HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội tại Kỳ Sơn
Nội dung:
Kỳ Sơn là vùng có nhiều tiềm năng đất đai, có vùng tiểu khí hậu, mùa đông khá lạnh, mùa hè mát. Tại đây có lợi thế phát triển cây ăn quả ôn đới như đào, mận, mơ, dâu tây, lê với yêu cầu đơn vị lạnh khác nhau. Đặc biệt, mận tam hoa là một trong những loại cây thay thế cây thuốc phiện bắt đầu cho lượng quả đáng kể. Những chủng loại này được người dân trồng từ rất lâu đời, tuy nhiên đang trồng theo kinh nghiệm, tự phát, chưa có cơ sở khoa học nên còn nhiều hạn chế: bộ giống địa phương đang dần thoái hóa, chưa xác định đơn vị lạnh từng vùng sản xuất làm cơ sở nhập giống mới, nhiều giống nhập nội trồng vùng khí hậu không hợp lý nên hiệu quả còn thấp, nguồn giống chưa dồi dào, chưa nghiên cứu chuyển giao được quy trình nhân giống đảm bảo chất lượng, chưa có quy trình thâm canh thích hợp tạo sản phẩm chất lượng cao. Người dân trong vùng chủ yếu tập trung mở rộng diện tích trồng, nhân giống theo phương thức chiết cành trên cây tận dụng, không đủ điều kiện đầu tư hoặc đầu tư rất thấp cho các vườn quả, không đốn tỉa tạo tán, không phòng trừ sâu bệnh kịp thời... dẫn đến chất lượng sản phẩm quả ngày càng thấp, thị trường tiêu thụ khó chấp nhận. Vì vậy, giá trị sản phẩm của đa số cây trồng không cao, ít có loại sản phẩm đặc sản của vùng có thể làm hàng hóa; hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thấp, do đó, việc tìm kiếm các loại cây trồng mới tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích là hết sức cần thiết. Để khai thác tiềm năng sinh thái, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho huyện Kỳ Sơn, thử nghiệm một số cây ăn quả ôn đới (lê, đào, dâu tây), Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển Cây đào Mường Lống triển khai Dự án: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội (lê, đào, dâu tây) tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”

Với mục tiêu thử nghiệm một số cây ăn quả ôn đới (lê, đào, dâu tây) để. Các loại cây ôn đới nhập nội gồm, cây giống dâu tây NewZealand: Chiều cao cây 3,5-12cm, có 6-12 lá thật, tỷ lệ sâu bệnh hại: 0%, tỷ lệ cây khác dạng < 1%, giống cây khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt. Cây giống đào ĐML1: Cây có bầu, chiều cao cây đạt trên 45cm, đường kính gốc đạt 0,4-0,6cm, chiều cao đoạn cành ghép đạt trên 25cm, đường kính cành ghép đạt từ 0,4cm trở lên. Điểm ghép chắc liền, tròn đều trên thân chính. Bộ lá khỏe. Cây không bị sâu bệnh hại. Thời gian cây giống đã ghép được khoảng 4- 5 tháng. Cây giống lê BV1: Cây có bầu, chiều cao cây đạt trên 45cm, đường kính gốc đạt 0,4-0,6cm, chiều cao đoạn cành ghép đạt trên 25cm, đường kính cành ghép đạt từ 0,4cm trở lên. Điểm ghép chắc liền, tròn đều trên thân chính. Bộ lá khỏe. Cây không bị sâu bệnh hại. Thời gian cây giống đã ghép được khoảng 4- 5 tháng.

Qua quá trình triển khai dự án cho thấy các loại cây ôn đới nhập nội (đào, lê, dâu tây) có thể có khả năng thích nghi tốt tại Nghệ An. Mô hình trồng đào ĐML1 cho thấy, đào ĐML1 sau 26 tháng trồng sinh trưởng tốt, chiều cao cây trung bình 168cm; đường kính gốc bình quân 6,12cm, đường kính tán trung bình 162cm. Đào ĐML1 bắt đầu ra hoa và cho quả bói. Đây là giống đào có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên tại xã Mường Lống. Mô hình trồng lê BV1: Giống lê BV1 sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống. Cây sau trồng 26 tháng có chiều cao trung bình 133cm, đường kính gốc bình quân 6,12cm, đường kính tán trung bình 162cm. Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt. Mô hình trồng dâu tây: Giống dâu tây New- zealand sau 02 năm trồng có tỷ lệ sống của dâu tây tại vườn trung bình đạt 83,74%. Đến thời điểm 150 NST, chiều cao trung bình 18cm, số lá/thân 19,5 lá, đường kính tán 24,9cm. Đây là thời điểm cho quả thu hoạch. Dâu tây Newzea- land trồng tại Mường Lống có độ ngọt trung bình là 7,82%. Năng suất bình quân năm thứ nhất là 4,03 tấn/ha, năm thứ 2 là 6,06 tấn/ha, năm thứ 3 mới thu hoạch được 01 lứa là 1,43 tấn/ha. Dây tây Newzealand là loài rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn trắng gây hại trên diện rộng.
Kết quả, mô hình trồng đào ĐML1 và lê BV1 sau 26 tháng trồng, cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên thực địa và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Đây là giai đoạn kiến thiết cơ bản, vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh tế cần tiếp tục chăm sóc, theo dõi mô hình. Mô hình trồng dâu tây có sản lượng đạt được trong năm 2020 và 2021 là 1,09 tấn, mỗi tấn quả thu hoạch có giá trung bình 180.000.000 đồng, cho doanh thu 207.000.000 đồng. Lợi nhuận sau 2 năm thu được 49.466.667 đồng.

Thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ, cán bộ kỹ thuật và công nhân của hợp tác xã sẽ được nâng cao tay nghề, đảm bảo sự phát triển bền vững của hợp tác xã. Bên cạnh đó, sự hoạt động hiệu quả của hợp tác xã sẽ là nơi để tất cả người dân có thể tham quan, học tập kinh nghiệm, nhân rộng, phát triển những giống đào, lê, dâu tây nhập nội chất lượng trên địa bàn xã Mường Lống nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội tại Kỳ Sơn được thực hiện trên địa bàn xã Mường Lống sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con khi mở rộng quy mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp. Bà con mong muốn sau khi kết thúc dự án, hợp tác xã đang tiếp tục duy trì mô hình trồng các loại cây ôn đới (đào, lê, dâu tây) tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, hộ trợ để Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển cây đào Mường Lống theo dõi, đánh giá thêm các chỉ tiêu để hoàn thiện quy trình phù hợp nhất trong điều kiện Nghệ An./.
Lê Phương 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội tại Kỳ Sơn
Ngày xuất bản: ngày 30 tháng 08 năm 2022
Nội dung:
Kỳ Sơn là vùng có nhiều tiềm năng đất đai, có vùng tiểu khí hậu, mùa đông khá lạnh, mùa hè mát. Tại đây có lợi thế phát triển cây ăn quả ôn đới như đào, mận, mơ, dâu tây, lê với yêu cầu đơn vị lạnh khác nhau. Đặc biệt, mận tam hoa là một trong những loại cây thay thế cây thuốc phiện bắt đầu cho lượng quả đáng kể. Những chủng loại này được người dân trồng từ rất lâu đời, tuy nhiên đang trồng theo kinh nghiệm, tự phát, chưa có cơ sở khoa học nên còn nhiều hạn chế: bộ giống địa phương đang dần thoái hóa, chưa xác định đơn vị lạnh từng vùng sản xuất làm cơ sở nhập giống mới, nhiều giống nhập nội trồng vùng khí hậu không hợp lý nên hiệu quả còn thấp, nguồn giống chưa dồi dào, chưa nghiên cứu chuyển giao được quy trình nhân giống đảm bảo chất lượng, chưa có quy trình thâm canh thích hợp tạo sản phẩm chất lượng cao. Người dân trong vùng chủ yếu tập trung mở rộng diện tích trồng, nhân giống theo phương thức chiết cành trên cây tận dụng, không đủ điều kiện đầu tư hoặc đầu tư rất thấp cho các vườn quả, không đốn tỉa tạo tán, không phòng trừ sâu bệnh kịp thời... dẫn đến chất lượng sản phẩm quả ngày càng thấp, thị trường tiêu thụ khó chấp nhận. Vì vậy, giá trị sản phẩm của đa số cây trồng không cao, ít có loại sản phẩm đặc sản của vùng có thể làm hàng hóa; hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thấp, do đó, việc tìm kiếm các loại cây trồng mới tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích là hết sức cần thiết. Để khai thác tiềm năng sinh thái, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho huyện Kỳ Sơn, thử nghiệm một số cây ăn quả ôn đới (lê, đào, dâu tây), Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển Cây đào Mường Lống triển khai Dự án: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội (lê, đào, dâu tây) tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”

Với mục tiêu thử nghiệm một số cây ăn quả ôn đới (lê, đào, dâu tây) để. Các loại cây ôn đới nhập nội gồm, cây giống dâu tây NewZealand: Chiều cao cây 3,5-12cm, có 6-12 lá thật, tỷ lệ sâu bệnh hại: 0%, tỷ lệ cây khác dạng < 1%, giống cây khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt. Cây giống đào ĐML1: Cây có bầu, chiều cao cây đạt trên 45cm, đường kính gốc đạt 0,4-0,6cm, chiều cao đoạn cành ghép đạt trên 25cm, đường kính cành ghép đạt từ 0,4cm trở lên. Điểm ghép chắc liền, tròn đều trên thân chính. Bộ lá khỏe. Cây không bị sâu bệnh hại. Thời gian cây giống đã ghép được khoảng 4- 5 tháng. Cây giống lê BV1: Cây có bầu, chiều cao cây đạt trên 45cm, đường kính gốc đạt 0,4-0,6cm, chiều cao đoạn cành ghép đạt trên 25cm, đường kính cành ghép đạt từ 0,4cm trở lên. Điểm ghép chắc liền, tròn đều trên thân chính. Bộ lá khỏe. Cây không bị sâu bệnh hại. Thời gian cây giống đã ghép được khoảng 4- 5 tháng.

Qua quá trình triển khai dự án cho thấy các loại cây ôn đới nhập nội (đào, lê, dâu tây) có thể có khả năng thích nghi tốt tại Nghệ An. Mô hình trồng đào ĐML1 cho thấy, đào ĐML1 sau 26 tháng trồng sinh trưởng tốt, chiều cao cây trung bình 168cm; đường kính gốc bình quân 6,12cm, đường kính tán trung bình 162cm. Đào ĐML1 bắt đầu ra hoa và cho quả bói. Đây là giống đào có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên tại xã Mường Lống. Mô hình trồng lê BV1: Giống lê BV1 sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống. Cây sau trồng 26 tháng có chiều cao trung bình 133cm, đường kính gốc bình quân 6,12cm, đường kính tán trung bình 162cm. Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt. Mô hình trồng dâu tây: Giống dâu tây New- zealand sau 02 năm trồng có tỷ lệ sống của dâu tây tại vườn trung bình đạt 83,74%. Đến thời điểm 150 NST, chiều cao trung bình 18cm, số lá/thân 19,5 lá, đường kính tán 24,9cm. Đây là thời điểm cho quả thu hoạch. Dâu tây Newzea- land trồng tại Mường Lống có độ ngọt trung bình là 7,82%. Năng suất bình quân năm thứ nhất là 4,03 tấn/ha, năm thứ 2 là 6,06 tấn/ha, năm thứ 3 mới thu hoạch được 01 lứa là 1,43 tấn/ha. Dây tây Newzealand là loài rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn trắng gây hại trên diện rộng.
Kết quả, mô hình trồng đào ĐML1 và lê BV1 sau 26 tháng trồng, cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên thực địa và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Đây là giai đoạn kiến thiết cơ bản, vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh tế cần tiếp tục chăm sóc, theo dõi mô hình. Mô hình trồng dâu tây có sản lượng đạt được trong năm 2020 và 2021 là 1,09 tấn, mỗi tấn quả thu hoạch có giá trung bình 180.000.000 đồng, cho doanh thu 207.000.000 đồng. Lợi nhuận sau 2 năm thu được 49.466.667 đồng.

Thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ, cán bộ kỹ thuật và công nhân của hợp tác xã sẽ được nâng cao tay nghề, đảm bảo sự phát triển bền vững của hợp tác xã. Bên cạnh đó, sự hoạt động hiệu quả của hợp tác xã sẽ là nơi để tất cả người dân có thể tham quan, học tập kinh nghiệm, nhân rộng, phát triển những giống đào, lê, dâu tây nhập nội chất lượng trên địa bàn xã Mường Lống nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội tại Kỳ Sơn được thực hiện trên địa bàn xã Mường Lống sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con khi mở rộng quy mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp. Bà con mong muốn sau khi kết thúc dự án, hợp tác xã đang tiếp tục duy trì mô hình trồng các loại cây ôn đới (đào, lê, dâu tây) tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, hộ trợ để Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển cây đào Mường Lống theo dõi, đánh giá thêm các chỉ tiêu để hoàn thiện quy trình phù hợp nhất trong điều kiện Nghệ An./.
Lê Phương 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây