HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Các nhà khoa học vừa tạo ra sinh vật có thể sống mà không cần thở
Nội dung:

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ludwig Maximilians (Munich, Đức) đã tiêm tảo quang hợp vào nòng nọc, từ đó tạo ra mối quan hệ cộng sinh giữa động vật lưỡng cư và vi sinh vật, giúp loài lưỡng cư có thể sống sót mà không cần oxy từ môi trường.

Các nhà khoa học tiêm vào cơ thể nòng nọc một loại tảo đặc biệt.
Các nhà khoa học tiêm vào cơ thể nòng nọc một loại tảo đặc biệt.

Thí nghiệm này được cho là mang ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực y tế. Ví dụ, đây có thể là tiền đề cho sự ra đời của công nghệ giúp giữ cho ai đó sống sót khi đột quỵ, tình trạng có thể làm cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho não của họ.

Trong thí nghiệm, sau khi đã tiêm vào cơ thể nòng nọc một loại tảo đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã cho chúng “đói” oxy cho đến khi não ngừng hoạt động hoàn toàn. Sau đó, họ chiếu đèn vào bể nước, kích hoạt tảo và tạo ra oxy. Lúc bấy giờ, não của nòng nọc hoạt động trở lại, cho thấy loài tảo này đã thành công trong việc giữ vật chủ mới của chúng sống sót.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Các nhà khoa học vừa tạo ra sinh vật có thể sống mà không cần thở
Ngày xuất bản: ngày 07 tháng 07 năm 2022
Nội dung:

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ludwig Maximilians (Munich, Đức) đã tiêm tảo quang hợp vào nòng nọc, từ đó tạo ra mối quan hệ cộng sinh giữa động vật lưỡng cư và vi sinh vật, giúp loài lưỡng cư có thể sống sót mà không cần oxy từ môi trường.

Các nhà khoa học tiêm vào cơ thể nòng nọc một loại tảo đặc biệt.
Các nhà khoa học tiêm vào cơ thể nòng nọc một loại tảo đặc biệt.

Thí nghiệm này được cho là mang ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực y tế. Ví dụ, đây có thể là tiền đề cho sự ra đời của công nghệ giúp giữ cho ai đó sống sót khi đột quỵ, tình trạng có thể làm cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho não của họ.

Trong thí nghiệm, sau khi đã tiêm vào cơ thể nòng nọc một loại tảo đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã cho chúng “đói” oxy cho đến khi não ngừng hoạt động hoàn toàn. Sau đó, họ chiếu đèn vào bể nước, kích hoạt tảo và tạo ra oxy. Lúc bấy giờ, não của nòng nọc hoạt động trở lại, cho thấy loài tảo này đã thành công trong việc giữ vật chủ mới của chúng sống sót.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây