HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hiệu quả từ dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo", xã Thông Thụ huyện Quế Phong
Nội dung:
Sau 01 năm thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo", xã Thông Thụ huyện Quế Phong đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dự án được triển khai nhằm mục đích giúp nông dân tại xã Thông Thụ có thêm nguồn thu nhập bền vững từ việc trồng cây chè hoa vàng, cây lùng, cây mét và cây bon bo. Đồng thời, dự án cũng hướng đến việc bảo vệ và phát triển nguồn gen cây trồng đặc sản của vùng đất Quế Phong.
Ban quản lý dự án đã lựa chọn 172 hộ hộ tham gia các mô hình sinh kế của dự án với diện tích mô hình là 513,4 ha trong đó Lùng 352,0 ha, Mét 10,0 ha, Chè hoa vàng 92,1 ha, Bon bo 59,3 ha. Các hộ gia đình sau khi được truyền thông, đăng ký, lựa chọn đã được dự án tổ chức truyền thông tại các thôn bản để biết được lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia dự án.

https://naue.edu.vn/Images/userfiles/75/Contents/image003(19).png
Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện dự án

Trong suốt một năm thực hiện dự án, xã Thông Thụ đã thành lập 05 đội trồng cây chè hoa vàng, cây lùng, cây mét và cây bon bo với tổng diện tích trồng là 50 ha. Các đội trồng cây được hỗ trợ vốn và giống cây chất lượng cao từ dự án. Đồng thời, dự án cũng tổ chức các khóa đào tạo cho nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây trồng.
Để thực hiện được dự án Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo tại xã Thông Thụ huyện Quế Phong, các cơ quan chức năng địa phương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng cho người dân địa phương về các loại cây trồng mới, từ đó giúp cho bà con trong khu vực có thể tự lập kinh tế và cải thiện cuộc sống.
Đặc biệt, cán bộ địa phương xã Thông Thụ đã phối hợp với ban điều hành dự án, nhóm chuyên gia tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng; bảo vệ khoanh nuôi, khai thác bền vững,tách gốc trồng bổ sung cây Bon bo; phát triển kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mét. Vì vậy sau khi tham gia tập huấn và chỉ đạo, tư vấn của nhóm chuyên gia, ban điều hành thì kiến thức năng lực về bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng; bảo vệ khoanh nuôi, khai thác bền vững, tách gốc trồng bổ sung cây Bon bo; phát triển kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mét của các hộ gia đình đã được tăng lên và vận dụng vào thực hiện mô hình dự án của gia đình.
https://congthuong-cdn.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2023/042023/13/09/in_article/a1-khai-tha-c-lu-ng20230413091827.jpg?rt=20230413091858
UBND xã củng đã phối hợp với Ban điều hành, nhóm chuyên gia, ban quản lý thôn bản, tổ chức Hội phụ nữ xã tuyên truyền thành lập 3 nhóm giám sát cộng đồng có 10 thành viên tại 3 thôn bản Na Hứm, Na Lướm và Ăng Đừa, truyền thông, tuyên truyền thành lập 3 Tổ hợp tác, 1 Hợp tác xã gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, các hộ dân đã được tư vấn cách trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng để đạt năng suất cao nhất. Đặc biệt, họ cũng được hướng dẫn cách xây dựng và sử dụng nhà kính để bảo vệ cây trồng khỏi các tác động của thời tiết và sâu bệnh.
Sau một năm thực hiện dự án, kết quả đạt được là rất tích cực. Các hộ dân đã thu hoạch được số lượng cây trồng đáng kể, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường địa phương và cả vùng lân cận. Giá trị kinh tế của sản phẩm từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo được cải thiện đáng kể, giúp tăng thu nhập cho các hộ dân và cải thiện đời sống của họ.
Năm 2022 số hộ tham gia, được nghiệm thu thanh toán 168/172 hộ đạt tỷ lệ 97,7 %, diện tích cây Lùng được nghiệm thu 252,1 ha/ 252,1 ha đạt tỷ lệ 100%, cây Chè hoa vàng được nghiệm thu 91,2 ha đạt tỷ lệ 98,2%, cây Bon bo được nghiệm thu ha, đạt tỷ lệ 100 %, cây Mét được nghiệm thu 10 ha, đạt tỷ lệ 100%.
Về kinh phí các hộ gia đình, quỹ đã được nghiệm thu, giải ngân năm 2022 là 362.037.700 đồng.

UBND xã đã chỉ đạo 3 thôn bản thực hiện dự án thành lập 3 Tổ hợp tác sản xuất tiêu thụ sản phẩm và 1 HTX dịch vụ tại 3 thôn bản : Na Hứm, Na Lướm, Ăng Đừa. Cả 3 Tổ hợp tác đã ký kết hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ cây Lùng với Công ty TNHH Lâm sản Khánh Tâm. Việc phối hợp, lồng ghép triển khai phát triển Kinh tế xã hội trên địa bàn xã Thông Thụ, vùng dự án đã được UBND xã phối hợp lồng ghép với Dự án.
http://quybaovevaphattrienrungna.org/resources/images/28_7_22%20anh%202.jpg
Trong quá trình phát triển cây Lùng theo chứng chỉ FSC, Bạn điều hành và UBND xã đã lồng ghép thực hiện và đã được cấp chứng chỉ FSC cho 313 ha diện tích rừng Lùng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho 49 hộ dân, trong đó: Ăng Đừa 181,3 ha với 18 hộ dân tham gia; Na Lướm 57,7 ha với 15 hộ dân tham gia; Na Hứm 74 ha với 16 hộ dân tham gia). Trong năm 2023, có 127 hộ dân tiếp tục đăng ký tham gia xin cấp chứng chỉ FSC với diện tích 473,79 ha.
Cây Mét thành sản phẩm Nông lâm nghiệp chủ lực gắn với phòng hộ vùng lòng hồ Thủy điện Hủa Na. UBND xã phối hợp BQL các thôn bản tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mỗi hộ 10 cây Mét từ vốn đóng góp của nhân dân, kết quả 1.166 hộ thực hiện với 11.660 cây Mét được trồng. Ngoài ra, trong năm 2022 phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đăng ký và trồng 40ha, số lượng 9.550 gốc Mét từ nguồn ngân sách của huyện.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho bà con như tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giảm thiểu tình trạng khó khăn về kinh tế của các hộ dân, tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Không những thế, mô hình này còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, tăng cường sinh thái địa phương, giúp bảo tồn và phát triển các loài cây địa phương. Đây được xem là một mô hình kinh tế - xã hội - môi trường mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng địa phương.

Ngoài ra, dự án còn đem lại nhiều lợi ích môi trường. Các loại cây trồng được trồng lên tại Xã Thông Thụ đều là những loại cây có khả năng chịu hạn tốt và phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu ở vùng núi. Bên cạnh đó, việc sử dụng kỹ thuật trồng cây đúng cách cũng giúp giảm thiểu tác động của con người đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu các vấn đề về khí hậu.
Từ thành công của dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo" tại Xã Thông Thụ, hy vọng rằng nó sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển, mang lại lợi ích cho nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện Quế Phong và cả nước, dự án này sẽ là động lực để khuyến khích các hộ dân khác trong vùng trồng cây trồng theo hướng bền vững, giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường.
Dự án cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn gen cây trồng đặc sản của vùng đất Quế Phong. Việc nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ các loại cây trồng đặc sản này cũng giúp duy trì và phát triển bền vững các giá trị văn hóa và truyền thống của địa phương./.
Thành Tâm
UBND huyện Quế Phong



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Hiệu quả từ dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo", xã Thông Thụ huyện Quế Phong
Ngày xuất bản: ngày 25 tháng 04 năm 2023
Nội dung:
Sau 01 năm thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo", xã Thông Thụ huyện Quế Phong đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dự án được triển khai nhằm mục đích giúp nông dân tại xã Thông Thụ có thêm nguồn thu nhập bền vững từ việc trồng cây chè hoa vàng, cây lùng, cây mét và cây bon bo. Đồng thời, dự án cũng hướng đến việc bảo vệ và phát triển nguồn gen cây trồng đặc sản của vùng đất Quế Phong.
Ban quản lý dự án đã lựa chọn 172 hộ hộ tham gia các mô hình sinh kế của dự án với diện tích mô hình là 513,4 ha trong đó Lùng 352,0 ha, Mét 10,0 ha, Chè hoa vàng 92,1 ha, Bon bo 59,3 ha. Các hộ gia đình sau khi được truyền thông, đăng ký, lựa chọn đã được dự án tổ chức truyền thông tại các thôn bản để biết được lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia dự án.

https://naue.edu.vn/Images/userfiles/75/Contents/image003(19).png
Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện dự án

Trong suốt một năm thực hiện dự án, xã Thông Thụ đã thành lập 05 đội trồng cây chè hoa vàng, cây lùng, cây mét và cây bon bo với tổng diện tích trồng là 50 ha. Các đội trồng cây được hỗ trợ vốn và giống cây chất lượng cao từ dự án. Đồng thời, dự án cũng tổ chức các khóa đào tạo cho nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây trồng.
Để thực hiện được dự án Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo tại xã Thông Thụ huyện Quế Phong, các cơ quan chức năng địa phương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng cho người dân địa phương về các loại cây trồng mới, từ đó giúp cho bà con trong khu vực có thể tự lập kinh tế và cải thiện cuộc sống.
Đặc biệt, cán bộ địa phương xã Thông Thụ đã phối hợp với ban điều hành dự án, nhóm chuyên gia tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng; bảo vệ khoanh nuôi, khai thác bền vững,tách gốc trồng bổ sung cây Bon bo; phát triển kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mét. Vì vậy sau khi tham gia tập huấn và chỉ đạo, tư vấn của nhóm chuyên gia, ban điều hành thì kiến thức năng lực về bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác bền vững cây Lùng, cây Chè hoa vàng; bảo vệ khoanh nuôi, khai thác bền vững, tách gốc trồng bổ sung cây Bon bo; phát triển kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mét của các hộ gia đình đã được tăng lên và vận dụng vào thực hiện mô hình dự án của gia đình.
https://congthuong-cdn.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2023/042023/13/09/in_article/a1-khai-tha-c-lu-ng20230413091827.jpg?rt=20230413091858
UBND xã củng đã phối hợp với Ban điều hành, nhóm chuyên gia, ban quản lý thôn bản, tổ chức Hội phụ nữ xã tuyên truyền thành lập 3 nhóm giám sát cộng đồng có 10 thành viên tại 3 thôn bản Na Hứm, Na Lướm và Ăng Đừa, truyền thông, tuyên truyền thành lập 3 Tổ hợp tác, 1 Hợp tác xã gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, các hộ dân đã được tư vấn cách trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng để đạt năng suất cao nhất. Đặc biệt, họ cũng được hướng dẫn cách xây dựng và sử dụng nhà kính để bảo vệ cây trồng khỏi các tác động của thời tiết và sâu bệnh.
Sau một năm thực hiện dự án, kết quả đạt được là rất tích cực. Các hộ dân đã thu hoạch được số lượng cây trồng đáng kể, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường địa phương và cả vùng lân cận. Giá trị kinh tế của sản phẩm từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo được cải thiện đáng kể, giúp tăng thu nhập cho các hộ dân và cải thiện đời sống của họ.
Năm 2022 số hộ tham gia, được nghiệm thu thanh toán 168/172 hộ đạt tỷ lệ 97,7 %, diện tích cây Lùng được nghiệm thu 252,1 ha/ 252,1 ha đạt tỷ lệ 100%, cây Chè hoa vàng được nghiệm thu 91,2 ha đạt tỷ lệ 98,2%, cây Bon bo được nghiệm thu ha, đạt tỷ lệ 100 %, cây Mét được nghiệm thu 10 ha, đạt tỷ lệ 100%.
Về kinh phí các hộ gia đình, quỹ đã được nghiệm thu, giải ngân năm 2022 là 362.037.700 đồng.

UBND xã đã chỉ đạo 3 thôn bản thực hiện dự án thành lập 3 Tổ hợp tác sản xuất tiêu thụ sản phẩm và 1 HTX dịch vụ tại 3 thôn bản : Na Hứm, Na Lướm, Ăng Đừa. Cả 3 Tổ hợp tác đã ký kết hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ cây Lùng với Công ty TNHH Lâm sản Khánh Tâm. Việc phối hợp, lồng ghép triển khai phát triển Kinh tế xã hội trên địa bàn xã Thông Thụ, vùng dự án đã được UBND xã phối hợp lồng ghép với Dự án.
http://quybaovevaphattrienrungna.org/resources/images/28_7_22%20anh%202.jpg
Trong quá trình phát triển cây Lùng theo chứng chỉ FSC, Bạn điều hành và UBND xã đã lồng ghép thực hiện và đã được cấp chứng chỉ FSC cho 313 ha diện tích rừng Lùng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho 49 hộ dân, trong đó: Ăng Đừa 181,3 ha với 18 hộ dân tham gia; Na Lướm 57,7 ha với 15 hộ dân tham gia; Na Hứm 74 ha với 16 hộ dân tham gia). Trong năm 2023, có 127 hộ dân tiếp tục đăng ký tham gia xin cấp chứng chỉ FSC với diện tích 473,79 ha.
Cây Mét thành sản phẩm Nông lâm nghiệp chủ lực gắn với phòng hộ vùng lòng hồ Thủy điện Hủa Na. UBND xã phối hợp BQL các thôn bản tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mỗi hộ 10 cây Mét từ vốn đóng góp của nhân dân, kết quả 1.166 hộ thực hiện với 11.660 cây Mét được trồng. Ngoài ra, trong năm 2022 phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đăng ký và trồng 40ha, số lượng 9.550 gốc Mét từ nguồn ngân sách của huyện.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho bà con như tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giảm thiểu tình trạng khó khăn về kinh tế của các hộ dân, tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Không những thế, mô hình này còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, tăng cường sinh thái địa phương, giúp bảo tồn và phát triển các loài cây địa phương. Đây được xem là một mô hình kinh tế - xã hội - môi trường mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng địa phương.

Ngoài ra, dự án còn đem lại nhiều lợi ích môi trường. Các loại cây trồng được trồng lên tại Xã Thông Thụ đều là những loại cây có khả năng chịu hạn tốt và phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu ở vùng núi. Bên cạnh đó, việc sử dụng kỹ thuật trồng cây đúng cách cũng giúp giảm thiểu tác động của con người đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu các vấn đề về khí hậu.
Từ thành công của dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ cây Chè hoa vàng, cây Lùng, cây Mét và cây Bon bo" tại Xã Thông Thụ, hy vọng rằng nó sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển, mang lại lợi ích cho nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện Quế Phong và cả nước, dự án này sẽ là động lực để khuyến khích các hộ dân khác trong vùng trồng cây trồng theo hướng bền vững, giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường.
Dự án cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn gen cây trồng đặc sản của vùng đất Quế Phong. Việc nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ các loại cây trồng đặc sản này cũng giúp duy trì và phát triển bền vững các giá trị văn hóa và truyền thống của địa phương./.
Thành Tâm
UBND huyện Quế Phong



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây