HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Tổ chức hội nghị tìm giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản
Nội dung:
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản và triển khai các Chương trình, Đề án trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tại hội nghị, với tư cách là đơn vị đăng cai và là một trong những tỉnh trọng điểm về khai thác hải sản, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu những tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong phát triển thủy, hải sản nói riêng, kết quả hoạt động khai thác hải sản thời gian qua, các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trong gỡ thẻ vàng EC và quản lý tàu cá, hoạt động đánh bắt theo IUU...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh ý nghĩa của việc tổ chức hội nghị này là giải pháp chung tay của ngành đối với những khó khăn chung về kinh tế - xã hội, cũng như tình hình xuất khẩu của đất nước. Dịp này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn triển khai các Chương trình, Đề án trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045. Theo đó, để phát triển bền vững trong lĩnh vực khai thác thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Phát biểu tham luận, đại diện Tổng cục Thủy sản nêu lên những khó khăn trong việc giảm cường lực đánh bắt tại các tỉnh vẫn còn những khó khăn, tình trạng tàu cá ít hơn nhiều so với hạn ngạch giao nên rất khó đối chiếu khi EC vào kiểm tra; quy chuẩn, tiêu chuẩn khai thác cho từng ngành nghề chưa hoàn thiện; công nghệ bảo quản chế biến trên tàu còn lạc hậu, tổn thất hải sản sau đánh bắt còn lớn; công tác quản lý sản lượng cá tại các cảng còn bất cập... Cũng như một số tỉnh, Nghệ An phát biểu tham luận nêu những khó khăn khi cắt giảm số lượng tàu và chuyển đổi nghề, thông qua đó, đề xuất Bộ cần nhanh chóng sửa đổi các quy định chính sách hỗ trợ tàu cá, gồm Quyết định 48/QĐ-TTg về hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, chính sách hỗ trợ về đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/CP và 17/CP; hỗ trợ kinh phí nạo vét luồng lạch bị bồi lắng và xây kè chắn sóng tại các cửa lạch.
TH: Quang Dũng
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Tổ chức hội nghị tìm giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản
Ngày xuất bản: ngày 23 tháng 05 năm 2023
Nội dung:
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản và triển khai các Chương trình, Đề án trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tại hội nghị, với tư cách là đơn vị đăng cai và là một trong những tỉnh trọng điểm về khai thác hải sản, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu những tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong phát triển thủy, hải sản nói riêng, kết quả hoạt động khai thác hải sản thời gian qua, các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trong gỡ thẻ vàng EC và quản lý tàu cá, hoạt động đánh bắt theo IUU...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh ý nghĩa của việc tổ chức hội nghị này là giải pháp chung tay của ngành đối với những khó khăn chung về kinh tế - xã hội, cũng như tình hình xuất khẩu của đất nước. Dịp này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn triển khai các Chương trình, Đề án trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045. Theo đó, để phát triển bền vững trong lĩnh vực khai thác thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Phát biểu tham luận, đại diện Tổng cục Thủy sản nêu lên những khó khăn trong việc giảm cường lực đánh bắt tại các tỉnh vẫn còn những khó khăn, tình trạng tàu cá ít hơn nhiều so với hạn ngạch giao nên rất khó đối chiếu khi EC vào kiểm tra; quy chuẩn, tiêu chuẩn khai thác cho từng ngành nghề chưa hoàn thiện; công nghệ bảo quản chế biến trên tàu còn lạc hậu, tổn thất hải sản sau đánh bắt còn lớn; công tác quản lý sản lượng cá tại các cảng còn bất cập... Cũng như một số tỉnh, Nghệ An phát biểu tham luận nêu những khó khăn khi cắt giảm số lượng tàu và chuyển đổi nghề, thông qua đó, đề xuất Bộ cần nhanh chóng sửa đổi các quy định chính sách hỗ trợ tàu cá, gồm Quyết định 48/QĐ-TTg về hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, chính sách hỗ trợ về đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/CP và 17/CP; hỗ trợ kinh phí nạo vét luồng lạch bị bồi lắng và xây kè chắn sóng tại các cửa lạch.
TH: Quang Dũng
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây