HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Các mô hình nuôi dế mèn hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh
Nội dung:
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình dự án phát triển thành công nhờ tận dụng được các mô hình đất đai, nguồn nước cùng với sự nhạy bén của người dân, biết cách nắm bắt nhu cầu của thị trường đã mở ra hướng đi mới cho người dân. Các mô hình chăn nuôi mới đã và đang được chú trọng và phát triển, mang lại nền kinh tế ổn định, tạo công ăn việc làm cho người dân. Một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao là mô hình nuôi dế mèn thương phẩm.
Ở Nghệ An, nói đến nuôi dế không ai không nhắc đến anh “Thắng dế”. Năm 2008, anh Nguyễn Thế Thắng ở xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, Nghệ An gây “sốc” khi bỏ nghề giáo viên để nuôi dế. Tại Nghệ An, khi đó, mô hình nuôi dế chưa phát triển nên anh Thắng gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, chăm sóc. Bước đầu tiên của quá trình nuôi là nhân giống. Bao nhiêu thùng, chậu trong nhà đều được anh mang ra tận dụng làm "chuồng". Thời gian đầu, gia đình chẳng ai quan tâm đến việc làm của anh. Người ngoài thì cho rằng thầy giáo bị điên, suốt ngày quanh quẩn bên mấy thùng nhựa. Thế nhưng, sau 13 năm khởi nghiệp, người đàn ông này đã khiến mọi người phải “ngả mũ” thán phục với lựa chọn độc, lạ của mình. Ngoài dế, anh còn nuôi thêm rắn mối và thu mua một số loại côn trùng khác đem đi nhập cho các nhà hàng, quán ăn đặc sản. Lúc này, anh hình thành được nhiều “vệ tinh” quanh mình, đủ số lượng sản phẩm để tìm đến các thị trường lớn trong Nam, ngoài Bắc. Do nhu cầu côn trùng trên thị trường ngày càng lớn, không bao lâu sau Nguyễn Thế Thắng mở Trại dế Lan Hương, xây dựng các mô hình nuôi côn trùng như dế, rắn mối, tắc kè cho bà con đến tham quan học hỏi… anh làm thêm dịch vụ thu mua cào cào, sâu măng, bọ xít… của bà con miền Tây Nghệ An về làm đa dạng đặc sản các món ăn về côn trùng, đồng thời góp phần làm giảm sâu bọ ảnh hưởng đến mùa màng. Nhờ có kiến thức quản lý, kinh doanh, từ Nghệ An, cơ sở của anh đã phát triển ra 23 tỉnh thành trong cả nước từ Hà Nội, Quảng Ninh, Vũng Tàu, TP.HCM, Gia Lai, Long An… và các nước châu Âu, Lào, Campuchia. Số lượng hội viên tham gia nuôi dế đã lên đến 520 cơ sở; tất cả đều được anh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong đó có các tổ chức hội, Lữ đoàn 414 thuộc Quân khu 4... nuôi với số lượng lớn. Một số hộ dân tham gia hội viên có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Có nguồn hàng ổn định, anh Thắng sơ chế và nhập các loại côn trùng dế, rắn mối, cào cào… cho 430 đại lí, nhà hàng, khách sạn trong và ngoài nước; cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi côn trùng cho bà con nông dân. Các hội viên tham gia nuôi côn trùng đều cảm thấy yên tâm khi anh ký hợp đồng, giữ lời hứa và thu mua hết sản phẩm đạt chất lượng.
Tận dụng thời gian nhàn rỗi để nhằm nâng cao thu nhập, từ cuối năm 2018 gia đình bà Vi Thị Hương, ở bản Mường Ham, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp đã thực hiện mô hình nuôi dế. Ban đầu, gia đình bà đã đầu tư 30 triệu đồng để chuyển sang mô hình nuôi dế. Được biết nuôi dế rất đơn giản, chỉ cần nơi thoáng mát là dế có thể sinh sống được, ít dịch bệnh không cần sức lao động, thời gian thu hoạch nhanh. Con giống chỉ đầu tư ban đầu, ít vốn và dần có thể tự nhân được giống nuôi, thức ăn chủ yếu là cám ngô, cám gạo và tất cả các loại rau củ, quả. Mỗi lứa dế nuôi vào mùa hè thì từ 30-35 ngày, vào mùa đông từ 40-45 ngày. Bà Hương cho biết nuôi dế đã mang lại hiểu quả kinh tế cao hơn so với những con vật mà trước đây bà từng nuôi. Đoàn xã Châu Cường huyện Quỳ Hợp, Nghệ An tham quan mô hình nuôi dế của gia đình, cho thấy nuôi dế đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đoàn sẽ phổ biến tất cả đoàn viên thanh niên trong toàn xã để học tạp và phát triển mô hình nuôi dế để phát triển phong trào thanh niên xoá đói giảm nghèo lập thân lập nghiệp góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo và xây dựng quê hương. Nuôi dế là một mô hình chăn nuôi mới tại địa phương, phù hợp với các hộ dân có diện tích đất ít, có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi để giúp cho bà con nông dân ở địa phương có thêm lựa chọn để thực hiện phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.
Từ năm 2015, anh Lương Văn Thuận, người dân tộc Thái ở bản Khột, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp đã quyết định gắn bó với mô hình nuôi dế thịt, đem lại lợi nhuận 12 triệu đồng/tháng, cao gấp ba, bốn lần so với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau nhiều nỗ lực, hiện tại, mỗi tháng trại dế của Thuận có thể xuất bán từ 70 - 80kg dế thương phẩm; với giá bán từ 180.000 - 220.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi từ 10 - 12 triệu đồng. Từ hiệu quả đó đã giúp chàng trai trẻ ở quê nghèo ngày càng tự tin vào mô hình nuôi dế, mặc dù đây là mô hình đầu tiên nuôi có quy mô ở Quỳ Hợp. Thời gian qua, anh Lương Văn Thuận đã mở rộng thêm chuồng trại nuôi để nâng cao sản lượng dế mỗi tháng xuất ra thị trường 2-3 tạ và tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.
http://tinhdoannghean.vn/images/news/quyhop_thanhniennuoide_2018_8_2.JPG
Tại xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, cán bộ Đoàn - Lộc Văn Truyền có niềm đam mê làm kinh tế từ nhỏ là người tiên phong trong việc đưa giống dế về nuôi thử nghiệm tại địa phương. Để thực hiện mô hình, anh đã theo dõi tìm hiểu các tin tức về các mô hình kinh tế hộ, đặc biệt là mô hình nuôi dế trên các phương tiện truyền thông. Nhận thấy đây là mô hình có chi phí đầu tư thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, không tốn nhiều công chăm sóc mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao nên anh đã tìm hiểu kỹ về kỹ thuật nuôi dế. Vào cuối năm 2018, anh đã quyết định đầu tư mua giống gồm các khay trứng về nuôi thử nghiệm bằng cách cho ấp nở thành con, sau thời gian nuôi 3 tháng, anh đã bán được 20kg dế thành phẩm. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, thấy dễ rất dễ nuôi, tăng đàn nhanh, phát triển mạnh nên anh bắt đầu xây dựng chuồng trại mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Hiện tại, anh đã có hàng vạn con dế, đã tiêu thụ ra thị trường cả dế giống lẫn dế thương phẩm với hiệu quả khả quan mặc dù thu nhập ban đầu chưa cao. Vì đây là mô hình nuôi dế đầu tiên tại địa phương nên anh cũng đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu cách chăm sóc cũng như học hỏi kinh nghiệm. Vượt qua mọi khó khăn ban đầu, giờ đây anh đã nắm chắc kỹ thuật cũng như thành thạo trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng loài dế này.

Trên địa bàn Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong sản xuất, chăn nuôi, góp sức vào sự phát triển của địa phương. Tiêu biểu trong số đó là anh Hồ Anh Hải - xóm Tân Hợp, xã Nghĩa Tiến với mô hình nuôi dế thương phẩm. Từ cuối năm 2019, anh Hồ Anh Hải bắt đầu khởi nghiệp từ số vốn hơn 600.000 đồng để mua 3 khay dế giống về thuần dưỡng.  Nhờ đó đàn dế của anh Hải phát triển mạnh, tăng đàn nhanh và ít hao hụt hơn trước. Đến nay, anh Hải đã phát triển được 100 chuồng dế, bình quân 1 chuồng nuôi đạt cho ra khoảng 15-19kg dế thương phẩm. Đầu ra chủ yếu của dế thịt được anh cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng. Tại đây, dế mèn được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn theo kiểu độc, lạ và hấp dẫn như: Dế chiên giòn, dế chiên nước mắm, chiên bơ,… Ngoài ra, anh Hải còn cung cấp dế làm thức ăn cho các trại chăn nuôi gà, chim cảnh... ới giá bán dế thịt từ 150.000 - 200.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, anh Hải thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. Anh Hải còn vận động nhiều đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các chương trình, hoạt động do Thị đoàn, Đoàn xã tổ chức. Việc làm này nhằm tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế của đoàn viên thanh niên, góp sức trẻ tham gia xây dựng đô vị văn minh, nâng cao tiêu chí nông thôn mới tại địa phương.
Ở xóm 8A xã Thanh Mai - Thanh Chương - Nghệ An, Có “ông Bích dế” là tên mà người dân hóm hỉnh gọi ông Phạm Ngọc Bích, người đã nỗ lực vươn lên làm giàu từ nuôi dế, cho thu nhập ổn định từ 12-15 triệu đồng/tháng. Vốn là người rất chăm đọc báo, thích tìm hiểu các mô hình nông nghiệp vươn lên làm giàu, đầu năm 2016 khi xem mô hình nuôi dế trên tivi với nguồn vốn đầu tư ít mà vẫn đem lại lợi nhuận cao, ông Bích mày mò tìm hiểu kỹ về nghề nuôi dế trên các trang mạng xã hội để học hỏi các kỹ thuật nuôi. Dế còn là thức ăn béo bở của tắc kè hoa vì vậy sắp tới tôi sẽ nuôi thêm tắc kè hoa. Vừa khai thác triệt để lợi ích của dế mèn, vừa kiếm thêm nguồn thu nhập từ việc bán tắc kè hoa cho các thương lái với giá cao, dao động từ 70.000-100.000 đồng/con”. Từ 2018, bình quân mỗi ngày ông bán ra 5kg dế thịt với mức giá 200.000 đồng/kg cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn và được đóng thùng gửi đi tiêu thụ khắp các thành phố lớn như Vinh, Hà Nội, Sài Gòn… bình quân mỗi tháng thu về 15 triệu đồng.
Đối với người dân ở nông thôn thì con dế mèn rất quen thuộc, và cũng là một món ăn được yêu thích, nhất là ở miền núi như huyện Qùy Hợp. Năm 2020, gia đình ông Lao Thanh Chương, người dân tộc Thái ở xóm Mường Ham, xã Châu Cường đã mạnh dạn học hỏi và tiến hành nuôi thử một khay dế giống, kết quả cho thu hoạch bất ngờ. Ông đã tìm đến trang trại dế Thắng Lý tại thành phố Vinh để học tập, tại đây ông nộp vào 2 triệu đồng để được chuyển giao kỹ thuật nuôi và 1 khay giống về nuôi dưỡng. Với một khay trứng dế, sau 45 ngày nuôi dưỡng, ông đã thu hoạch được 3kg dế thịt, và có thêm 3 khay trứng. Ông tiếp tục tạo không gian chuồng cao ráo, thoáng mát, và từ quá trình nuôi rút ra nhiều kinh nghiệm hơn nên đàn dế tăng đàn nhanh, phát triển mạnh, ít hao hụt. Từ đó ông bàn với vợ, chỉnh trang chuồng trại, mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Đến nay, gia đình ông đã phát triển được 8 chuồng, mỗi chuồng có 1mx2mx0,5m. Bình quân 1 chuồng, nuôi đạt cho ra khoảng 7-9 kg dế thương phẩm.
Mô hình nuôi dế là mô hình chăn nuôi mới tại địa phương với đầu ra ổn định, phù hợp với các nông hộ có diện tích đất ít, không yêu cầu sức lao động lớn, có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi tăng thu nhập. Đặc biệt, do thích nghi với thời tiết mùa hè, nên trong những thời điểm nắng nóng, cây trồng vật nuôi khó phát triển, thì dế mèn vẫn sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao. Đây là mô hình chăn nuôi tạo được nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, nên được học tập và nhân rộng.

                                                                                                                                Lê Phương
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Các mô hình nuôi dế mèn hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh
Ngày xuất bản: ngày 14 tháng 08 năm 2021
Nội dung:
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình dự án phát triển thành công nhờ tận dụng được các mô hình đất đai, nguồn nước cùng với sự nhạy bén của người dân, biết cách nắm bắt nhu cầu của thị trường đã mở ra hướng đi mới cho người dân. Các mô hình chăn nuôi mới đã và đang được chú trọng và phát triển, mang lại nền kinh tế ổn định, tạo công ăn việc làm cho người dân. Một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao là mô hình nuôi dế mèn thương phẩm.
Ở Nghệ An, nói đến nuôi dế không ai không nhắc đến anh “Thắng dế”. Năm 2008, anh Nguyễn Thế Thắng ở xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, Nghệ An gây “sốc” khi bỏ nghề giáo viên để nuôi dế. Tại Nghệ An, khi đó, mô hình nuôi dế chưa phát triển nên anh Thắng gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, chăm sóc. Bước đầu tiên của quá trình nuôi là nhân giống. Bao nhiêu thùng, chậu trong nhà đều được anh mang ra tận dụng làm "chuồng". Thời gian đầu, gia đình chẳng ai quan tâm đến việc làm của anh. Người ngoài thì cho rằng thầy giáo bị điên, suốt ngày quanh quẩn bên mấy thùng nhựa. Thế nhưng, sau 13 năm khởi nghiệp, người đàn ông này đã khiến mọi người phải “ngả mũ” thán phục với lựa chọn độc, lạ của mình. Ngoài dế, anh còn nuôi thêm rắn mối và thu mua một số loại côn trùng khác đem đi nhập cho các nhà hàng, quán ăn đặc sản. Lúc này, anh hình thành được nhiều “vệ tinh” quanh mình, đủ số lượng sản phẩm để tìm đến các thị trường lớn trong Nam, ngoài Bắc. Do nhu cầu côn trùng trên thị trường ngày càng lớn, không bao lâu sau Nguyễn Thế Thắng mở Trại dế Lan Hương, xây dựng các mô hình nuôi côn trùng như dế, rắn mối, tắc kè cho bà con đến tham quan học hỏi… anh làm thêm dịch vụ thu mua cào cào, sâu măng, bọ xít… của bà con miền Tây Nghệ An về làm đa dạng đặc sản các món ăn về côn trùng, đồng thời góp phần làm giảm sâu bọ ảnh hưởng đến mùa màng. Nhờ có kiến thức quản lý, kinh doanh, từ Nghệ An, cơ sở của anh đã phát triển ra 23 tỉnh thành trong cả nước từ Hà Nội, Quảng Ninh, Vũng Tàu, TP.HCM, Gia Lai, Long An… và các nước châu Âu, Lào, Campuchia. Số lượng hội viên tham gia nuôi dế đã lên đến 520 cơ sở; tất cả đều được anh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong đó có các tổ chức hội, Lữ đoàn 414 thuộc Quân khu 4... nuôi với số lượng lớn. Một số hộ dân tham gia hội viên có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Có nguồn hàng ổn định, anh Thắng sơ chế và nhập các loại côn trùng dế, rắn mối, cào cào… cho 430 đại lí, nhà hàng, khách sạn trong và ngoài nước; cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi côn trùng cho bà con nông dân. Các hội viên tham gia nuôi côn trùng đều cảm thấy yên tâm khi anh ký hợp đồng, giữ lời hứa và thu mua hết sản phẩm đạt chất lượng.
Tận dụng thời gian nhàn rỗi để nhằm nâng cao thu nhập, từ cuối năm 2018 gia đình bà Vi Thị Hương, ở bản Mường Ham, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp đã thực hiện mô hình nuôi dế. Ban đầu, gia đình bà đã đầu tư 30 triệu đồng để chuyển sang mô hình nuôi dế. Được biết nuôi dế rất đơn giản, chỉ cần nơi thoáng mát là dế có thể sinh sống được, ít dịch bệnh không cần sức lao động, thời gian thu hoạch nhanh. Con giống chỉ đầu tư ban đầu, ít vốn và dần có thể tự nhân được giống nuôi, thức ăn chủ yếu là cám ngô, cám gạo và tất cả các loại rau củ, quả. Mỗi lứa dế nuôi vào mùa hè thì từ 30-35 ngày, vào mùa đông từ 40-45 ngày. Bà Hương cho biết nuôi dế đã mang lại hiểu quả kinh tế cao hơn so với những con vật mà trước đây bà từng nuôi. Đoàn xã Châu Cường huyện Quỳ Hợp, Nghệ An tham quan mô hình nuôi dế của gia đình, cho thấy nuôi dế đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đoàn sẽ phổ biến tất cả đoàn viên thanh niên trong toàn xã để học tạp và phát triển mô hình nuôi dế để phát triển phong trào thanh niên xoá đói giảm nghèo lập thân lập nghiệp góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo và xây dựng quê hương. Nuôi dế là một mô hình chăn nuôi mới tại địa phương, phù hợp với các hộ dân có diện tích đất ít, có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi để giúp cho bà con nông dân ở địa phương có thêm lựa chọn để thực hiện phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.
Từ năm 2015, anh Lương Văn Thuận, người dân tộc Thái ở bản Khột, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp đã quyết định gắn bó với mô hình nuôi dế thịt, đem lại lợi nhuận 12 triệu đồng/tháng, cao gấp ba, bốn lần so với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau nhiều nỗ lực, hiện tại, mỗi tháng trại dế của Thuận có thể xuất bán từ 70 - 80kg dế thương phẩm; với giá bán từ 180.000 - 220.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi từ 10 - 12 triệu đồng. Từ hiệu quả đó đã giúp chàng trai trẻ ở quê nghèo ngày càng tự tin vào mô hình nuôi dế, mặc dù đây là mô hình đầu tiên nuôi có quy mô ở Quỳ Hợp. Thời gian qua, anh Lương Văn Thuận đã mở rộng thêm chuồng trại nuôi để nâng cao sản lượng dế mỗi tháng xuất ra thị trường 2-3 tạ và tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.
http://tinhdoannghean.vn/images/news/quyhop_thanhniennuoide_2018_8_2.JPG
Tại xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, cán bộ Đoàn - Lộc Văn Truyền có niềm đam mê làm kinh tế từ nhỏ là người tiên phong trong việc đưa giống dế về nuôi thử nghiệm tại địa phương. Để thực hiện mô hình, anh đã theo dõi tìm hiểu các tin tức về các mô hình kinh tế hộ, đặc biệt là mô hình nuôi dế trên các phương tiện truyền thông. Nhận thấy đây là mô hình có chi phí đầu tư thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, không tốn nhiều công chăm sóc mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao nên anh đã tìm hiểu kỹ về kỹ thuật nuôi dế. Vào cuối năm 2018, anh đã quyết định đầu tư mua giống gồm các khay trứng về nuôi thử nghiệm bằng cách cho ấp nở thành con, sau thời gian nuôi 3 tháng, anh đã bán được 20kg dế thành phẩm. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, thấy dễ rất dễ nuôi, tăng đàn nhanh, phát triển mạnh nên anh bắt đầu xây dựng chuồng trại mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Hiện tại, anh đã có hàng vạn con dế, đã tiêu thụ ra thị trường cả dế giống lẫn dế thương phẩm với hiệu quả khả quan mặc dù thu nhập ban đầu chưa cao. Vì đây là mô hình nuôi dế đầu tiên tại địa phương nên anh cũng đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu cách chăm sóc cũng như học hỏi kinh nghiệm. Vượt qua mọi khó khăn ban đầu, giờ đây anh đã nắm chắc kỹ thuật cũng như thành thạo trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng loài dế này.

Trên địa bàn Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong sản xuất, chăn nuôi, góp sức vào sự phát triển của địa phương. Tiêu biểu trong số đó là anh Hồ Anh Hải - xóm Tân Hợp, xã Nghĩa Tiến với mô hình nuôi dế thương phẩm. Từ cuối năm 2019, anh Hồ Anh Hải bắt đầu khởi nghiệp từ số vốn hơn 600.000 đồng để mua 3 khay dế giống về thuần dưỡng.  Nhờ đó đàn dế của anh Hải phát triển mạnh, tăng đàn nhanh và ít hao hụt hơn trước. Đến nay, anh Hải đã phát triển được 100 chuồng dế, bình quân 1 chuồng nuôi đạt cho ra khoảng 15-19kg dế thương phẩm. Đầu ra chủ yếu của dế thịt được anh cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng. Tại đây, dế mèn được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn theo kiểu độc, lạ và hấp dẫn như: Dế chiên giòn, dế chiên nước mắm, chiên bơ,… Ngoài ra, anh Hải còn cung cấp dế làm thức ăn cho các trại chăn nuôi gà, chim cảnh... ới giá bán dế thịt từ 150.000 - 200.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, anh Hải thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. Anh Hải còn vận động nhiều đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các chương trình, hoạt động do Thị đoàn, Đoàn xã tổ chức. Việc làm này nhằm tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế của đoàn viên thanh niên, góp sức trẻ tham gia xây dựng đô vị văn minh, nâng cao tiêu chí nông thôn mới tại địa phương.
Ở xóm 8A xã Thanh Mai - Thanh Chương - Nghệ An, Có “ông Bích dế” là tên mà người dân hóm hỉnh gọi ông Phạm Ngọc Bích, người đã nỗ lực vươn lên làm giàu từ nuôi dế, cho thu nhập ổn định từ 12-15 triệu đồng/tháng. Vốn là người rất chăm đọc báo, thích tìm hiểu các mô hình nông nghiệp vươn lên làm giàu, đầu năm 2016 khi xem mô hình nuôi dế trên tivi với nguồn vốn đầu tư ít mà vẫn đem lại lợi nhuận cao, ông Bích mày mò tìm hiểu kỹ về nghề nuôi dế trên các trang mạng xã hội để học hỏi các kỹ thuật nuôi. Dế còn là thức ăn béo bở của tắc kè hoa vì vậy sắp tới tôi sẽ nuôi thêm tắc kè hoa. Vừa khai thác triệt để lợi ích của dế mèn, vừa kiếm thêm nguồn thu nhập từ việc bán tắc kè hoa cho các thương lái với giá cao, dao động từ 70.000-100.000 đồng/con”. Từ 2018, bình quân mỗi ngày ông bán ra 5kg dế thịt với mức giá 200.000 đồng/kg cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn và được đóng thùng gửi đi tiêu thụ khắp các thành phố lớn như Vinh, Hà Nội, Sài Gòn… bình quân mỗi tháng thu về 15 triệu đồng.
Đối với người dân ở nông thôn thì con dế mèn rất quen thuộc, và cũng là một món ăn được yêu thích, nhất là ở miền núi như huyện Qùy Hợp. Năm 2020, gia đình ông Lao Thanh Chương, người dân tộc Thái ở xóm Mường Ham, xã Châu Cường đã mạnh dạn học hỏi và tiến hành nuôi thử một khay dế giống, kết quả cho thu hoạch bất ngờ. Ông đã tìm đến trang trại dế Thắng Lý tại thành phố Vinh để học tập, tại đây ông nộp vào 2 triệu đồng để được chuyển giao kỹ thuật nuôi và 1 khay giống về nuôi dưỡng. Với một khay trứng dế, sau 45 ngày nuôi dưỡng, ông đã thu hoạch được 3kg dế thịt, và có thêm 3 khay trứng. Ông tiếp tục tạo không gian chuồng cao ráo, thoáng mát, và từ quá trình nuôi rút ra nhiều kinh nghiệm hơn nên đàn dế tăng đàn nhanh, phát triển mạnh, ít hao hụt. Từ đó ông bàn với vợ, chỉnh trang chuồng trại, mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Đến nay, gia đình ông đã phát triển được 8 chuồng, mỗi chuồng có 1mx2mx0,5m. Bình quân 1 chuồng, nuôi đạt cho ra khoảng 7-9 kg dế thương phẩm.
Mô hình nuôi dế là mô hình chăn nuôi mới tại địa phương với đầu ra ổn định, phù hợp với các nông hộ có diện tích đất ít, không yêu cầu sức lao động lớn, có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi tăng thu nhập. Đặc biệt, do thích nghi với thời tiết mùa hè, nên trong những thời điểm nắng nóng, cây trồng vật nuôi khó phát triển, thì dế mèn vẫn sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao. Đây là mô hình chăn nuôi tạo được nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, nên được học tập và nhân rộng.

                                                                                                                                Lê Phương
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây