HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: LUẬN CỨ KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG HOÀNG MAI - QUỲNH LƯU THÀNH CỰC TĂNG TRƯỞNG PHÍA BẮC CỦA TỈNH NGHỆ AN
Nội dung:
1. Căn cứ khoa học cực tăng trưởng
Lý thuyết Cực Tăng trưởng (Growth Poles Theory -  do Francois Perroux đưa ra năm 1956) cho rằng đối với mỗi vùng, hầu như không thể có sự phát triển đồng đều ở mọi điểm trên lãnh thổ trong cùng một thời gian; ngược lại, luôn có xu hướng phát triển mạnh ở một số điểm - tọa độ nào đó trong khi ở một số nơi khác lại chậm phát triển hơn, thậm chí, lâm vào tình trạng trì trệ. Các tọa độ phát triển mạnh và nhanh hơn này thường có ưu thế, lợi thế so với toàn vùng và được gọi là Cực tăng trưởng (vị trí trung tâm). Lợi thế càng mạnh, ưu thế (được tạo lập) càng rõ, sức hấp dẫn (hội tụ nguồn lực) sẽ càng lớn. Kết cục là sức tăng trưởng của các tọa độ “cực” càng mạnh, độ lan tỏa tăng trưởng và phát triển càng cao.
Về khái niệm, cực tăng trưởng được định nghĩa là một tổ hợp các ngành (sản xuất, dịch vụ, bao gồm dịch vụ công cộng) có khả năng tạo động lực tăng trưởng mới và mạnh cho nền kinh tế vùng lãnh thổ (chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ).
Về thực chất, cực tăng trưởng là kết quả của quá trình tập trung đầu tư và tăng trưởng vào một vùng lãnh thổ xác định, hội tụ những lợi thế phát triển tự nhiên vượt trội. Nhờ tập trung đầu tư và tăng trưởng, những lợi thế vốn có được phát huy, được gia tăng thêm sức mạnh và được bổ sung thêm lợi thế mới, được gọi là lợi thế “động”, phân biệt với những lợi thế “tĩnh” vốn có.
Phương thức để đạt mục tiêu là tạo sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất được bố trí cạnh nhau trong vùng, nhờ đó, tối ưu hóa vận hành, giảm chi phí sản xuất, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Chu trình lan tỏa tăng trưởng và hấp dẫn đầu tư mới vào vùng cực tiếp tục diễn ra, tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho vùng lãnh thổ.
Các yếu tố quyết định “cực tăng trưởng”:
Ba yếu tố quyết định biến một tọa độ địa lý xác định thành “Cực tăng trưởng” hiện thực là: Thứ nhất, có lợi thế xuất phát nổi bật, trước hết là những lợi thế tự nhiên [khoáng sản, cảng biển, tài nguyên du lịch, vị thế địa - kinh tế, nguồn nhân lực (dồi dào), kết nối giao thông]. Thứ hai, tập trung được các nguồn lực “động” cho phát triển (vốn, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật, …), đủ để “giải phóng”, phát huy sức mạnh của lợi thế “tĩnh”, tạo sức tăng trưởng và lan tỏa phát triển vượt trội. Thứ ba, tập trung chính sách khuyến khích mạnh và cơ chế hỗ trợ vượt trội đủ để tạo sức hấp dẫn đầu tư vào vùng “cực tăng trưởng” (hiện thực hóa yếu tố thứ hai).
Cần lưu ý rằng cách tiếp cận cạnh tranh như trên, trong nhiều trường hợp, dẫn tới “cuộc cạnh tranh cùng xuống đáy” khi các địa phương đều ra sức tăng ưu đãi dành cho các dự án đầu tư vào địa phương mình, coi đây là cách thức hiệu quả để giành thắng lợi trong cạnh tranh thu hút đầu tư.
Về logic, mấu chốt của việc xây dựng cực tăng trưởng là thu hút được đầu tư, nguồn lực và tăng trưởng. Theo đó, việc xác lập và thực hiện các chính sách, cơ chế khuyến khích mạnh, triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển vượt trội đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng thành công cực tăng trưởng.
Tác động của cực tăng trưởng: Tác động của vùng cực đến phát triển toàn bộ nền kinh tế lãnh thổ thể hiện trên hai mặt tác động tích cực và tác động tiêu cực, hay còn gọi là “hiệu ứng lan tỏa” và “hiệu ứng phân cực”. Hiệu ứng lan tỏa là tác động tích cực của sự phát triển vùng cực đến vùng phụ cận trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Các lí do cấu thành hiệu ứng lan tỏa là: Phân bố lại các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ; Truyền bá thông tin và các tiến bộ công nghệ; Truyền bá các ngành nghề và dịch vụ mới để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sử dụng các nguồn lực (yếu tố sản xuất) hiệu quả hơn; Đồng thời tiến hành phi tập trung hóa dân cư và lao động. Hiệu ứng phân cực là ảnh hưởng tiêu cực từ tăng trưởng của một cực tới các vùng phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Đó là: Tăng sự chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu người giữa vùng phát triển và vùng chưa phát triển (tăng bất bình đẳng vùng); Thu hút các nguồn lực (vốn, tài nguyên, lao động vào sự phát triển của vùng phát triển) gây ảnh hưởng tiêu cực tới vùng chậm phát triển, làm gia tăng khó khăn cho vùng chậm phát triển.
2. Thực tiễn phát triển vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu thành cực tăng trưởng
2.1. Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Hoàng Mai
Kinh tế của vùng Hoàng Mai trong thời gian qua tăng trưởng khá nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Quy mô giá trị sản xuất của vùng đến năm 2020 chiếm 12,76% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Riêng Thị xã Hoàng Mai là đơn vị cấp huyện có quy mô giá trị sản xuất đứng thứ 3 toàn tỉnh. Kinh tế của vùng tăng trưởng khá nhanh, song chưa bền vững, còn phụ thuộc  vào một vài trụ cột công nghiệp như Tôn Hoa Sen, xi măng Hoàng Mai, xi măng Tân Thắng. Giá trị tăng thêm cũng chưa nhiều.

Toàn cảnh thị xã Hoàng Mai

Đối với Thị xã Hoàng Mai, công nghiệp trong những năm qua tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của tỉnh nói chung và của Thị xã nói riêng; dịch vụ, thương mại có bước tăng trưởng khá; nông nghiệp phát huy được thế mạnh trong khai thác thủy, hải sản.
Đối với huyện Quỳnh Lưu, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp (nhất là làng nghề) phát huy tốt, dịch vụ thương mại phát triển khá đồng đều. Cơ cấu kinh tế của vùng Hoàng Mai đã chuyển dịch dần sang hướng công nghiệp - dịch vụ, thương mại nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng cho ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.
Kết cấu hạ tầng của vùng Hoàng Mai trong thời gian qua được quan tâm đầu tư và đạt kết quả đáng kể. Thị xã Hoàng Mai có thêm 21 chỉ tiêu đô thị loại III hoàn thành, dáng dấp đô thị bước đầu được nhận diện. Đến nay, cả Thị xã Hoàng Mai và Huyện Quỳnh Lưu đều đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp huyện. Mặc dù vùng Hoàng Mai có nhiều tiềm năng nhưng chưa có sự liên kết trong phát triển giữa thị xã Hoàng Mai với huyện Quỳnh Lưu và một số vùng lân cận, đặc biệt là chưa có sự liên kết các lợi thế về điều kiện tự nhiên, con người để tạo nguồn lực đủ mạnh trọng cạnh tranh phát triển.
Vùng Hoàng Mai có tiềm năng để phát triển công nghiệp, song tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN trên địa bàn vẫn còn rất thấp và quá trình lấp đầy còn rất chậm. Chưa có những doanh nghiệp dẫn dắt, tạo ra các chuỗi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, CCN chậm, gặp nhiều khó khăn; nhiều dự án lớn, mang tính đột phá tạo động lực phát triển của vùng vẫn đang chậm tiến độ. Dịch vụ, thương mại của vùng Hoàng Mai còn manh mún, các thế mạnh về dịch vụ du lịch biển, du lịch văn hóa - lịch sử, cảnh quan chưa được khai thác và phát huy. Đặc biệt, Hoàng Mai có lợi thế về cảng biển Đông Hồi kết nối với đường bộ, đường sắt và đường không thuận tiện nhưng vẫn còn ở mức độ quy hoạch, chưa trở thành nguồn lực thực sự để phát triển dịch vụ cảng biển và logistic.
Thu NSNN tăng khá nhưng chủ yếu là nguồn thu từ tiền sử dụng đất nên còn thiếu sự ổn định. Chi NSNN mới đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu, các nhu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng đô thị loại III, xây dựng nông thôn mới còn gặp khó khăn trong huy động nguồn lực vì còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên. Thực lực kinh tế của vùng còn yếu, số lượng doanh nghiệp ít và yếu, chưa có những doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt, xây dựng các chuỗi sản xuất. Còn nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ kéo dài, một trong số đó có các dự án phải thu hồi làm cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương gặp khó khăn, tiềm năng về đất đai bị hạn chế.
Hệ thống giao thông kết nối Đông Tây của vùng khá đa dạng, tuy nhiên hiện chưa có các tuyến đủ lớn kết nối Quốc lộ 1A đi khu du lịch biển, đường ven biển, với vùng Quỳnh Trang - Tân Thắng có lợi thế cảnh quan hồ Vực Mấu. Hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp còn thiếu đồng bộ. Mới chỉ có KCN Hoàng Mai 1 cơ bản hoàn thiện các công trình hạ tầng để đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư, còn các KCN Hoàng Mai 2, KCN Đông Hồi và các cụm CN ở huyện Quỳnh Lưu thì hạ tầng nội khu hầu như chưa được đầu tư. Hạ tầng xã hội, nhất là các công trình hạ tầng về giáo dục, đào tạo, y tế chất lượng cao chưa phát triển. Bên cạnh đó, vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu cũng chưa quy hoạch các quỹ đất để xây dựng nhà ở cho chuyên gia, nhà ở công nhân. Đây là cũng là một trong những lực cản trong thu hút các dự án sử dụng các chuyên gia, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao.
2.2. Đánh giá điều kiện phát triển Vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu thành cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh Nghệ An
Ba yếu tố quyết định thành công của “cực tăng trưởng” vùng Hoàng Mai được xác định như sau: Vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu có năm lợi thế “xuất phát” nổi bật: (i) Lợi thế kết nối giao thông, đặc biệt là gần kề đường Quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam; (ii) Lợi thế có cảng biển (cảng Đông Hồi); (iii) Lợi thế tài nguyên du lịch biển đẹp; (iv) Lợi thế đô thị dọc sông - hướng biển; (v) Lợi thế gần Khu Kinh tế Quốc gia Nghi Sơn. Các lợi thế này có tác động định hướng phát triển rõ ràng. Chúng tích hợp với nhau, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để tăng “giá trị ưu tiên” cho hướng phát triển được chọn. Đây là cơ sở để xác định các tọa độ - mục tiêu cụ thể cấu thành “Cực tăng trưởng”.


https://truyenhinhnghean.vn/file/4028eaa46735a26101673a4df345003c/4028eaa467f477c80167f4aa053f0c68/042020/dua3_20200412121946.JPG
Dứa là 1 trong những sản phẩm thế mạnh của huyện Quỳnh Lưu

Có sự khác biệt rõ giữa cách phát triển thành cực tăng trưởng giữa hai vùng Nam Thanh và Bắc Nghệ. Trong khi vùng Nam Thanh (Nghi Sơn) lựa chọn lộ trình : phát triển công nghiệp, tạo đủ nguồn lực rồi phát triển nhanh đô thị; thì vùng Bắc Nghệ (vùng Hoàng Mai) chọn ưu tiên nguồn lực phát triển nhanh đô thị, sau đó mới đến phát triển công nghiệp. Trên thực tế, có thể coi đây là một lộ trình chưa phù hợp và một số hệ quả có thể thấy như : thiếu nguồn lực và nội lực phát triển, bộ mặt đô thị chưa thực sự thay đổi nhanh theo hướng hiện đại, khó khăn trong thu hút đầu tư vào các Khu Công nghiệp của Hoàng Mai...
Tuy nhiên, với lợi thế của “người đi sau”, vùng Hoàng Mai là có thể học hỏi các bài học thành công, thất bại trong nỗ lực phát triển “cực tăng trưởng” của các địa phương đi trước để lựa chọn cách thức phát triển phù hợp, tránh được các sai lầm mà các địa phương đi trước đã gặp phải. Ba lợi thế của “người đi sau” đó là: Một, lựa chọn đúng doanh nghiệp, ngành lĩnh vực thu hút. Hai, còn nhiều dư địa cho những tập đoàn kinh tế hay “ đại bàng” đầu tư. Ba, coi Nghi Sơn là một lợi thế phát triển đặc thù có giá trị đặc biệt.
Gần đây, dự án 200 triệu USD của Tập đoàn Juteng (Đài Loan) tại KCN Hoàng Mai 1, đóng vai trò là “thỏi nam châm” mạnh thu hút đầu tư, được coi là động thái mới của xu hướng
Trong giai đoạn vừa qua, từ góc nhìn xây dựng “cực tăng trưởng”, những chính sách và cơ chế hỗ trợ vùng Hoàng Mai chưa đủ mạnh, chưa tương xứng với sứ mệnh chức năng to lớn được đặt cho một Vùng có xuất phát điểm thấp.
Trong giai đoạn tới, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải cải thiện căn bản tình hình nói trên. Nhiệm vụ thúc đẩy sự ra đời nhanh của “cực tăng trưởng” Hoàng Mai đúng nghĩa đòi hỏi phải cung cấp cho nó một hệ chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư và hỗ trợ phát triển vượt trội dựa trên hai nguyên tắc: Không kém hơn những ưu đãi mà các vùng lân cận được hưởng; Phù hợp với những điều kiện đặc thù của Nghệ An và Hoàng Mai.
Đứng trước yêu cầu đẩy mạnh quá trình hình thành “cực tăng trưởng phía Bắc”, bên cạnh những lợi thế phát triển, vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu có những điều kiện bất lợi thế nhất định.
Thứ nhất, phạm vi không gian của “Cực tăng trưởng phía Bắc” được định hướng là “Vùng Hoàng Mai” (Thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu), tuy nhiên hiện nay đây là hai khu vực hành chính độc lập, với thể chế và điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội khác nhau. Hiện nay, tỉnh chưa có một văn bản chính thức để xác định địa giới hành chính vùng Hoàng Mai. Do đó, việc quy hoạch vùng, quy hoạch các phân khu chức năng, vai trò của các địa phương, thể chế điều hành và cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong vùng sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý của vùng Hoàng Mai cơ bản vẫn là bộ máy hành chính cấp huyện. Bộ máy này khó đáp ứng tốt chức năng quản lý phát triển một đô thị “cấp vùng”, mang sứ mệnh “cực tăng trưởng” hiện đại mà trung ương và tỉnh đặt ra cho Hoàng Mai. 
Thứ hai, vùng Hoàng Mai có xuất phát điểm là vùng thuần nông, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn trong một thời gian dài; do đó có thể đánh giá là thực lực yếu và trình độ phát triển thấp. Cụ thể một số điểm như : (i) Hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng số chưa phát triển đồng bộ, chưa đạt mức hiện đại cần thiết; (ii) Nguồn nhân lực chất lượng chưa cao; (iii) Lực lượng doanh nghiệp - lực lượng chủ đạo quyết định sự tồn tại của cực tăng trưởng - còn non yếu, thiếu các trụ cột dẫn dắt;(iv) Nguồn lực tài chính hỗ trợ đầu tư khan hiếm, khó tiếp cận; (v) Văn minh đô thị chưa được xác lập đầy đủ., … Đây là những điểm yếu nền tảng mà mọi quá trình phát triển đều phải đối mặt và giải quyết. Điểm khác biệt của bất lợi phát triển đối với vùng Hoàng Mai có chăng là ở mức độ bất lợi gay gắt hơn, nghiêm trọng hơn chứ không phải về tính chất.
Thứ ba, đó là xu thế hấp dẫn đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn theo nguyên tắc lực hấp dẫn (gravity) trong đầu tư phát triển. Vùng Hoàng Mai đi sau, thực lực kinh tế yếu hơn, trình độ tập trung công nghiệp - dịch vụ thấp hơn, các khuyến khích chính sách đối với đầu tư (dành cho Khu Công nghiệp) kém hơn (các khuyến khích chính sách dành cho Khu Kinh tế cấp Quốc gia đặc biệt ) nên rất khó cạnh tranh thu hút đầu tư với Khu Kinh tế Nghi Sơn ở ngay bên cạnh.
Thứ tư, quy hoạch phát triển Đô thị vùng Hoàng Mai theo hướng hiện đại hóa chưa được xác lập rõ ràng, với các luận cứ khoa học chặt chẽ và đầy đủ. Mục tiêu phát triển một “đô thị dọc sông - hướng biển” còn quá chung, chưa rõ về cấu trúc (tương quan các lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, các khu vực chức năng) và đẳng cấp (trình độ công nghệ, khuynh hướng phát triển chủ đạo//phục vụ, đổi mới - sáng tạo//, tính mở, đặc sắc văn hóa, …).
Cho đến nay, vùng Hoàng Mai vẫn chưa định hình quy hoạch rõ ràng các mảng và tuyến không gian phát triển đặc thù (Khu Cảng biển - công nghiệp, Khu Du lịch biển, Khu Nông nghiệp, Khu Đô thị Trung tâm) với các đường nét chất lượng chủ đạo. Tình trạng này gây khó khăn cho việc lựa chọn dự án ưu tiên cho các khu chức năng cụ thể, từ đó, xác lập ưu tiên chính sách phù hợp. Tình trạng này đặt quá trình phát triển đô thị Hoàng Mai, vốn cần tầm nhìn xa và tính ổn định, đứng trước nguy cơ dễ bị điều chỉnh và bị phá vỡ.
Do đó, nếu vùng Hoàng Mai không có những giải pháp đột phá, cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù, những hướng đi mới trong cấu trúc phát triển kinh tế và xây dựng đô thị thì xu hướng tụt hậu ngày càng xa đối với phía cực Nam Thanh càng hiện hữu. Mục tiêu vùng Hoàng Mai trở thành cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh sẽ rất khó thực hiện được.
3. Giải pháp
Thứ nhất, kiên quyết không gia hạn đối với các Hợp đồng khai thác đá ở Hoàng Mai của Công ty CP Mỏ Đá Hoàng Mai và Công ty xi măng Nghi Sơn (doanh nghiệp FDI Nhật Bản); không mở rộng sản xuất của Nhà máy xi măng Hoàng Mai trên địa bàn thị xã. Đặt mục tiêu đàm phán lại thời hạn thực hiện các Hợp đồng này theo tinh thần chấm dứt Hợp đồng càng sớm càng tốt. 
Thứ hai, đưa tất cả các KCN của Vùng Hoàng Mai vào Khu Kinh tế Đông Nam (nên được đổi tên sớm thành Khu Kinh tế Nghệ An), tạo tiền đề cho các dự án đầu tư được lựa chọn ưu tiên vào các KCN này được hưởng quy chế ưu đãi dành cho Khu Kinh tế cấp Quốc gia. Áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể với các KCN Hoàng Mai theo tinh thần “khuyến khích, ưu đãi đầu tư” tối đa.
Thứ ba, căn cứ vào mục tiêu phát triển và lợi thế địa hình - cảnh quan, xây dựng quy hoạch (lại) Đô thị Hoàng Mai theo định hướng phát triển một Đô thị dọc sông - hướng biển hiện đại (văn minh và thông minh), và có tính cạnh tranh đô thị cao. Định hướng này phải được bảo vệ bằng các quy định luật pháp và hành chính nghiêm ngặt, không bị tùy tiện điều chỉnh, “chạy theo” các dự án đầu tư.
Thứ tư, dành sự hỗ trợ và mức ưu đãi cao nhất có thể để thu hút nhà đầu tư mạnh và đủ tầm vào phát triển Tổ hợp Đô thị - Du lịch - Nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Mai, kết nối khu Trung tâm Đô thị Hoàng Mai với Khu Du lịch biển Quỳnh Lập. Dự án này giúp phát triển Đô thị Hoàng Mai đúng hướng, đúng tầm, giúp Hoàng Mai bổ sung cơ cấu và tạo liên kết ngành hiệu quả trong Tổ hợp Động lực Phát triển Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An. Đề xuất phát triển Tổ hợp Đô thị - Du lịch - Nghỉ dưỡng cao cấp nêu trên sẽ giúp Hoàng Mai sớm trở thành một đô thị đẹp, sang trọng - một yếu tố có ý nghĩa rất lớn trong việc mời gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư “tầm cỡ”. Do đó, trong thời gian tới, vùng cần tập trung mời gọi nhà đầu tư chiến lược - hay “Đại bàng” đúng nghĩa về đầu tư phát triển Tổ hợp này.
Thứ năm, xây dựng chương trình hợp nhất Thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu thành “Vùng Hoàng Mai”, xác định rõ bước đi, quy trình, các điều kiện bảo đảm và kế hoạch triển khai.
Xây dựng quy hoạch phát triển mới cho Đô thị hợp nhất với chức năng chính là “cực tăng trưởng”. Trong quy hoạch này, phải định hướng mục tiêu tổng thể, chức năng cụ thể của “Vùng Hoàng Mai”, xác định các khu vực và các tuyến phát triển chức năng đáp ứng yêu cầu của Đô thị “hiện đại và có tính cạnh tranh”. Định hình thể chế quản lý - điều hành Đô thị “Vùng Hoàng Mai” với cơ chế hoạt động và bộ máy điều hành không chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý hành chính nhà nước hiện đại nói chung. Thể chế và bộ máy này phải được “thiết kế mới”, bảo đảm tính phù hợp và có đủ năng lực thực hiện chức năng phát triển đặc thù của “cực tăng trưởng”.
PGS.TS Trần Đình Thiên     



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: LUẬN CỨ KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG HOÀNG MAI - QUỲNH LƯU THÀNH CỰC TĂNG TRƯỞNG PHÍA BẮC CỦA TỈNH NGHỆ AN
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 01 năm 2023
Nội dung:
1. Căn cứ khoa học cực tăng trưởng
Lý thuyết Cực Tăng trưởng (Growth Poles Theory -  do Francois Perroux đưa ra năm 1956) cho rằng đối với mỗi vùng, hầu như không thể có sự phát triển đồng đều ở mọi điểm trên lãnh thổ trong cùng một thời gian; ngược lại, luôn có xu hướng phát triển mạnh ở một số điểm - tọa độ nào đó trong khi ở một số nơi khác lại chậm phát triển hơn, thậm chí, lâm vào tình trạng trì trệ. Các tọa độ phát triển mạnh và nhanh hơn này thường có ưu thế, lợi thế so với toàn vùng và được gọi là Cực tăng trưởng (vị trí trung tâm). Lợi thế càng mạnh, ưu thế (được tạo lập) càng rõ, sức hấp dẫn (hội tụ nguồn lực) sẽ càng lớn. Kết cục là sức tăng trưởng của các tọa độ “cực” càng mạnh, độ lan tỏa tăng trưởng và phát triển càng cao.
Về khái niệm, cực tăng trưởng được định nghĩa là một tổ hợp các ngành (sản xuất, dịch vụ, bao gồm dịch vụ công cộng) có khả năng tạo động lực tăng trưởng mới và mạnh cho nền kinh tế vùng lãnh thổ (chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ).
Về thực chất, cực tăng trưởng là kết quả của quá trình tập trung đầu tư và tăng trưởng vào một vùng lãnh thổ xác định, hội tụ những lợi thế phát triển tự nhiên vượt trội. Nhờ tập trung đầu tư và tăng trưởng, những lợi thế vốn có được phát huy, được gia tăng thêm sức mạnh và được bổ sung thêm lợi thế mới, được gọi là lợi thế “động”, phân biệt với những lợi thế “tĩnh” vốn có.
Phương thức để đạt mục tiêu là tạo sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất được bố trí cạnh nhau trong vùng, nhờ đó, tối ưu hóa vận hành, giảm chi phí sản xuất, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Chu trình lan tỏa tăng trưởng và hấp dẫn đầu tư mới vào vùng cực tiếp tục diễn ra, tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho vùng lãnh thổ.
Các yếu tố quyết định “cực tăng trưởng”:
Ba yếu tố quyết định biến một tọa độ địa lý xác định thành “Cực tăng trưởng” hiện thực là: Thứ nhất, có lợi thế xuất phát nổi bật, trước hết là những lợi thế tự nhiên [khoáng sản, cảng biển, tài nguyên du lịch, vị thế địa - kinh tế, nguồn nhân lực (dồi dào), kết nối giao thông]. Thứ hai, tập trung được các nguồn lực “động” cho phát triển (vốn, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật, …), đủ để “giải phóng”, phát huy sức mạnh của lợi thế “tĩnh”, tạo sức tăng trưởng và lan tỏa phát triển vượt trội. Thứ ba, tập trung chính sách khuyến khích mạnh và cơ chế hỗ trợ vượt trội đủ để tạo sức hấp dẫn đầu tư vào vùng “cực tăng trưởng” (hiện thực hóa yếu tố thứ hai).
Cần lưu ý rằng cách tiếp cận cạnh tranh như trên, trong nhiều trường hợp, dẫn tới “cuộc cạnh tranh cùng xuống đáy” khi các địa phương đều ra sức tăng ưu đãi dành cho các dự án đầu tư vào địa phương mình, coi đây là cách thức hiệu quả để giành thắng lợi trong cạnh tranh thu hút đầu tư.
Về logic, mấu chốt của việc xây dựng cực tăng trưởng là thu hút được đầu tư, nguồn lực và tăng trưởng. Theo đó, việc xác lập và thực hiện các chính sách, cơ chế khuyến khích mạnh, triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển vượt trội đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng thành công cực tăng trưởng.
Tác động của cực tăng trưởng: Tác động của vùng cực đến phát triển toàn bộ nền kinh tế lãnh thổ thể hiện trên hai mặt tác động tích cực và tác động tiêu cực, hay còn gọi là “hiệu ứng lan tỏa” và “hiệu ứng phân cực”. Hiệu ứng lan tỏa là tác động tích cực của sự phát triển vùng cực đến vùng phụ cận trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Các lí do cấu thành hiệu ứng lan tỏa là: Phân bố lại các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ; Truyền bá thông tin và các tiến bộ công nghệ; Truyền bá các ngành nghề và dịch vụ mới để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sử dụng các nguồn lực (yếu tố sản xuất) hiệu quả hơn; Đồng thời tiến hành phi tập trung hóa dân cư và lao động. Hiệu ứng phân cực là ảnh hưởng tiêu cực từ tăng trưởng của một cực tới các vùng phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Đó là: Tăng sự chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu người giữa vùng phát triển và vùng chưa phát triển (tăng bất bình đẳng vùng); Thu hút các nguồn lực (vốn, tài nguyên, lao động vào sự phát triển của vùng phát triển) gây ảnh hưởng tiêu cực tới vùng chậm phát triển, làm gia tăng khó khăn cho vùng chậm phát triển.
2. Thực tiễn phát triển vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu thành cực tăng trưởng
2.1. Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Hoàng Mai
Kinh tế của vùng Hoàng Mai trong thời gian qua tăng trưởng khá nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Quy mô giá trị sản xuất của vùng đến năm 2020 chiếm 12,76% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Riêng Thị xã Hoàng Mai là đơn vị cấp huyện có quy mô giá trị sản xuất đứng thứ 3 toàn tỉnh. Kinh tế của vùng tăng trưởng khá nhanh, song chưa bền vững, còn phụ thuộc  vào một vài trụ cột công nghiệp như Tôn Hoa Sen, xi măng Hoàng Mai, xi măng Tân Thắng. Giá trị tăng thêm cũng chưa nhiều.

Toàn cảnh thị xã Hoàng Mai

Đối với Thị xã Hoàng Mai, công nghiệp trong những năm qua tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của tỉnh nói chung và của Thị xã nói riêng; dịch vụ, thương mại có bước tăng trưởng khá; nông nghiệp phát huy được thế mạnh trong khai thác thủy, hải sản.
Đối với huyện Quỳnh Lưu, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp (nhất là làng nghề) phát huy tốt, dịch vụ thương mại phát triển khá đồng đều. Cơ cấu kinh tế của vùng Hoàng Mai đã chuyển dịch dần sang hướng công nghiệp - dịch vụ, thương mại nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng cho ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.
Kết cấu hạ tầng của vùng Hoàng Mai trong thời gian qua được quan tâm đầu tư và đạt kết quả đáng kể. Thị xã Hoàng Mai có thêm 21 chỉ tiêu đô thị loại III hoàn thành, dáng dấp đô thị bước đầu được nhận diện. Đến nay, cả Thị xã Hoàng Mai và Huyện Quỳnh Lưu đều đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp huyện. Mặc dù vùng Hoàng Mai có nhiều tiềm năng nhưng chưa có sự liên kết trong phát triển giữa thị xã Hoàng Mai với huyện Quỳnh Lưu và một số vùng lân cận, đặc biệt là chưa có sự liên kết các lợi thế về điều kiện tự nhiên, con người để tạo nguồn lực đủ mạnh trọng cạnh tranh phát triển.
Vùng Hoàng Mai có tiềm năng để phát triển công nghiệp, song tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN trên địa bàn vẫn còn rất thấp và quá trình lấp đầy còn rất chậm. Chưa có những doanh nghiệp dẫn dắt, tạo ra các chuỗi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, CCN chậm, gặp nhiều khó khăn; nhiều dự án lớn, mang tính đột phá tạo động lực phát triển của vùng vẫn đang chậm tiến độ. Dịch vụ, thương mại của vùng Hoàng Mai còn manh mún, các thế mạnh về dịch vụ du lịch biển, du lịch văn hóa - lịch sử, cảnh quan chưa được khai thác và phát huy. Đặc biệt, Hoàng Mai có lợi thế về cảng biển Đông Hồi kết nối với đường bộ, đường sắt và đường không thuận tiện nhưng vẫn còn ở mức độ quy hoạch, chưa trở thành nguồn lực thực sự để phát triển dịch vụ cảng biển và logistic.
Thu NSNN tăng khá nhưng chủ yếu là nguồn thu từ tiền sử dụng đất nên còn thiếu sự ổn định. Chi NSNN mới đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu, các nhu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng đô thị loại III, xây dựng nông thôn mới còn gặp khó khăn trong huy động nguồn lực vì còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên. Thực lực kinh tế của vùng còn yếu, số lượng doanh nghiệp ít và yếu, chưa có những doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt, xây dựng các chuỗi sản xuất. Còn nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ kéo dài, một trong số đó có các dự án phải thu hồi làm cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương gặp khó khăn, tiềm năng về đất đai bị hạn chế.
Hệ thống giao thông kết nối Đông Tây của vùng khá đa dạng, tuy nhiên hiện chưa có các tuyến đủ lớn kết nối Quốc lộ 1A đi khu du lịch biển, đường ven biển, với vùng Quỳnh Trang - Tân Thắng có lợi thế cảnh quan hồ Vực Mấu. Hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp còn thiếu đồng bộ. Mới chỉ có KCN Hoàng Mai 1 cơ bản hoàn thiện các công trình hạ tầng để đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư, còn các KCN Hoàng Mai 2, KCN Đông Hồi và các cụm CN ở huyện Quỳnh Lưu thì hạ tầng nội khu hầu như chưa được đầu tư. Hạ tầng xã hội, nhất là các công trình hạ tầng về giáo dục, đào tạo, y tế chất lượng cao chưa phát triển. Bên cạnh đó, vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu cũng chưa quy hoạch các quỹ đất để xây dựng nhà ở cho chuyên gia, nhà ở công nhân. Đây là cũng là một trong những lực cản trong thu hút các dự án sử dụng các chuyên gia, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao.
2.2. Đánh giá điều kiện phát triển Vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu thành cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh Nghệ An
Ba yếu tố quyết định thành công của “cực tăng trưởng” vùng Hoàng Mai được xác định như sau: Vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu có năm lợi thế “xuất phát” nổi bật: (i) Lợi thế kết nối giao thông, đặc biệt là gần kề đường Quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam; (ii) Lợi thế có cảng biển (cảng Đông Hồi); (iii) Lợi thế tài nguyên du lịch biển đẹp; (iv) Lợi thế đô thị dọc sông - hướng biển; (v) Lợi thế gần Khu Kinh tế Quốc gia Nghi Sơn. Các lợi thế này có tác động định hướng phát triển rõ ràng. Chúng tích hợp với nhau, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để tăng “giá trị ưu tiên” cho hướng phát triển được chọn. Đây là cơ sở để xác định các tọa độ - mục tiêu cụ thể cấu thành “Cực tăng trưởng”.


https://truyenhinhnghean.vn/file/4028eaa46735a26101673a4df345003c/4028eaa467f477c80167f4aa053f0c68/042020/dua3_20200412121946.JPG
Dứa là 1 trong những sản phẩm thế mạnh của huyện Quỳnh Lưu

Có sự khác biệt rõ giữa cách phát triển thành cực tăng trưởng giữa hai vùng Nam Thanh và Bắc Nghệ. Trong khi vùng Nam Thanh (Nghi Sơn) lựa chọn lộ trình : phát triển công nghiệp, tạo đủ nguồn lực rồi phát triển nhanh đô thị; thì vùng Bắc Nghệ (vùng Hoàng Mai) chọn ưu tiên nguồn lực phát triển nhanh đô thị, sau đó mới đến phát triển công nghiệp. Trên thực tế, có thể coi đây là một lộ trình chưa phù hợp và một số hệ quả có thể thấy như : thiếu nguồn lực và nội lực phát triển, bộ mặt đô thị chưa thực sự thay đổi nhanh theo hướng hiện đại, khó khăn trong thu hút đầu tư vào các Khu Công nghiệp của Hoàng Mai...
Tuy nhiên, với lợi thế của “người đi sau”, vùng Hoàng Mai là có thể học hỏi các bài học thành công, thất bại trong nỗ lực phát triển “cực tăng trưởng” của các địa phương đi trước để lựa chọn cách thức phát triển phù hợp, tránh được các sai lầm mà các địa phương đi trước đã gặp phải. Ba lợi thế của “người đi sau” đó là: Một, lựa chọn đúng doanh nghiệp, ngành lĩnh vực thu hút. Hai, còn nhiều dư địa cho những tập đoàn kinh tế hay “ đại bàng” đầu tư. Ba, coi Nghi Sơn là một lợi thế phát triển đặc thù có giá trị đặc biệt.
Gần đây, dự án 200 triệu USD của Tập đoàn Juteng (Đài Loan) tại KCN Hoàng Mai 1, đóng vai trò là “thỏi nam châm” mạnh thu hút đầu tư, được coi là động thái mới của xu hướng
Trong giai đoạn vừa qua, từ góc nhìn xây dựng “cực tăng trưởng”, những chính sách và cơ chế hỗ trợ vùng Hoàng Mai chưa đủ mạnh, chưa tương xứng với sứ mệnh chức năng to lớn được đặt cho một Vùng có xuất phát điểm thấp.
Trong giai đoạn tới, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải cải thiện căn bản tình hình nói trên. Nhiệm vụ thúc đẩy sự ra đời nhanh của “cực tăng trưởng” Hoàng Mai đúng nghĩa đòi hỏi phải cung cấp cho nó một hệ chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư và hỗ trợ phát triển vượt trội dựa trên hai nguyên tắc: Không kém hơn những ưu đãi mà các vùng lân cận được hưởng; Phù hợp với những điều kiện đặc thù của Nghệ An và Hoàng Mai.
Đứng trước yêu cầu đẩy mạnh quá trình hình thành “cực tăng trưởng phía Bắc”, bên cạnh những lợi thế phát triển, vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu có những điều kiện bất lợi thế nhất định.
Thứ nhất, phạm vi không gian của “Cực tăng trưởng phía Bắc” được định hướng là “Vùng Hoàng Mai” (Thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu), tuy nhiên hiện nay đây là hai khu vực hành chính độc lập, với thể chế và điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội khác nhau. Hiện nay, tỉnh chưa có một văn bản chính thức để xác định địa giới hành chính vùng Hoàng Mai. Do đó, việc quy hoạch vùng, quy hoạch các phân khu chức năng, vai trò của các địa phương, thể chế điều hành và cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong vùng sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý của vùng Hoàng Mai cơ bản vẫn là bộ máy hành chính cấp huyện. Bộ máy này khó đáp ứng tốt chức năng quản lý phát triển một đô thị “cấp vùng”, mang sứ mệnh “cực tăng trưởng” hiện đại mà trung ương và tỉnh đặt ra cho Hoàng Mai. 
Thứ hai, vùng Hoàng Mai có xuất phát điểm là vùng thuần nông, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn trong một thời gian dài; do đó có thể đánh giá là thực lực yếu và trình độ phát triển thấp. Cụ thể một số điểm như : (i) Hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng số chưa phát triển đồng bộ, chưa đạt mức hiện đại cần thiết; (ii) Nguồn nhân lực chất lượng chưa cao; (iii) Lực lượng doanh nghiệp - lực lượng chủ đạo quyết định sự tồn tại của cực tăng trưởng - còn non yếu, thiếu các trụ cột dẫn dắt;(iv) Nguồn lực tài chính hỗ trợ đầu tư khan hiếm, khó tiếp cận; (v) Văn minh đô thị chưa được xác lập đầy đủ., … Đây là những điểm yếu nền tảng mà mọi quá trình phát triển đều phải đối mặt và giải quyết. Điểm khác biệt của bất lợi phát triển đối với vùng Hoàng Mai có chăng là ở mức độ bất lợi gay gắt hơn, nghiêm trọng hơn chứ không phải về tính chất.
Thứ ba, đó là xu thế hấp dẫn đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn theo nguyên tắc lực hấp dẫn (gravity) trong đầu tư phát triển. Vùng Hoàng Mai đi sau, thực lực kinh tế yếu hơn, trình độ tập trung công nghiệp - dịch vụ thấp hơn, các khuyến khích chính sách đối với đầu tư (dành cho Khu Công nghiệp) kém hơn (các khuyến khích chính sách dành cho Khu Kinh tế cấp Quốc gia đặc biệt ) nên rất khó cạnh tranh thu hút đầu tư với Khu Kinh tế Nghi Sơn ở ngay bên cạnh.
Thứ tư, quy hoạch phát triển Đô thị vùng Hoàng Mai theo hướng hiện đại hóa chưa được xác lập rõ ràng, với các luận cứ khoa học chặt chẽ và đầy đủ. Mục tiêu phát triển một “đô thị dọc sông - hướng biển” còn quá chung, chưa rõ về cấu trúc (tương quan các lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, các khu vực chức năng) và đẳng cấp (trình độ công nghệ, khuynh hướng phát triển chủ đạo//phục vụ, đổi mới - sáng tạo//, tính mở, đặc sắc văn hóa, …).
Cho đến nay, vùng Hoàng Mai vẫn chưa định hình quy hoạch rõ ràng các mảng và tuyến không gian phát triển đặc thù (Khu Cảng biển - công nghiệp, Khu Du lịch biển, Khu Nông nghiệp, Khu Đô thị Trung tâm) với các đường nét chất lượng chủ đạo. Tình trạng này gây khó khăn cho việc lựa chọn dự án ưu tiên cho các khu chức năng cụ thể, từ đó, xác lập ưu tiên chính sách phù hợp. Tình trạng này đặt quá trình phát triển đô thị Hoàng Mai, vốn cần tầm nhìn xa và tính ổn định, đứng trước nguy cơ dễ bị điều chỉnh và bị phá vỡ.
Do đó, nếu vùng Hoàng Mai không có những giải pháp đột phá, cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù, những hướng đi mới trong cấu trúc phát triển kinh tế và xây dựng đô thị thì xu hướng tụt hậu ngày càng xa đối với phía cực Nam Thanh càng hiện hữu. Mục tiêu vùng Hoàng Mai trở thành cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh sẽ rất khó thực hiện được.
3. Giải pháp
Thứ nhất, kiên quyết không gia hạn đối với các Hợp đồng khai thác đá ở Hoàng Mai của Công ty CP Mỏ Đá Hoàng Mai và Công ty xi măng Nghi Sơn (doanh nghiệp FDI Nhật Bản); không mở rộng sản xuất của Nhà máy xi măng Hoàng Mai trên địa bàn thị xã. Đặt mục tiêu đàm phán lại thời hạn thực hiện các Hợp đồng này theo tinh thần chấm dứt Hợp đồng càng sớm càng tốt. 
Thứ hai, đưa tất cả các KCN của Vùng Hoàng Mai vào Khu Kinh tế Đông Nam (nên được đổi tên sớm thành Khu Kinh tế Nghệ An), tạo tiền đề cho các dự án đầu tư được lựa chọn ưu tiên vào các KCN này được hưởng quy chế ưu đãi dành cho Khu Kinh tế cấp Quốc gia. Áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể với các KCN Hoàng Mai theo tinh thần “khuyến khích, ưu đãi đầu tư” tối đa.
Thứ ba, căn cứ vào mục tiêu phát triển và lợi thế địa hình - cảnh quan, xây dựng quy hoạch (lại) Đô thị Hoàng Mai theo định hướng phát triển một Đô thị dọc sông - hướng biển hiện đại (văn minh và thông minh), và có tính cạnh tranh đô thị cao. Định hướng này phải được bảo vệ bằng các quy định luật pháp và hành chính nghiêm ngặt, không bị tùy tiện điều chỉnh, “chạy theo” các dự án đầu tư.
Thứ tư, dành sự hỗ trợ và mức ưu đãi cao nhất có thể để thu hút nhà đầu tư mạnh và đủ tầm vào phát triển Tổ hợp Đô thị - Du lịch - Nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Mai, kết nối khu Trung tâm Đô thị Hoàng Mai với Khu Du lịch biển Quỳnh Lập. Dự án này giúp phát triển Đô thị Hoàng Mai đúng hướng, đúng tầm, giúp Hoàng Mai bổ sung cơ cấu và tạo liên kết ngành hiệu quả trong Tổ hợp Động lực Phát triển Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An. Đề xuất phát triển Tổ hợp Đô thị - Du lịch - Nghỉ dưỡng cao cấp nêu trên sẽ giúp Hoàng Mai sớm trở thành một đô thị đẹp, sang trọng - một yếu tố có ý nghĩa rất lớn trong việc mời gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư “tầm cỡ”. Do đó, trong thời gian tới, vùng cần tập trung mời gọi nhà đầu tư chiến lược - hay “Đại bàng” đúng nghĩa về đầu tư phát triển Tổ hợp này.
Thứ năm, xây dựng chương trình hợp nhất Thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu thành “Vùng Hoàng Mai”, xác định rõ bước đi, quy trình, các điều kiện bảo đảm và kế hoạch triển khai.
Xây dựng quy hoạch phát triển mới cho Đô thị hợp nhất với chức năng chính là “cực tăng trưởng”. Trong quy hoạch này, phải định hướng mục tiêu tổng thể, chức năng cụ thể của “Vùng Hoàng Mai”, xác định các khu vực và các tuyến phát triển chức năng đáp ứng yêu cầu của Đô thị “hiện đại và có tính cạnh tranh”. Định hình thể chế quản lý - điều hành Đô thị “Vùng Hoàng Mai” với cơ chế hoạt động và bộ máy điều hành không chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý hành chính nhà nước hiện đại nói chung. Thể chế và bộ máy này phải được “thiết kế mới”, bảo đảm tính phù hợp và có đủ năng lực thực hiện chức năng phát triển đặc thù của “cực tăng trưởng”.
PGS.TS Trần Đình Thiên     



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây