HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Thành công từ mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo chuỗi giá trị hàng hóa
Nội dung:
Trong thời gian qua, nông nghiệp Nghệ An đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao sản lượng lương thực thông qua việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Đối với cây lúa là một trong những loại cây trồng chính của tỉnh Nghệ An, hàng năm gieo trồng khoảng 190 nghìn ha. Việc tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên năng suất ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng lên thì ngoài tăng năng suất, thì cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. 
Nhằm thúc đẩy thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa, ổn định sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Nhân rộng diện tích sản xuất các giống lúa thuần chất lượng để có năng suất, chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trên một đơn vị diện tích, từ đó nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho người tham gia sản xuất một cách bền vững hơn. Trên thực tế, các mối liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết lợi thế trong liên kết tiêu thụ sản phẩm. Để chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" thường xảy ra trong sản xuất nông nghiệp thì việc xây dựng và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất là rất quan trọng. Trước thực trạng đó,  Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã phối hợp với Công ty cổ phần PTNN và Khuyến nông Việt Nam triển khai xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa vụ Hè thu năm 2022.
Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành khảo sát lựa chọn địa điểm tại những vùng sản xuất giống lúa trọng điểm và địa điểm được lựa chọn là xã Công Thành, huyện Yên Thành để triển khai thực hiện mô hình. Được sự đồng ý của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Thành, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Công Thành để tiến hành tổ chức thực hiện mô hình, với quy mô 20 ha.
Dựa vào các tiêu chí chọn điểm chọn hộ, Trung tâm Khuyến nông thống nhất với UBND xã Công Thành lựa chọn xóm 2 để triển khai thực hiện mô hình. Khu vực xây dựng mô hình là vùng quy hoạch sản xuất lúa tập trung, liền vùng, liền thửa, gần đường giao thông và thuận lợi cho việc tưới tiêu, với 50 hộ tham gia thực hiện mô hình. Các hộ nông dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện tham gia mô hình, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất, đam mê học hỏi tiếp thu cái mới, cam kết thực hiện mô hình theo đúng yêu cầu và tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, đóng góp phần đối ứng đầy đủ. Hộ nông dân tham gia có điều kiện tổ chức sản xuất, nhân lực, đất trồng lúa trong vùng quy hoạch xây dựng mô hình để sản xuất có hiệu quả. 
Trước khi gieo cấy, bà con nông dân tham gia được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật về kỹ thuật trồng và chăm sóc. Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật đã phối hợp với UBND xã Công Thành, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Quyết Thắng để chỉ đạo, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn các hộ thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Cơ bản các hộ tham gia mô hình đã chấp hành tốt các yêu cầu của cán bộ kỹ thuật.
Về tiến độ thực hiện và tình hình sinh trưởng phát triển: Mô hình đã triển khai theo đúng thời vụ sản xuất của địa phương, các hộ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, bón phân đúng thời điểm, chăm sóc tốt nên nên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, nhánh to, đồng đều, sâu bệnh gây hại không đáng kể. Thời kỳ trổ là lúa trổ đều, thoát và trổ tập trung trong thời gian 3-4 ngày, bông to dài. Qua đánh giá thực tế trên đồng ruộng, năng suất đạt khoảng 60,1 tạ/ha.
Về liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch: Trước khi triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Công ty cổ phần PTNN và Khuyến nông Việt Nam để liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng BT09 thương phẩm cho bà con nông dân tham gia mô hình. Công ty cổ phần PTNN và Khuyến nông Việt Nam đã cam kết thu mua tối thiểu 50% sản lượng lúa BT09 thương phẩm theo giá thị trường với chất lượng lúa đảm bảo yêu cầu là khô, sạch và không bị lẫn tạp với các giống lúa khác.
Như vậy, mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa năm 2022 được triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Sản xuất lúa có đơn vị liên kết bao tiêu sản phẩm giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, ổn định cuộc sống. Thông qua mô hình đã làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo được sự kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững, vừa tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cung ứng thị trường, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa./.
Tin: Quỳnh Nga



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Thành công từ mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo chuỗi giá trị hàng hóa
Ngày xuất bản: ngày 18 tháng 10 năm 2022
Nội dung:
Trong thời gian qua, nông nghiệp Nghệ An đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao sản lượng lương thực thông qua việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Đối với cây lúa là một trong những loại cây trồng chính của tỉnh Nghệ An, hàng năm gieo trồng khoảng 190 nghìn ha. Việc tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên năng suất ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng lên thì ngoài tăng năng suất, thì cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. 
Nhằm thúc đẩy thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa, ổn định sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Nhân rộng diện tích sản xuất các giống lúa thuần chất lượng để có năng suất, chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trên một đơn vị diện tích, từ đó nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho người tham gia sản xuất một cách bền vững hơn. Trên thực tế, các mối liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết lợi thế trong liên kết tiêu thụ sản phẩm. Để chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" thường xảy ra trong sản xuất nông nghiệp thì việc xây dựng và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất là rất quan trọng. Trước thực trạng đó,  Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã phối hợp với Công ty cổ phần PTNN và Khuyến nông Việt Nam triển khai xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa vụ Hè thu năm 2022.
Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành khảo sát lựa chọn địa điểm tại những vùng sản xuất giống lúa trọng điểm và địa điểm được lựa chọn là xã Công Thành, huyện Yên Thành để triển khai thực hiện mô hình. Được sự đồng ý của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Thành, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Công Thành để tiến hành tổ chức thực hiện mô hình, với quy mô 20 ha.
Dựa vào các tiêu chí chọn điểm chọn hộ, Trung tâm Khuyến nông thống nhất với UBND xã Công Thành lựa chọn xóm 2 để triển khai thực hiện mô hình. Khu vực xây dựng mô hình là vùng quy hoạch sản xuất lúa tập trung, liền vùng, liền thửa, gần đường giao thông và thuận lợi cho việc tưới tiêu, với 50 hộ tham gia thực hiện mô hình. Các hộ nông dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện tham gia mô hình, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất, đam mê học hỏi tiếp thu cái mới, cam kết thực hiện mô hình theo đúng yêu cầu và tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, đóng góp phần đối ứng đầy đủ. Hộ nông dân tham gia có điều kiện tổ chức sản xuất, nhân lực, đất trồng lúa trong vùng quy hoạch xây dựng mô hình để sản xuất có hiệu quả. 
Trước khi gieo cấy, bà con nông dân tham gia được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật về kỹ thuật trồng và chăm sóc. Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật đã phối hợp với UBND xã Công Thành, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Quyết Thắng để chỉ đạo, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn các hộ thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Cơ bản các hộ tham gia mô hình đã chấp hành tốt các yêu cầu của cán bộ kỹ thuật.
Về tiến độ thực hiện và tình hình sinh trưởng phát triển: Mô hình đã triển khai theo đúng thời vụ sản xuất của địa phương, các hộ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, bón phân đúng thời điểm, chăm sóc tốt nên nên cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, nhánh to, đồng đều, sâu bệnh gây hại không đáng kể. Thời kỳ trổ là lúa trổ đều, thoát và trổ tập trung trong thời gian 3-4 ngày, bông to dài. Qua đánh giá thực tế trên đồng ruộng, năng suất đạt khoảng 60,1 tạ/ha.
Về liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch: Trước khi triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Công ty cổ phần PTNN và Khuyến nông Việt Nam để liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng BT09 thương phẩm cho bà con nông dân tham gia mô hình. Công ty cổ phần PTNN và Khuyến nông Việt Nam đã cam kết thu mua tối thiểu 50% sản lượng lúa BT09 thương phẩm theo giá thị trường với chất lượng lúa đảm bảo yêu cầu là khô, sạch và không bị lẫn tạp với các giống lúa khác.
Như vậy, mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa năm 2022 được triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Sản xuất lúa có đơn vị liên kết bao tiêu sản phẩm giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, ổn định cuộc sống. Thông qua mô hình đã làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo được sự kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững, vừa tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cung ứng thị trường, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa./.
Tin: Quỳnh Nga



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây