HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nâng cao đời sống cho bà con Kỳ Sơn
Nội dung:
Huyện Kỳ Sơn với vị trí địa lý khá khác biệt, địa hình hiểm trở, tài nguyên thiên nhiên phong phú, huyện Kỳ Sơn được biết đến là địa phương có nhiều sản vật tự nhiên mà không phải nơi đâu cũng có như: Gà đen; mận, đào; chè Shan tuyết; bí, khoai sọ,... Những năm qua, huyện chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.


Với 96.756 ha đất nông nghiệp, thuận lợi cho các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm, trồng rừng sản xuất, có lợi thế về phát triển đàn bò, lợn đen, gà đen. Để khai thác tiềm năng đó, trong giai đoạn tới, UBND huyện Kỳ Sơn quy hoạch phát triển cây trồng vật nuôi và ổn định dân cư, nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Thời gian qua, Kỳ Sơn tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, thúc đẩy sự hợp tác giữa "4 nhà" trong nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, đa dạng hóa sinh kế; tập trung phát triển các giống cây con đặc sản địa phương như gừng, gà đen, bò, dê, lợn bản, nếp nương, khoai sọ... hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, các chuỗi tiêu thụ sản phẩm và các mô hình kinh tế tập thể, mô hình khởi nghiệp; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; triển khai thực hiện thí điểm đề án giao đất giao rừng bước đầu đạt những kết quả tích cực...
Phát triển nông nghiệp ưu tiên theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa không chỉ giúp mở rộng vùng sản xuất tập trung, bền vững mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào.  Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, toàn huyện đạt được nhiều kết quả khả quan, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững; các Chương trình 30a, chương trình 135, chương trình Nông thôn mới và các chương trình hỗ trợ khác được thực hiện tốt góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trên địa bàn huyện có 11 hợp tác xã nông nghiệp, hơn 20 tổ hợp tác; 406 kinh tế hộ; 02 gia trại; 14 làng nghề truyền thống về đan lát, dệt thổ cẩm, các sản phẩm thủ công khác. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề, gia trại đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Để sản xuất nông sản đặc sản theo hướng hàng hóa rất cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, đồng thời chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất cũng phải gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp, hạn chế tối đa hiện tượng chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất tự phát, không tuân theo quy hoạch, gây bất lợi cho chính người sản xuất và địa phương. Các sản phẩm của Kỳ Sơn được sản xuất theo hướng hàng hóa như mận Mường Lống, chè Shan tuyết Huồi tụ, lúa nương, bí xanh, khoai sọ, hạt dẻ, gừng Kỳ Sơn,… của đồng bào các dân tộc, đặc sản hoa gừng vùng cao đắt hàng hút người sành ăn; Gà đen, gừng, cá mát,... Điển hình như chè tuyết Shan, tận dụng những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu cùng với giá đầu ra ổn định, thương hiệu Chè Shan Tuyết đã được đưa về huyện Kỳ Sơn trồng gần 20 năm qua. Sau ngần ấy thời gian nỗ lực, giờ đây chè Shan Tuyết đã trở thành cây trồng chủ lực và là cây xóa đói giảm nghèo cho hàng trăm đồng bào dân tộc Mông ở huyện miền núi biên giới Nghệ An. Mận Kỳ Sơn cũng đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình. Mận được trồng tại nhiều xã của Kỳ Sơn như Mường Lống, Nậm Cắn, Đoọc Mạy, Na Ngoi, Tây Sơn, Nậm Càn, Huồi Tụ... với diện tích trên 46ha mận, và với năng suất 4-5 tấn/ha, mỗi năm Kỳ Sơn có từ 150-200 tấn quả. Một trong những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cho bà con là Gừng Kỳ Sơn. Tháng 11/2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gừng “Kỳ Sơn”. UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Đây là cơ sở để người dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, khẳng định thương hiệu gừng Kỳ Sơn trên thị trường; đồng thời nâng cao giá trị nông sản sạch của địa phương lên một tầm cao mới.
Huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyến dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Ngành nghề sản xuất từng bước đa dạng, nguồn thu nhập từ ngành nghề tăng góp phần quan trọng đưa thu nhập của người dân từ dưới 10 triệu đồng năm 2008 lên trên 23.5 triệu đồng/người/năm vào năm 2022; không còn tình trạng hộ gia đình thiếu đói mỗi khi giáp hạt. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn được giữ vững.
 Thời gian tới, huyện Kỳ Sơn sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn nhân lực. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; cộng đồng dân cư dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Hải Yến - 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nâng cao đời sống cho bà con Kỳ Sơn
Ngày xuất bản: ngày 24 tháng 04 năm 2023
Nội dung:
Huyện Kỳ Sơn với vị trí địa lý khá khác biệt, địa hình hiểm trở, tài nguyên thiên nhiên phong phú, huyện Kỳ Sơn được biết đến là địa phương có nhiều sản vật tự nhiên mà không phải nơi đâu cũng có như: Gà đen; mận, đào; chè Shan tuyết; bí, khoai sọ,... Những năm qua, huyện chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.


Với 96.756 ha đất nông nghiệp, thuận lợi cho các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm, trồng rừng sản xuất, có lợi thế về phát triển đàn bò, lợn đen, gà đen. Để khai thác tiềm năng đó, trong giai đoạn tới, UBND huyện Kỳ Sơn quy hoạch phát triển cây trồng vật nuôi và ổn định dân cư, nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Thời gian qua, Kỳ Sơn tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, thúc đẩy sự hợp tác giữa "4 nhà" trong nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, đa dạng hóa sinh kế; tập trung phát triển các giống cây con đặc sản địa phương như gừng, gà đen, bò, dê, lợn bản, nếp nương, khoai sọ... hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, các chuỗi tiêu thụ sản phẩm và các mô hình kinh tế tập thể, mô hình khởi nghiệp; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; triển khai thực hiện thí điểm đề án giao đất giao rừng bước đầu đạt những kết quả tích cực...
Phát triển nông nghiệp ưu tiên theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa không chỉ giúp mở rộng vùng sản xuất tập trung, bền vững mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào.  Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, toàn huyện đạt được nhiều kết quả khả quan, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững; các Chương trình 30a, chương trình 135, chương trình Nông thôn mới và các chương trình hỗ trợ khác được thực hiện tốt góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trên địa bàn huyện có 11 hợp tác xã nông nghiệp, hơn 20 tổ hợp tác; 406 kinh tế hộ; 02 gia trại; 14 làng nghề truyền thống về đan lát, dệt thổ cẩm, các sản phẩm thủ công khác. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề, gia trại đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Để sản xuất nông sản đặc sản theo hướng hàng hóa rất cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, đồng thời chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất cũng phải gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp, hạn chế tối đa hiện tượng chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất tự phát, không tuân theo quy hoạch, gây bất lợi cho chính người sản xuất và địa phương. Các sản phẩm của Kỳ Sơn được sản xuất theo hướng hàng hóa như mận Mường Lống, chè Shan tuyết Huồi tụ, lúa nương, bí xanh, khoai sọ, hạt dẻ, gừng Kỳ Sơn,… của đồng bào các dân tộc, đặc sản hoa gừng vùng cao đắt hàng hút người sành ăn; Gà đen, gừng, cá mát,... Điển hình như chè tuyết Shan, tận dụng những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu cùng với giá đầu ra ổn định, thương hiệu Chè Shan Tuyết đã được đưa về huyện Kỳ Sơn trồng gần 20 năm qua. Sau ngần ấy thời gian nỗ lực, giờ đây chè Shan Tuyết đã trở thành cây trồng chủ lực và là cây xóa đói giảm nghèo cho hàng trăm đồng bào dân tộc Mông ở huyện miền núi biên giới Nghệ An. Mận Kỳ Sơn cũng đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình. Mận được trồng tại nhiều xã của Kỳ Sơn như Mường Lống, Nậm Cắn, Đoọc Mạy, Na Ngoi, Tây Sơn, Nậm Càn, Huồi Tụ... với diện tích trên 46ha mận, và với năng suất 4-5 tấn/ha, mỗi năm Kỳ Sơn có từ 150-200 tấn quả. Một trong những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cho bà con là Gừng Kỳ Sơn. Tháng 11/2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gừng “Kỳ Sơn”. UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Đây là cơ sở để người dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, khẳng định thương hiệu gừng Kỳ Sơn trên thị trường; đồng thời nâng cao giá trị nông sản sạch của địa phương lên một tầm cao mới.
Huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyến dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Ngành nghề sản xuất từng bước đa dạng, nguồn thu nhập từ ngành nghề tăng góp phần quan trọng đưa thu nhập của người dân từ dưới 10 triệu đồng năm 2008 lên trên 23.5 triệu đồng/người/năm vào năm 2022; không còn tình trạng hộ gia đình thiếu đói mỗi khi giáp hạt. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn được giữ vững.
 Thời gian tới, huyện Kỳ Sơn sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn nhân lực. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; cộng đồng dân cư dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Hải Yến - 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây