HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Nội dung:

Vấn đề phát triển xuất khẩu bền vững đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu của các học giả, các tổ chức trong và ngoài nước, tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đi sâu nghiên cứu, chỉ rõ nội dung và các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững có thể áp dụng cho một lĩnh vực, ngành hàng cụ thể như hàng nông sản hay rau quả.

Thời gian tới, môi trường kinh doanh quốc tế có nhiều thay đổi, với việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan và thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu EU (EVFTA). Phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực hiện FTAs thế hệ mới sẽ có nhiều điểm mới, vì vậy cần có sự phát triển thêm về mặt lý luận về tác động của FTAs thế hệ mới đối với phát triển xuất khẩu bền vững nói chung và với ngành hàng cụ thể như ngành rau quả nói riêng.

Năm 2017 đánh dấu một năm bứt phá của ngành hàng rau quả trong bức tranh tổng thể của nông nghiệp Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam đạt 3.501,59 triệu USD, tăng mạnh 42,47% so với năm 2016 (2.457,66 triệu USD). Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của ngành hàng rau quả, đồng thời, 2017 cũng là năm đầu tiên ngành rau quả đã xuất siêu gần 2 tỷ USD, góp phần làm tăng giá trị trong ngành nông nghiệp Việt Nam, giúp nông dân tăng thu nhập và đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước. Sang năm 2018, xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng và đạt 3.809,59 triệu USD. Với mức tăng trưởng như vậy, mặt hàng rau quả hiện đã vượt cà phê và hạt điều để vươn lên đứng hàng thứ ba chỉ sau mặt hàng gỗ, thủy sản trong Top những mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, vượt xa một số mặt hàng nông sản chủ lực khác như gạo, cao su, chè, hạt tiêu...

Đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU), thị phần rau quả Việt Nam mặc dù còn rất khiêm tốn, theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2018, nhập khẩu rau quả từ Việt Nam chỉ mới chiếm 0,94% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của EU, song kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ chốt thuộc EU như Đức, Hà Lan, Anh, Pháp, Italia… đạt mức tăng khá và EU được đánh giá là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam. Trong năm 2018, xuất khẩu mặt hàng rau quả chiếm 1,78% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt trên 1.073 triệu USD, chiếm 20,77% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam; trong đó, các mặt hàng rau quả chính xuất khẩu sang EU gồm: Trái cây tươi như chanh dây, thanh long, xoài, dứa chiếm tỷ trọng lớn; rau quả qua chế biến; rau củ tươi; các loại rau gia vị - mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu rau quả vào EU của Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Nguyên Minh thực hiện “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững đối với lĩnh vực xuất khẩu, có thể hiểu, phát triển xuất khẩu bền vững nói chung là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định và đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Nói cách khác, đó là sự phát triển xuất khẩu đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và các mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, rau quả là một trong những mặt hàng xuất khẩu đạt được mức độ tăng trưởng khá ấn tượng, trong đó thị trường EU được đánh giá là thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển đối với rau quả Việt Nam, đem về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu lao động nông thôn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả sang thị trường EU là một trong những yêu cầu, định hướng để thực hiện các mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững nói chung, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, BVMT và đảm bảo an sinh xã hội.

Để có cơ sở khoa học vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nghiên cứu chính sau đây:

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, làm sáng tỏ lý luận chung về phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả, đưa ra khái niệm, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả trên cả ba khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội; xác định các nhân tố quốc tế tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả, đáng chú ý là môi trường kinh doanh quốc tế, việc tham gia và thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình là Hiệp định EVFTA và chính sách thương mại, quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng rau quả của một số nước nhập khẩu chính thuộc EU, các nhân tố từ phía cung và cầu rau quả, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm PTXKBV mặt hàng rau quả Việt Nam.

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả sang thị trường EU của một số nước xuất khẩu rau quả lớn bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia châu Phi như Nam Phi, Ma rốc, Costa Rica, Ai Cập… từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường tiềm năng này.

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) theo các tiêu chí PTXKBV giai đoạn 2014-2018, nhận thấy, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, song phát triển xuất khẩu mặt hàng rau quả còn nhiều hạn chế và chưa bền vững: (i) Thị phần của hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU còn rất khiêm tốn, tập trung quá mức vào một số thị trường chủ yếu như Hà Lan, Đức, Pháp, Anh và Italia; (ii) Mức độ chuyển dịch cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu còn rất chậm, chủ yếu xuất khẩu rau quả, nguyên liệu thô, mức độ chế biến chưa sâu, giá trị gia tăng thấp, phẩm cấp, chất lượng chưa cao và chưa có thương hiệu, chủ yếu nằm ở phân khúc thị trường giá trung bình và thấp; (iii) Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam còn thấp và chậm được cải thiện, khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, ATTP đối với hàng rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe của thị trường EU; (iv) Năng lực tham gia của các mặt hàng rau quả xuất khẩu trong chuỗi cung ứng 54 và các chuỗi giá trị hàng rau quả xuất khẩu sang EU chưa hiệu quả và còn nhiều vấn đề cần giải quyết như thiếu sự liên kết, hợp tác, giá trị gia tăng xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam còn thấp và chậm được cải thiện; (v) Các khâu từ canh tác, trồng trọt đến chế biến, xuất khẩu đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường; (vi) Khả năng tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và chất lượng lao động từ hoạt động xuất khẩu rau quả còn nhiều hạn chế, công bằng xã hội trong xuất khẩu mặt hàng rau quả chưa được đảm bảo.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17535/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày xuất bản: ngày 21 tháng 09 năm 2022
Nội dung:

Vấn đề phát triển xuất khẩu bền vững đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu của các học giả, các tổ chức trong và ngoài nước, tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đi sâu nghiên cứu, chỉ rõ nội dung và các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững có thể áp dụng cho một lĩnh vực, ngành hàng cụ thể như hàng nông sản hay rau quả.

Thời gian tới, môi trường kinh doanh quốc tế có nhiều thay đổi, với việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan và thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu EU (EVFTA). Phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực hiện FTAs thế hệ mới sẽ có nhiều điểm mới, vì vậy cần có sự phát triển thêm về mặt lý luận về tác động của FTAs thế hệ mới đối với phát triển xuất khẩu bền vững nói chung và với ngành hàng cụ thể như ngành rau quả nói riêng.

Năm 2017 đánh dấu một năm bứt phá của ngành hàng rau quả trong bức tranh tổng thể của nông nghiệp Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam đạt 3.501,59 triệu USD, tăng mạnh 42,47% so với năm 2016 (2.457,66 triệu USD). Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của ngành hàng rau quả, đồng thời, 2017 cũng là năm đầu tiên ngành rau quả đã xuất siêu gần 2 tỷ USD, góp phần làm tăng giá trị trong ngành nông nghiệp Việt Nam, giúp nông dân tăng thu nhập và đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước. Sang năm 2018, xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng và đạt 3.809,59 triệu USD. Với mức tăng trưởng như vậy, mặt hàng rau quả hiện đã vượt cà phê và hạt điều để vươn lên đứng hàng thứ ba chỉ sau mặt hàng gỗ, thủy sản trong Top những mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, vượt xa một số mặt hàng nông sản chủ lực khác như gạo, cao su, chè, hạt tiêu...

Đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU), thị phần rau quả Việt Nam mặc dù còn rất khiêm tốn, theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2018, nhập khẩu rau quả từ Việt Nam chỉ mới chiếm 0,94% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của EU, song kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ chốt thuộc EU như Đức, Hà Lan, Anh, Pháp, Italia… đạt mức tăng khá và EU được đánh giá là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam. Trong năm 2018, xuất khẩu mặt hàng rau quả chiếm 1,78% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt trên 1.073 triệu USD, chiếm 20,77% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam; trong đó, các mặt hàng rau quả chính xuất khẩu sang EU gồm: Trái cây tươi như chanh dây, thanh long, xoài, dứa chiếm tỷ trọng lớn; rau quả qua chế biến; rau củ tươi; các loại rau gia vị - mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu rau quả vào EU của Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Nguyên Minh thực hiện “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững đối với lĩnh vực xuất khẩu, có thể hiểu, phát triển xuất khẩu bền vững nói chung là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định và đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Nói cách khác, đó là sự phát triển xuất khẩu đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và các mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, rau quả là một trong những mặt hàng xuất khẩu đạt được mức độ tăng trưởng khá ấn tượng, trong đó thị trường EU được đánh giá là thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển đối với rau quả Việt Nam, đem về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho hàng triệu lao động nông thôn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả sang thị trường EU là một trong những yêu cầu, định hướng để thực hiện các mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững nói chung, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, BVMT và đảm bảo an sinh xã hội.

Để có cơ sở khoa học vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nghiên cứu chính sau đây:

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, làm sáng tỏ lý luận chung về phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả, đưa ra khái niệm, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả trên cả ba khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội; xác định các nhân tố quốc tế tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả, đáng chú ý là môi trường kinh doanh quốc tế, việc tham gia và thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình là Hiệp định EVFTA và chính sách thương mại, quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng rau quả của một số nước nhập khẩu chính thuộc EU, các nhân tố từ phía cung và cầu rau quả, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm PTXKBV mặt hàng rau quả Việt Nam.

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả sang thị trường EU của một số nước xuất khẩu rau quả lớn bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia châu Phi như Nam Phi, Ma rốc, Costa Rica, Ai Cập… từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường tiềm năng này.

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) theo các tiêu chí PTXKBV giai đoạn 2014-2018, nhận thấy, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, song phát triển xuất khẩu mặt hàng rau quả còn nhiều hạn chế và chưa bền vững: (i) Thị phần của hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU còn rất khiêm tốn, tập trung quá mức vào một số thị trường chủ yếu như Hà Lan, Đức, Pháp, Anh và Italia; (ii) Mức độ chuyển dịch cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu còn rất chậm, chủ yếu xuất khẩu rau quả, nguyên liệu thô, mức độ chế biến chưa sâu, giá trị gia tăng thấp, phẩm cấp, chất lượng chưa cao và chưa có thương hiệu, chủ yếu nằm ở phân khúc thị trường giá trung bình và thấp; (iii) Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam còn thấp và chậm được cải thiện, khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, ATTP đối với hàng rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe của thị trường EU; (iv) Năng lực tham gia của các mặt hàng rau quả xuất khẩu trong chuỗi cung ứng 54 và các chuỗi giá trị hàng rau quả xuất khẩu sang EU chưa hiệu quả và còn nhiều vấn đề cần giải quyết như thiếu sự liên kết, hợp tác, giá trị gia tăng xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam còn thấp và chậm được cải thiện; (v) Các khâu từ canh tác, trồng trọt đến chế biến, xuất khẩu đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường; (vi) Khả năng tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và chất lượng lao động từ hoạt động xuất khẩu rau quả còn nhiều hạn chế, công bằng xã hội trong xuất khẩu mặt hàng rau quả chưa được đảm bảo.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17535/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây