đó. 

Nghị định 109/2022/NĐ-CP mới đây quy định cơ sở giáo dục ĐH được thành lập doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở. Doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục ĐH đủ điều kiện sẽ được đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, cũng không phải không có thách thức. Ngoài chuyện định giá kết quả nghiên cứu khoa học, PGS.TS Nguyễn Phương Thảo - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho rằng Luật cán bộ công chức, Luật viên chức hiện không cho phép công chức và viên chức trong các cơ sở giáo dục ĐH công lập thành lập, tham gia quản lý, điều hành các loại doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...

Điều này dẫn đến việc các giảng viên, nhà khoa học nếu sở hữu các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng cũng không thể đứng ra quản lý doanh nghiệp spin-off. "Quy định này nếu được thay thế sẽ tạo động lực hơn cho các nhà khoa học", PGS.TS Nguyễn Phương Thảo nói.

TS Nguyễn Hồng Quang cho rằng những rào cản về pháp lý sẽ cần thời gian để tháo gỡ nhưng quan trọng hơn là trường ĐH có thật sự quyết tâm thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học hay không? 

Trước hết, các trường ĐH cần chuẩn hóa lại hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học, trong đó làm rõ định hướng nghiên cứu, năng lực nghiên cứu, các thỏa thuận và hợp tác giữa trường và nhà khoa học...

Kế đó là quá trình phát triển kết quả nghiên cứu thành các "tài sản trí tuệ". Theo TS Nguyễn Hồng Quang, các trường ĐH nên có một đơn vị chuyên phụ trách về "tài sản trí tuệ". Đơn vị này có thể nhận diện những nghiên cứu khoa học nào của trường có thể phát triển thành "tài sản trí tuệ" và lên các kế hoạch bảo hộ.

Sinh viên nghiên cứu robot tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Sinh viên nghiên cứu robot tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Bài học từ ĐH Bách khoa Hà Nội

Tại hội thảo "ĐH khởi nghiệp - Xây dựng mô hình hệ sinh thái trong ĐH khởi nghiệp", do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức hồi cuối tháng 3-2023, ông Phạm Tuấn Hiệp - giám đốc vườn ươm của BK Holdings (ĐH Bách khoa Hà Nội) - đã chia sẻ về mô hình BK Holdings.

Đây là Công ty TNHH MTV được thành lập từ ĐH Bách khoa Hà Nội, có thể đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, ươm tạo, đồng thời có thể huy động và quản lý vốn phục vụ cho quá trình ươm tạo và thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ từ nhà trường.

Một mô hình trong BK Holdings là Quỹ BK Funds. Quỹ này chuyên nghiệp đầu tư thương mại hóa giai đoạn Seeding cho những nhóm khởi nghiệp khoa học công nghệ trong ĐH Bách khoa Hà Nội đang bắt đầu định hình mô hình kinh doanh.

Đặc biệt, những nhà đầu tư cho BK Funds là những doanh nhân cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, vì vậy sẽ sẵn sàng đóng vai trò cố vấn (mentor), huấn luyện (coach) hoặc trở thành đối tác với các nhóm nghiên cứu, khởi nghiệp được ươm tạo tại trường.

Tâm lý làm nghiên cứu chỉ để... viết báo

Theo GS.TS Vũ Minh Tuấn, vẫn còn một số quy định nặng "thành tích" khiến chưa thể thúc đẩy mạnh mẽ chuyển giao kết quả nghiên cứu từ trường ĐH. Kết quả của các nghiên cứu trong trường ĐH chỉ dừng lại ở các bài báo, có thể đăng trên các tạp chí trong nước hoặc quốc tế, thay vì ra thị trường.

Khi xét những danh hiệu như chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến hay thậm chí học hàm phó giáo sư và giáo sư, một trong những tiêu chí tiên quyết được đưa ra là số lượng bài báo được công bố.

GS Tuấn cho rằng không ít nhà khoa học nghiên cứu đơn thuần chỉ để công bố bài báo. Phần giải pháp hữu ích trong các nghiên cứu trên chỉ được lướt qua một cách chung chung, lý thuyết, không gắn liền với chuyện chuyển giao, thương mại hóa.

"Các doanh nghiệp khi tiếp cận vào những đề tài này tất nhiên sẽ không muốn đầu tư vì không tạo ra tiền", GS Tuấn nói.

Câu chuyện thương mại hóa ở Úc

Theo TS Jennifer Gao (ĐH Melbourne, Úc) vào năm 2009 lĩnh vực giáo dục đại học của Úc đã chiếm 66% tổng số bằng sáng chế được nộp trong khu vực công.

Đến năm 2015, theo Khảo sát quốc gia về thương mại hóa nghiên cứu, các trường đại học ở Úc chiếm 75% tổng số bằng sáng chế được công bố cả nước.

Từ các sáng chế này đã tạo ra được 13.391 hợp đồng nghiên cứu, tư vấn và hợp tác với các công ty và đơn vị trong cùng lĩnh vực, tạo ra khoảng 1,2 tỉ USD, cùng với đó là sự ra đời của khoảng 29 công ty khởi nghiệp thành công trong trường đại học.

Các đại học luôn có một văn phòng thương mại hóa đóng vai trò là chuyên gia tư vấn đưa ra lời khuyên về các vấn đề thương mại như hợp đồng và quản lý tài sản, chuyển giao công nghệ và phát triển các chương trình nâng cao nhận thức tương ứng với từng trường đại học.

Cơ quan quản lý nhà nước thường làm việc chặt chẽ với mạng lưới các văn phòng này nhằm nhanh chóng cập nhật, điều chỉnh những quy định nhằm tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động thương mại hóa, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài chính.

Các đại học ở Úc cũng xem việc đầu tư cho thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học là một chặng đường dài hạn: không phải bỏ 1 đồng thì bắt buộc năm sau cũng sẽ thu về đúng 1 đồng. Khoản đầu tư được trường kéo dài trong khoảng thời gian dài, có thể 5 hoặc 10 năm, tùy từng dự án.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây