HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao góp phần nâng cao đời sống bà con Nghi Lộc
Nội dung:
Nông nghiệp công nghệ cao vốn không còn xa lạ gì với thế giới, nhưng tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ nhưng đang rất thu hút được sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp sản xuất vì những ưu thế mà nó mang lại so với nông nghiệp truyền thống. Nông nghiệp công nghệ cao là một xu hướng mà Việt Nam đang hướng tới và hứa hẹn sẽ là một bước tiến lớn cho nền nông nghiệp nước nhà.

Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW,  05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”…
Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp CNC như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng tự hào.
https://khuyennongnghean.com.vn/uploads/news/2022_09/image-20220914082300-1.png
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, ngày 03/10/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã ban hành Đề án số 13 - ĐA/HU về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2022-2025”. Đề án đã xác định mục tiêu và 5 nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt trên 2.400 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 190%/năm.
Thời gian qua, Nghi Lộc đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Các mô hình này đã được xây dựng, đi vào hoạt động trên một số lĩnh vực và đã phát huy được hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường; bước đầu đã làm thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh cho nông dân và đang từng bước được nhân ra trên diện rộng.
Theo đó, trong thời gian qua, cấp uỷ và chính quyền từ huyện đến cơ sở ở Nghi Lộc đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn. Các địa phương của huyện Nghi Lộc đã triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Nhằm phát huy lợi thế đất đai, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện có chủ trương khuyến khích xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC). Trên lĩnh vực trồng trọt, hiện toàn huyện Nghi Lộc có 24 mô hình ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 159.300 m2, bao gồm 22 mô hình sản xuất dưa lưới, nho, rau củ quả với diện tích 50.300 m2 và 2 mô hình trồng cam, bưởi với diện tích 109.000 m2. Các mô hình này cho tổng sản lượng trên 403 tấn củ quả, doanh thu 14 tỷ 539 triệu đồng, đạt 7 tỷ 763 triệu đồng lãi ròng/năm. Hàng năm, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã tạo việc làm ổn định cho người lao động với mức thu nhập đạt bình quân trên 78.400.000 đồng/người/năm.
Bên cạnh đó, toàn huyện Nghi Lộc có 77 trang trại chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ứng dụng công nghệ sinh học. Các mô hình chăn nuôi này cho tổng thu nhập gần 90 tỷ 741 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho người lao động với thu nhập bình quân đạt 84 triệu đồng/người/năm. Ở lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng đã có sự đổi mới bằng việc nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng công nghệ qua nhiều giai đoạn. Toàn huyện hiện có 6 mô hình với tổng diện tích nuôi 94.000 m2. Mặc dù chỉ chiếm 6,76% diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ toàn huyện nhưng thu nhập của 6 mô hình này đạt 20 tỷ 580 triệu đồng/năm, chiếm 49,06% thu nhập nuôi trồng mặn lợ chung của huyện. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện Nghi Lộc mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường, trong đó: Trồng dưa lưới, rau, củ, quả trong nhà màng cao gấp 10 lần; trồng cam, bưởi ứng dụng công nghệ cao gấp 4 lần; nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng công nghệ qua nhiều giai đoạn cao gấp 7,26 lần. Có được kết quả này là nhờ huyện đã quan tâm thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là hỗ trợ về xây dựng cơ sở vật chất.
Những con số thu nhập này cho thấy các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Cụ thể, trồng dưa lưới, rau, củ, quả trong nhà màng cao gấp 10 lần; trồng cam, bưởi ứng dụng CNC gấp 4 lần; nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn cao gấp 7,26 lần.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã phát huy được hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và bước đầu làm thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh cho nông dân đang được nhân ra trên diện rộng, góp phần xây dựng ngành nông nghiệp của huyện phát triển bền vững, toàn diện./.
Nguyễn Văn Bình



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao góp phần nâng cao đời sống bà con Nghi Lộc
Ngày xuất bản: ngày 24 tháng 05 năm 2023
Nội dung:
Nông nghiệp công nghệ cao vốn không còn xa lạ gì với thế giới, nhưng tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ nhưng đang rất thu hút được sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp sản xuất vì những ưu thế mà nó mang lại so với nông nghiệp truyền thống. Nông nghiệp công nghệ cao là một xu hướng mà Việt Nam đang hướng tới và hứa hẹn sẽ là một bước tiến lớn cho nền nông nghiệp nước nhà.

Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW,  05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”…
Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp CNC như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng tự hào.
https://khuyennongnghean.com.vn/uploads/news/2022_09/image-20220914082300-1.png
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, ngày 03/10/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã ban hành Đề án số 13 - ĐA/HU về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2022-2025”. Đề án đã xác định mục tiêu và 5 nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt trên 2.400 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 190%/năm.
Thời gian qua, Nghi Lộc đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Các mô hình này đã được xây dựng, đi vào hoạt động trên một số lĩnh vực và đã phát huy được hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường; bước đầu đã làm thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh cho nông dân và đang từng bước được nhân ra trên diện rộng.
Theo đó, trong thời gian qua, cấp uỷ và chính quyền từ huyện đến cơ sở ở Nghi Lộc đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn. Các địa phương của huyện Nghi Lộc đã triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Nhằm phát huy lợi thế đất đai, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện có chủ trương khuyến khích xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC). Trên lĩnh vực trồng trọt, hiện toàn huyện Nghi Lộc có 24 mô hình ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 159.300 m2, bao gồm 22 mô hình sản xuất dưa lưới, nho, rau củ quả với diện tích 50.300 m2 và 2 mô hình trồng cam, bưởi với diện tích 109.000 m2. Các mô hình này cho tổng sản lượng trên 403 tấn củ quả, doanh thu 14 tỷ 539 triệu đồng, đạt 7 tỷ 763 triệu đồng lãi ròng/năm. Hàng năm, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã tạo việc làm ổn định cho người lao động với mức thu nhập đạt bình quân trên 78.400.000 đồng/người/năm.
Bên cạnh đó, toàn huyện Nghi Lộc có 77 trang trại chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ứng dụng công nghệ sinh học. Các mô hình chăn nuôi này cho tổng thu nhập gần 90 tỷ 741 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho người lao động với thu nhập bình quân đạt 84 triệu đồng/người/năm. Ở lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng đã có sự đổi mới bằng việc nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng công nghệ qua nhiều giai đoạn. Toàn huyện hiện có 6 mô hình với tổng diện tích nuôi 94.000 m2. Mặc dù chỉ chiếm 6,76% diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ toàn huyện nhưng thu nhập của 6 mô hình này đạt 20 tỷ 580 triệu đồng/năm, chiếm 49,06% thu nhập nuôi trồng mặn lợ chung của huyện. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện Nghi Lộc mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường, trong đó: Trồng dưa lưới, rau, củ, quả trong nhà màng cao gấp 10 lần; trồng cam, bưởi ứng dụng công nghệ cao gấp 4 lần; nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng công nghệ qua nhiều giai đoạn cao gấp 7,26 lần. Có được kết quả này là nhờ huyện đã quan tâm thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là hỗ trợ về xây dựng cơ sở vật chất.
Những con số thu nhập này cho thấy các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Cụ thể, trồng dưa lưới, rau, củ, quả trong nhà màng cao gấp 10 lần; trồng cam, bưởi ứng dụng CNC gấp 4 lần; nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn cao gấp 7,26 lần.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã phát huy được hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và bước đầu làm thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh cho nông dân đang được nhân ra trên diện rộng, góp phần xây dựng ngành nông nghiệp của huyện phát triển bền vững, toàn diện./.
Nguyễn Văn Bình



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây