HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta
Nội dung:
Vừa qua, TS. Phạm Tất Thắng cùng nhóm nghiên cứu tại Tạp chí Cộng sản đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta”. Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH; đánh giá thực trạng sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở 5 vùng miền, trong đó chú ý đồng bào DTTS; xây dựng và thử nghiệm 05 mô hình sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH tại 05 vùng; và đề xuất các giải pháp chính sách, giải pháp sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH.
Sau 2 năm nghiên cứu, trên cơ sở phân tích kết cấu và diễn giải các hợp phần của 50 mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào TTĐP ở 05 vùng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình, trên cơ sở đó mỗi vùng lựa chọn 01 mô hình ứng phó với BĐKH phù hợp, hiệu quả nhất để hoàn thiện, chuyển giao ứng dụng rộng rãi.
Sau khi hoàn thiện mô hình, nhóm nghiên cứu đã xây ựng và thử nghiệm 05 mô hình sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH tại 5 vùng: Ở Trung du và miền núi phía Bắc: Mô hình Kỹ thuật trồng ngô che phủ kết hợp xen canh nâng cao tính bền vững môi trường. Ở Duyên hải miền Trung: Mô hình Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua những tri thức địa phương. Ở Tây Nguyên: Mô hình trồng xen canh “cà phê - muồng đen - hạt tiêu - cây dược liệu (đinh lăng)”. Ở Đồng bằng sông Cửu Long: Mô hình luân canh “Tôm sinh thái - Lúa an toàn”. Ở Đồng bằng sông Hồng: Mô hình ao - vườn của anh Phạm Văn Tường.
Đề tài đã tổng kết, đưa ra đánh giá chung việc sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH, trên các khía cạnh sau: Làm rõ đặc điểm sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở từng vùng; Nhận thức và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong các vùng đối với mối đe dọa của BĐKH và sử dụng TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH; Cơ chế, phương thức huy động nguồn lực, lực lượng giữa các vùng phục vụ cho sử dụng, phát huy TTĐP nhằm ứng phó với BĐKH; Quy mô, phạm vi, cách thức sử ụng và phát huy TTĐP trong ứng phó với BĐKH ở các vùng; và đưa ra đánh giá chung về sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở nước ta.
Trên cơ sở đưa ra dự báo tình hình BĐKH và yêu cầu mới đặt ra trong ứng phó với BĐKH, đề tài đã đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp để sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở các vùng miền và cộng đồng dân cư. Trong đó, các nhóm giải pháp được chia thành: nhóm chính sách và giải pháp đối với cấp trung ương; nhóm giải pháp đối với cấp địa phương; nhóm giải pháp đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, khoa học-công nghệ, doanh nghiệp và cộng đồng vi mô (làng/ ản/phum/sóc/plei/buôn); và nhóm giải pháp truyền thông. Cùng với đó là 6 kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy việc phát huy và sử dụng TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa, bảo tồn, lưu trữ TTĐP ở các vùng miền trên cả nước, đồng thời làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ động ứng phó với BĐKH trên cơ sở ứng dụng TTĐP.
Những mô hình cụ thể (05 mô hình) sử dụng TTĐP trong ứng phó với BĐKH được phát hiện, nhân rộng sẽ có tác động không nhỏ trong chủ động thích ứng với BĐKH, đến đời sống kinh tế - xã hội các khu vực đó, đồng thời đóng góp thêm nguồn tư liệu quý giá về TTĐP tại các khu vực này./.
Anh Xuân (TH)



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta
Ngày xuất bản: ngày 26 tháng 02 năm 2023
Nội dung:
Vừa qua, TS. Phạm Tất Thắng cùng nhóm nghiên cứu tại Tạp chí Cộng sản đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta”. Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH; đánh giá thực trạng sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở 5 vùng miền, trong đó chú ý đồng bào DTTS; xây dựng và thử nghiệm 05 mô hình sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH tại 05 vùng; và đề xuất các giải pháp chính sách, giải pháp sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH.
Sau 2 năm nghiên cứu, trên cơ sở phân tích kết cấu và diễn giải các hợp phần của 50 mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào TTĐP ở 05 vùng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình, trên cơ sở đó mỗi vùng lựa chọn 01 mô hình ứng phó với BĐKH phù hợp, hiệu quả nhất để hoàn thiện, chuyển giao ứng dụng rộng rãi.
Sau khi hoàn thiện mô hình, nhóm nghiên cứu đã xây ựng và thử nghiệm 05 mô hình sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH tại 5 vùng: Ở Trung du và miền núi phía Bắc: Mô hình Kỹ thuật trồng ngô che phủ kết hợp xen canh nâng cao tính bền vững môi trường. Ở Duyên hải miền Trung: Mô hình Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua những tri thức địa phương. Ở Tây Nguyên: Mô hình trồng xen canh “cà phê - muồng đen - hạt tiêu - cây dược liệu (đinh lăng)”. Ở Đồng bằng sông Cửu Long: Mô hình luân canh “Tôm sinh thái - Lúa an toàn”. Ở Đồng bằng sông Hồng: Mô hình ao - vườn của anh Phạm Văn Tường.
Đề tài đã tổng kết, đưa ra đánh giá chung việc sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH, trên các khía cạnh sau: Làm rõ đặc điểm sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở từng vùng; Nhận thức và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong các vùng đối với mối đe dọa của BĐKH và sử dụng TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH; Cơ chế, phương thức huy động nguồn lực, lực lượng giữa các vùng phục vụ cho sử dụng, phát huy TTĐP nhằm ứng phó với BĐKH; Quy mô, phạm vi, cách thức sử ụng và phát huy TTĐP trong ứng phó với BĐKH ở các vùng; và đưa ra đánh giá chung về sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở nước ta.
Trên cơ sở đưa ra dự báo tình hình BĐKH và yêu cầu mới đặt ra trong ứng phó với BĐKH, đề tài đã đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp để sử dụng và phát huy TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH ở các vùng miền và cộng đồng dân cư. Trong đó, các nhóm giải pháp được chia thành: nhóm chính sách và giải pháp đối với cấp trung ương; nhóm giải pháp đối với cấp địa phương; nhóm giải pháp đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, khoa học-công nghệ, doanh nghiệp và cộng đồng vi mô (làng/ ản/phum/sóc/plei/buôn); và nhóm giải pháp truyền thông. Cùng với đó là 6 kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy việc phát huy và sử dụng TTĐP trong chủ động ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa, bảo tồn, lưu trữ TTĐP ở các vùng miền trên cả nước, đồng thời làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ động ứng phó với BĐKH trên cơ sở ứng dụng TTĐP.
Những mô hình cụ thể (05 mô hình) sử dụng TTĐP trong ứng phó với BĐKH được phát hiện, nhân rộng sẽ có tác động không nhỏ trong chủ động thích ứng với BĐKH, đến đời sống kinh tế - xã hội các khu vực đó, đồng thời đóng góp thêm nguồn tư liệu quý giá về TTĐP tại các khu vực này./.
Anh Xuân (TH)



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây