HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Tạo 'bệ đỡ' hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Nội dung:

Chuyển giao công nghệ mới và thu hút nguồn lực, tìm kiếm các tiên phong dẫn dắt và tạo mạng lưới kết nối là những ý kiến được chuyên gia đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng đồng bằng sông Hồng, chiều 11/5, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh, việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia phải gắn liền chặt chẽ với các thành phần trong hệ sinh thái, trong đó hệ sinh thái tại địa phương là nguồn lực đóng vai trò khởi tạo, gợi mở. "Tập trung khai thác nguồn lực địa phương sẽ tạo sự bền vững lâu dài cho hệ sinh thái quốc gia", ông nói.

Thứ trưởng đánh giá, Techfest vùng Đồng bằng sông Hồng 2023 là cơ hội giới thiệu quảng bá và trưng bày ý tưởng, dự án sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu khu vực. Thông qua diễn đàn ông mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng lãnh đạo đơn vị chia sẻ những kiến nghị, sáng kiến hợp tác hướng mục tiêu phát triển hệ sinh thái vùng.

 
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc tại diễn đàn. Ảnh: HG

Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc tại diễn đàn. Ảnh: HG

Chia sẻ kinh nghiệm địa phương trong việc áp dụng và thúc đẩy phát triển các hoạt động khởi nghiệp, ông Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, cho biết tỉnh tham gia hỗ trợ 60 mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phụ nữ và 21 mô hình đoàn thanh niên và 35 mô hình của các HTX, doanh nghiệp với tổng kinh phí huy động tham gia khoảng 100 tỷ đồng. "Các nguồn vốn này tập trung vào các hoạt động đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu trên các sàn giao dịch", ông nói. Tỉnh cũng chú trọng xây dựng hạ tầng về chuyển đổi số trên 3 trụ cột: chính quyền, kinh tế và xã hội số.

Ở Hà Nam hiện có 8 khu công nghiệp và hơn 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động (359 doanh nghiệp FDI). Theo ông Vượng, những yếu tố này góp phần không nhỏ vào phát triển các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, có một số khó khăn tồn tại như nguồn vốn cho chương trình khởi nghiệp còn hạn hẹp. Chưa có cơ chế đủ hấp dẫn để hướng hoạt động khởi nghiệp sang những lĩnh vực có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Các dự án, mô hình khởi nghiệp quy mô còn nhỏ, hàm lượng khoa học và công nghệ thấp (kể cả với sản phẩm OCOP). "Với doanh nghiệp khởi nghiệp tính rủi ro cao, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thị trường, khó cạnh tranh, đây vẫn còn là điểm nghẽn trong hoạt động khởi nghiệp", ông nói.

Ở tỉnh Thừa - Thiên Huế, một trong 3 địa phương tiêu biểu đổi mới sáng tạo năm 2021, các hoạt động hướng vào hỗ trợ các ý tưởng và dự án khởi nghiệp đầu tư trong các ngành tiềm năng được chú trọng trong chiến lược phát triển.

TS Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng, bên cạnh đặt ra các bài toán để doanh nghiệp tham gia vào ngành trọng điểm, theo ông, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tái cơ cấu năng lượng sản xuất kinh doanh. Theo đó, định hướng kết nối chuyển giao công nghệ, phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ, xu hướng công nghệ mới, thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

 
Ông Hồ Thắng chia sẻ ý kiến tại diễn đàn chiều 11/5. Ảnh: Chụp màn hình

Ông Hồ Thắng chia sẻ ý kiến tại diễn đàn chiều 11/5. Ảnh: Chụp màn hình

Ông gợi ý thu hút đa dạng nguồn lực theo hướng mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở như kêu gọi đầu tư chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về cho doanh nghiệp, hút nguồn lực từ các làng công nghệ. Mặt khác cần xem trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu để thương mại hóa tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ bằng các vốn mồi, cơ chế cụ thể giúp cải tiến công nghệ, phát triển sản phẩm.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Quang Tuấn đề xuất ban hành chiến lược vùng và phân công cho từng địa phương dựa theo tiềm năng cụ thể, không nên dàn hàng ngang để đi. Lấy ví dụ với Hải Phòng, ông cho biết có thể thúc đẩy công nghệ công nghiệp cao, logitics biển và dịch vụ vận chuyển cảng biển. Bên cạnh đó cần rà soát chính sách để giúp doanh nghiệp có thêm hỗ trợ. Hiện "Quỹ phát triển khoa học công nghệ địa phương có nhiều cơ chế khó và vướng mắc khiến nhiều doanh nghiệp chưa tìm được cơ hội", ông nói.

Còn ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, cho rằng cần tìm kiếm người tiên phong để dẫn dắt các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Những người đứng đầu hệ sinh thái cần nhận diện được thành tố, sự sẵn sàng dễ dàng tiếp cận, tìm hướng đi đúng và có mạng lưới liên kết địa phương trong vùng.

Tiếp thu các ý kiến, ông Trần Minh Hoan, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định, cho biết Nam Định từng bước hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và gặp rất nhiều khó khăn. Ông đánh giá, diễn đàn là hội học hỏi kinh nghiệm, mỗi tỉnh có một lợi thế, điều kiện phát triển khác nhau, cần thiết có sự liên kết, liên minh giữa các tỉnh, các vùng để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp vùng, khắc phục hạn chế từng địa phương.

Diễn đàn nằm trong chuỗi các hoạt động của Techfest Vùng đồng bằng sông Hồng 2023, do Bộ Khoa học và Công nghệ, phối hợp UBND tỉnh Nam Định, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức. Sự kiện diễn ra trong 3 ngày (10 - 12/5), nằm trong chuỗi hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo năm 2023 tại tỉnh Nam Định.

Như Quỳnh




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Tạo 'bệ đỡ' hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Ngày xuất bản: ngày 15 tháng 05 năm 2023
Nội dung:

Chuyển giao công nghệ mới và thu hút nguồn lực, tìm kiếm các tiên phong dẫn dắt và tạo mạng lưới kết nối là những ý kiến được chuyên gia đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng đồng bằng sông Hồng, chiều 11/5, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh, việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia phải gắn liền chặt chẽ với các thành phần trong hệ sinh thái, trong đó hệ sinh thái tại địa phương là nguồn lực đóng vai trò khởi tạo, gợi mở. "Tập trung khai thác nguồn lực địa phương sẽ tạo sự bền vững lâu dài cho hệ sinh thái quốc gia", ông nói.

Thứ trưởng đánh giá, Techfest vùng Đồng bằng sông Hồng 2023 là cơ hội giới thiệu quảng bá và trưng bày ý tưởng, dự án sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu khu vực. Thông qua diễn đàn ông mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng lãnh đạo đơn vị chia sẻ những kiến nghị, sáng kiến hợp tác hướng mục tiêu phát triển hệ sinh thái vùng.

 
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc tại diễn đàn. Ảnh: HG

Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc tại diễn đàn. Ảnh: HG

Chia sẻ kinh nghiệm địa phương trong việc áp dụng và thúc đẩy phát triển các hoạt động khởi nghiệp, ông Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, cho biết tỉnh tham gia hỗ trợ 60 mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phụ nữ và 21 mô hình đoàn thanh niên và 35 mô hình của các HTX, doanh nghiệp với tổng kinh phí huy động tham gia khoảng 100 tỷ đồng. "Các nguồn vốn này tập trung vào các hoạt động đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu trên các sàn giao dịch", ông nói. Tỉnh cũng chú trọng xây dựng hạ tầng về chuyển đổi số trên 3 trụ cột: chính quyền, kinh tế và xã hội số.

Ở Hà Nam hiện có 8 khu công nghiệp và hơn 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động (359 doanh nghiệp FDI). Theo ông Vượng, những yếu tố này góp phần không nhỏ vào phát triển các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, có một số khó khăn tồn tại như nguồn vốn cho chương trình khởi nghiệp còn hạn hẹp. Chưa có cơ chế đủ hấp dẫn để hướng hoạt động khởi nghiệp sang những lĩnh vực có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Các dự án, mô hình khởi nghiệp quy mô còn nhỏ, hàm lượng khoa học và công nghệ thấp (kể cả với sản phẩm OCOP). "Với doanh nghiệp khởi nghiệp tính rủi ro cao, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thị trường, khó cạnh tranh, đây vẫn còn là điểm nghẽn trong hoạt động khởi nghiệp", ông nói.

Ở tỉnh Thừa - Thiên Huế, một trong 3 địa phương tiêu biểu đổi mới sáng tạo năm 2021, các hoạt động hướng vào hỗ trợ các ý tưởng và dự án khởi nghiệp đầu tư trong các ngành tiềm năng được chú trọng trong chiến lược phát triển.

TS Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng, bên cạnh đặt ra các bài toán để doanh nghiệp tham gia vào ngành trọng điểm, theo ông, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tái cơ cấu năng lượng sản xuất kinh doanh. Theo đó, định hướng kết nối chuyển giao công nghệ, phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ, xu hướng công nghệ mới, thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

 
Ông Hồ Thắng chia sẻ ý kiến tại diễn đàn chiều 11/5. Ảnh: Chụp màn hình

Ông Hồ Thắng chia sẻ ý kiến tại diễn đàn chiều 11/5. Ảnh: Chụp màn hình

Ông gợi ý thu hút đa dạng nguồn lực theo hướng mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở như kêu gọi đầu tư chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về cho doanh nghiệp, hút nguồn lực từ các làng công nghệ. Mặt khác cần xem trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu để thương mại hóa tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ bằng các vốn mồi, cơ chế cụ thể giúp cải tiến công nghệ, phát triển sản phẩm.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Quang Tuấn đề xuất ban hành chiến lược vùng và phân công cho từng địa phương dựa theo tiềm năng cụ thể, không nên dàn hàng ngang để đi. Lấy ví dụ với Hải Phòng, ông cho biết có thể thúc đẩy công nghệ công nghiệp cao, logitics biển và dịch vụ vận chuyển cảng biển. Bên cạnh đó cần rà soát chính sách để giúp doanh nghiệp có thêm hỗ trợ. Hiện "Quỹ phát triển khoa học công nghệ địa phương có nhiều cơ chế khó và vướng mắc khiến nhiều doanh nghiệp chưa tìm được cơ hội", ông nói.

Còn ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, cho rằng cần tìm kiếm người tiên phong để dẫn dắt các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Những người đứng đầu hệ sinh thái cần nhận diện được thành tố, sự sẵn sàng dễ dàng tiếp cận, tìm hướng đi đúng và có mạng lưới liên kết địa phương trong vùng.

Tiếp thu các ý kiến, ông Trần Minh Hoan, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định, cho biết Nam Định từng bước hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và gặp rất nhiều khó khăn. Ông đánh giá, diễn đàn là hội học hỏi kinh nghiệm, mỗi tỉnh có một lợi thế, điều kiện phát triển khác nhau, cần thiết có sự liên kết, liên minh giữa các tỉnh, các vùng để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp vùng, khắc phục hạn chế từng địa phương.

Diễn đàn nằm trong chuỗi các hoạt động của Techfest Vùng đồng bằng sông Hồng 2023, do Bộ Khoa học và Công nghệ, phối hợp UBND tỉnh Nam Định, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức. Sự kiện diễn ra trong 3 ngày (10 - 12/5), nằm trong chuỗi hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo năm 2023 tại tỉnh Nam Định.

Như Quỳnh




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây