HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng thiên văn Hàn Quốc
Nội dung:

PGS.TS Hoàng Chí Thiêm được Hội thiên văn Hàn Quốc trao giải thưởng cho nhà khoa học có thành tựu nghiên cứu xuất sắc nhất trong 10 năm qua.

Hiệp hội Thiên văn học Hàn Quốc hôm 13/10 trao tặng "Giải thưởng Khoa học" cho PGS.TS Hoàng Chí Thiêm (43 tuổi), Viện nghiên cứu khoa học thiên văn và vũ trụ Hàn Quốc, Đại học khoa học và công nghệ Hàn Quốc. Đây là giải thưởng hàng năm vinh danh một nhà khoa học (đang làm việc tại Hàn Quốc) có thành tựu nghiên cứu xuất sắc và được chứng minh qua những công trình nghiên cứu có ý nghĩa cao, được ghi nhận bởi cộng đồng quốc tế. Hiệp hội gồm 1.000 thành viên, là các nhà thiên văn chuyên nghiệp, nghiên cứu sau tiến sĩ, nghiên cứu sinh tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu ở Hàn Quốc.

 
PGS.TS Hoàng Chí Thiêm. Ảnh: NVCC

PGS.TS Hoàng Chí Thiêm. Ảnh: NVCC

PGS Thiêm được trao giải với công trình nghiên cứu chính về quá trình định hướng của các hạt bụi trong vũ trụ. Ông cùng các cộng sự xây dựng được mô hình lý thuyết hoàn chỉnh để giải thích và định lượng sự định hướng của các hạt bụi trong vũ trụ do sự tác động của mômen xoắn bức xạ. Nghiên cứu khám phá ra các hiệu ứng vật lý mới như hiệu ứng phân mảnh do lực ly tâm bởi xoắn bức xạ và xoắn cơ học. Các kết quả này được kiểm nghiệm bằng quan sát thiên văn và trở thành nền tảng lý thuyết để giải thích hiện tượng phân cực của ánh sáng, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng của kỹ thuật phân cực vào việc đo đạc từ trường trong vũ trụ dùng các kính thiên văn lớn nhất thế giới như ALMA.

Ông cũng nghiên cứu các tính toán lý thuyết tiên phong cho việc du hành liên sao dùng áp suất bức xạ. Đây là hướng nghiên cứu mới nhưng nhiều hứa hẹn cho tương lai. Công trình của PGS Thiêm làm sáng tỏ bản chất của vật thể đầu tiên viếng thăm hệ Mặt Trời, tên "Oumuamua" có nguồn gốc từ môi trường liên sao. Các nghiên cứu của ông được cộng đồng thiên văn thế giới chú ý, trong đó các công trình này được chọn làm highlight của năm bởi Hiệp hội Thiên văn Mỹ (năm 2020), công bố trên ấn phẩm hàng đầu như Scientific American, The Astrophysical Journal Letters...

GS Abraham (Avi) Loeb, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Harvard (Mỹ) đánh giá, PGS Thiêm là người đầu tiên chứng minh sự thiệt hại nghiêm trọng của tàu vũ trụ có tốc độ bởi va chạm với khí và bụi trong môi trường giữa các vì sao, đồng thời đưa ra đề xuất một thiết kế tối ưu để bảo vệ tàu vũ trụ. Ông cũng nghiên cứu sự tích điện và động lực học của tàu nano tương đối trong môi trường giữa các vì sao và đánh giá ảnh hưởng của từ trường giữa các vì sao lên quỹ đạo của tàu nano. "Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với thiết kế, điều khiển và bảo vệ tàu vũ trụ", GS Abraham nói.

Theo GS Alex Lazarian, Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), quá trình vật lý gây ra hiện tượng định hướng của bụi trong vũ trụ rất phức tạp. Các nhà vật lý thiên văn lớn như Lyman Spitzer, Edward Purcell (người từng được giải Nobel về Vật lý) đã dành nhiều tâm sức để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên họ vẫn chưa giải quyết hoàn toàn bài toán này. "Mô hình lý thuyết do PGS Thiêm và cộng sự đề xuất năm 2007 đã mang đến bước đột phá trong tìm hiểu bản chất của hiện tượng định hướng của bụi", ông nói.

PGS Hoàng Chí Thiêm hiện là nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Khoa học vũ trụ và Thiên văn Hàn Quốc (KASI), đồng thời là Phó giáo sư tại Đại học khoa học và công nghệ Hàn Quốc. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ năm 2012, sau đó được giải thưởng dành cho nghiên cứu sau tiến sĩ của Viện Vật lý thiên văn lý thuyết Canada và Quỹ Humboldt (Đức). Hướng nghiên cứu chính của ông là về bụi và từ trường trong vũ trụ, nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc các ngôi sao, hành tinh và sự tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Hồi tháng 7, PGS Thiêm cùng hai nhà khoa học là TS Nguyễn Trọng Hiền (NASA, Mỹ, trưởng nhóm) và TS Nguyễn Lương Quang (American University, tại Paris, Pháp) thành lập Nhóm Vật lý Thiên văn (SAGI). Nhóm hoạt động dưới sự quản lý của Viện nghiên cứu khoa học và giáo dục liên ngành IFIRSE, trực thuộc ICISE (Quy Nhơn, Bình Định), nơi GS Trần Thanh Vân chủ trì xây dựng mong muốn trở thành ngôi nhà chung của các nhà khoa học. SAGI thành lập với mục tiêu đóng góp cho sự phát triển vật lý thiên văn tại Việt Nam. "Tôi mong muốn được tạo điều kiện tốt hơn nữa để tập trung phát triển hướng nghiên cứu và được làm việc nhiều hơn với các bạn trẻ đam mê thiên văn, đặc biệt từ Việt Nam", ông nói.

Giải thưởng Khoa học được Hiệp hội Thiên văn học Hàn Quốc trao từ năm 2010, đến nay có 12 nhà khoa học được vinh danh. PGS Thiêm là nước ngoài thứ hai được nhận giải thưởng này, đồng thời là người trẻ nhất. Ông cũng là người Việt duy nhất có tên trong danh sách. Giải thưởng xem xét thành tựu cả quá trình 10 năm, dựa trên đánh giá của các chuyên gia trong uỷ ban giải theo hồ sơ đề cử của bên thứ 3 là chuyên gia trong lĩnh vực.

Như Quỳnh




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng thiên văn Hàn Quốc
Ngày xuất bản: ngày 17 tháng 10 năm 2022
Nội dung:

PGS.TS Hoàng Chí Thiêm được Hội thiên văn Hàn Quốc trao giải thưởng cho nhà khoa học có thành tựu nghiên cứu xuất sắc nhất trong 10 năm qua.

Hiệp hội Thiên văn học Hàn Quốc hôm 13/10 trao tặng "Giải thưởng Khoa học" cho PGS.TS Hoàng Chí Thiêm (43 tuổi), Viện nghiên cứu khoa học thiên văn và vũ trụ Hàn Quốc, Đại học khoa học và công nghệ Hàn Quốc. Đây là giải thưởng hàng năm vinh danh một nhà khoa học (đang làm việc tại Hàn Quốc) có thành tựu nghiên cứu xuất sắc và được chứng minh qua những công trình nghiên cứu có ý nghĩa cao, được ghi nhận bởi cộng đồng quốc tế. Hiệp hội gồm 1.000 thành viên, là các nhà thiên văn chuyên nghiệp, nghiên cứu sau tiến sĩ, nghiên cứu sinh tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu ở Hàn Quốc.

 
PGS.TS Hoàng Chí Thiêm. Ảnh: NVCC

PGS.TS Hoàng Chí Thiêm. Ảnh: NVCC

PGS Thiêm được trao giải với công trình nghiên cứu chính về quá trình định hướng của các hạt bụi trong vũ trụ. Ông cùng các cộng sự xây dựng được mô hình lý thuyết hoàn chỉnh để giải thích và định lượng sự định hướng của các hạt bụi trong vũ trụ do sự tác động của mômen xoắn bức xạ. Nghiên cứu khám phá ra các hiệu ứng vật lý mới như hiệu ứng phân mảnh do lực ly tâm bởi xoắn bức xạ và xoắn cơ học. Các kết quả này được kiểm nghiệm bằng quan sát thiên văn và trở thành nền tảng lý thuyết để giải thích hiện tượng phân cực của ánh sáng, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng của kỹ thuật phân cực vào việc đo đạc từ trường trong vũ trụ dùng các kính thiên văn lớn nhất thế giới như ALMA.

Ông cũng nghiên cứu các tính toán lý thuyết tiên phong cho việc du hành liên sao dùng áp suất bức xạ. Đây là hướng nghiên cứu mới nhưng nhiều hứa hẹn cho tương lai. Công trình của PGS Thiêm làm sáng tỏ bản chất của vật thể đầu tiên viếng thăm hệ Mặt Trời, tên "Oumuamua" có nguồn gốc từ môi trường liên sao. Các nghiên cứu của ông được cộng đồng thiên văn thế giới chú ý, trong đó các công trình này được chọn làm highlight của năm bởi Hiệp hội Thiên văn Mỹ (năm 2020), công bố trên ấn phẩm hàng đầu như Scientific American, The Astrophysical Journal Letters...

GS Abraham (Avi) Loeb, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Harvard (Mỹ) đánh giá, PGS Thiêm là người đầu tiên chứng minh sự thiệt hại nghiêm trọng của tàu vũ trụ có tốc độ bởi va chạm với khí và bụi trong môi trường giữa các vì sao, đồng thời đưa ra đề xuất một thiết kế tối ưu để bảo vệ tàu vũ trụ. Ông cũng nghiên cứu sự tích điện và động lực học của tàu nano tương đối trong môi trường giữa các vì sao và đánh giá ảnh hưởng của từ trường giữa các vì sao lên quỹ đạo của tàu nano. "Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với thiết kế, điều khiển và bảo vệ tàu vũ trụ", GS Abraham nói.

Theo GS Alex Lazarian, Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), quá trình vật lý gây ra hiện tượng định hướng của bụi trong vũ trụ rất phức tạp. Các nhà vật lý thiên văn lớn như Lyman Spitzer, Edward Purcell (người từng được giải Nobel về Vật lý) đã dành nhiều tâm sức để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên họ vẫn chưa giải quyết hoàn toàn bài toán này. "Mô hình lý thuyết do PGS Thiêm và cộng sự đề xuất năm 2007 đã mang đến bước đột phá trong tìm hiểu bản chất của hiện tượng định hướng của bụi", ông nói.

PGS Hoàng Chí Thiêm hiện là nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Khoa học vũ trụ và Thiên văn Hàn Quốc (KASI), đồng thời là Phó giáo sư tại Đại học khoa học và công nghệ Hàn Quốc. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ năm 2012, sau đó được giải thưởng dành cho nghiên cứu sau tiến sĩ của Viện Vật lý thiên văn lý thuyết Canada và Quỹ Humboldt (Đức). Hướng nghiên cứu chính của ông là về bụi và từ trường trong vũ trụ, nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc các ngôi sao, hành tinh và sự tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Hồi tháng 7, PGS Thiêm cùng hai nhà khoa học là TS Nguyễn Trọng Hiền (NASA, Mỹ, trưởng nhóm) và TS Nguyễn Lương Quang (American University, tại Paris, Pháp) thành lập Nhóm Vật lý Thiên văn (SAGI). Nhóm hoạt động dưới sự quản lý của Viện nghiên cứu khoa học và giáo dục liên ngành IFIRSE, trực thuộc ICISE (Quy Nhơn, Bình Định), nơi GS Trần Thanh Vân chủ trì xây dựng mong muốn trở thành ngôi nhà chung của các nhà khoa học. SAGI thành lập với mục tiêu đóng góp cho sự phát triển vật lý thiên văn tại Việt Nam. "Tôi mong muốn được tạo điều kiện tốt hơn nữa để tập trung phát triển hướng nghiên cứu và được làm việc nhiều hơn với các bạn trẻ đam mê thiên văn, đặc biệt từ Việt Nam", ông nói.

Giải thưởng Khoa học được Hiệp hội Thiên văn học Hàn Quốc trao từ năm 2010, đến nay có 12 nhà khoa học được vinh danh. PGS Thiêm là nước ngoài thứ hai được nhận giải thưởng này, đồng thời là người trẻ nhất. Ông cũng là người Việt duy nhất có tên trong danh sách. Giải thưởng xem xét thành tựu cả quá trình 10 năm, dựa trên đánh giá của các chuyên gia trong uỷ ban giải theo hồ sơ đề cử của bên thứ 3 là chuyên gia trong lĩnh vực.

Như Quỳnh




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây