HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Kết quả sinh sản nhân tạo giống cá Leo tại Nghệ An
Nội dung:
Trước đây, Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo giống cá Leo và bước đầu đã sản xuất ra con giống cá Leo tại Nghệ An. Tuy nhiên, do là bước đầu nghiên cứu thử nghiệm, thời gian thực hiện ngắn do các cán bộ kỹ thuật của đơn vị tự nghiên cứu, thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo nên số lượng cá giống sản xuất ra còn khiêm tốn, chất lượng con giống chưa đảm bảo, các chỉ tiêu kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo còn chưa đạt yêu cầu cụ thể: Đàn cá bố mẹ chưa đảm bảo tiêu chuẩn và số lượng còn ít, cá đực chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên về cho sinh sản nên tỷ lệ thụ tinh chưa cao.
Vừa qua, dự ánHoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An được triển khai thực hiện là để cán bộ kỹ thuật của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An có thời gian tiếp cận, đi sâu nghiên cứu, khắc phục các tồn tại trong các khâu kỹ thuật còn yếu mà nhất là nâng cao được tỷ lệ sống trong giai đoạn ương từ cá bột lên cá giống để từ đó xây dựng, hoàn thiện được quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá Leo phù hợp với điều kiện Nghệ An để đưa vào sản xuất đại trà nhằm tạo ra con giống có chất lượng tốt, đủ số lượng, đúng mùa vụ và hoàn toàn chủ động, đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho phong trào nuôi và tiến đến chuyển giao, tập huấn nhân rộng, phát triển phong trào sản xuất giống, phát triển phong trào nuôi cá Leo thương phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An góp phần tái tạo, bảo tồn loài cá Leo đang có nguy cơ tuyệt chủng, đưa một đối tượng nuôi ngọt mới có giá trị kinh tế vào hệ thống đối tượng nuôi ngọt nhằm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhất là khai thác triệt để tiềm năng diện tích mặt nước lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Dự án được triển khai trong 24 tháng, từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2020 tại Trung tâm giống thủy sản Nghệ An và được sự hỗ trợ kỹ thuật từ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc cho sinh sản nhân tạo giống cá Leo từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản miền Bắc - Viện nghiên cứu NTTS I.
Số lượng cá Leo bố mẹ nhập về là 200 con với tổng trọng lượn 500 kg. Trong đó: Cá cái 100 con và cá đực 100 con, trọng lượng trung bình 2,5 kg/con. Chất lượng cá bố mẹ: tuổi cá 2+ trở lên, kích cỡ khá đồng đều, cơ thể cân đối, màu sắc tươi sáng, không bị dị tật, đảm bảo tiêu chuẩn cá bố mẹ. Nguồn gốc cá Leo bố mẹ là từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
Nhóm thực hiện dự án đã căn cứ vào điều kiện khí hậu thời tiết, đặc điểm sinh học, sinh sản của cá Leo và mùa vụ sản xuất, sau khi lên ao nuôi vỗ đã xây dựng quy trình nuôi vỗ, chế độ chăm sóc cá Leo bố mẹ phù hợp với điều kiện Nghệ An, đảm bảo cá phát dục, thành thục tốt
Kết quả nuôi vỗ các năm cho thấy: Tỷ lệ thành thục của cá cái và cá đực sau thời gian nuôi vỗ đạt khá cao và không chênh lệch nhau nhiều giữa các năm đạt từ 83 - 85% đối với cá cái và 74 - 78,6% đối với cá đực. Trong đó, năm 2018 tỷ lệ thành thục thấp hơn so với năm 2019 và năm 2020 do ảnh hưởng của mùa vụ nuôi vỗ. Tỷ lệ sống của cá Leo bố mẹ trong các năm thực hiện dự án đạt khá cao từ 97 - 98% , trong quá nuôi vỗ có sự hao hụt tự nhiên với tỷ lệ không lớn

Sau thời gian nuôi vỗ hàng năm, qua kiểm tra sự thành thục của cá, khi trứng cá đã đạt độ thành thục, đảm bảo cho việc cho sinh sản, nhóm triển khai dự án đã tiến hành tuyển chọn cá cái và cá đực đưa vào sinh sản, kết quả thu được qua các năm cho thấy: Tuyển cá cái: Chọn những cá thể có bụng to, mềm, lỗ sinh dục phớt hồng, lấy trứng kiểm tra trứng to, tròn, căng, có màu vàng mơ. Tuyển cá đực: Chọn những con có cơ thể cân đối, khỏe mạnh, lỗ sinh dục lồi, có màu phớt hồng, vuốt dọc theo lườn bụng có tinh dịch màu trắng đục chảy ra, đặc là đạt tiêu chuẩn cho tham gia sinh sản. Cá cái cũng như cá đực được nhốt riêng mỗi bể một con tránh cắn nhau.
Qua quá trình triên khai và theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình cho sinh sản cá Leo cho thấy: Các yếu tố môi trường nhiệt độ nước, ô xy hòa tan sử dụng trong sinh sản cá leo luôn thấp hơn môi trường nước bên ngoài do nước sử dụng cho sinh sản cá leo được lấy từ bể chứa ngầm thông qua hệ thống lọc ngược nên thương có nhiệt độ thấp hơn môi trường ngoài 1 - 2 0C, nhiệt độ nước sử dụng cho sinh sản cá leo năm 2018 thấp hơn các năm 2019, 2020 và thấp hơn ngưỡng thích hợp trong sinh sản cá leo do thời gian thực hiện vào tháng 9 và tháng 10 có nhiệt độ môi trường thấp, các yếu tố môi trường khác thích hợp cho việc cho sinh sản nhân tạo cá Leo. Kết quả phân tích chất lượng nước (COD, BOD, NO­­­2) và bệnh ký sinh trùng trong quá trình cho sinh sản cá leo đều nằm trong ngưỡng thích hợp, đảm bảo cho việc cho sinh sản cá Leo. 
Sau khi tiêm cá xong lần thứ 2, thả cá lại bể, tiến hành kích thích nước nhằm đảm bảo nhu cầu Oxy trong bể và giúp cá chuyển hóa, rụng trứng được tốt hơn. Sau thời gian tiêm lần 2 từ 6 tiếng bắt đầu tiến hành kiểm tra cá cái để kịp thời nắm được thời gian, mức độ chảy trứng ở cá cái, tránh hiện tượng để cá tự đẻ, chảy trứng trong bể, khi cá cái đã rụng trứng (chảy trứng) tiến hành vuốt cá cái lấy trứng, vuốt cá đực lấy tinh cho thụ tinh nhân tạo.
Vượt cá thu trứng, tinh dịch cho thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh cho trứng cá Leo
Kết quả cho sinh sản qua các năm thực hiện dự án cho thấy: Tỷ lệ đẻ của cá qua các năm đạt khá cao trung bình đạt 96,6% và sự chênh lệch nhau không lớn giữa các năm đạt từ 95,8 - 97,8% điều đó cho thấy việc chọn cá cái, chất lượng trứng và việc dùng kích dục tố LRH - A3 + DOM kết hợp với Não thùy cá chép cho kết quả đẻ cao trong sinh sản cá leo. Thời gian hiệu ứng thuốc của cá Leo dao động từ 8 - 11 tiếng. Thời gian hiệu ứng thuốc phụ thuộc vào mức độ thành thục của cá cái và nhiệt độ nước. Qua theo dõi các đợt đẻ ở các năm cho thấy, những cá thể có thời gian hiệu ứng thuốc trong khoảng 9 - 10 tiếng cho hiệu quả đẻ cao nhất, cá dễ vuốt và vuốt trứng triệt để hơn so với các cá thể có thời gian hiệu ứng thuốc khác. Tỷ lệ thụ tinh của trứng trong quá trình thực hiện dự án đạt mức độ khá từ 47,5 - 72,5%, trung bình đạt 67% và không có sự chênh lệch nhau lớn giữa các năm thức hiện. Thường tỷ lệ thụ tinh đạt thấp vào các đợt đẻ đầu vụ do việc thời điểm này chất lượng tinh cá đực thường kém hơn, tinh đã có nhưng còn ít và loãng đã ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh của cá.
Quá trình cho sinh sản, nhóm triển khai dự án chỉ cho sinh sản từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 hàng năm, từ cuối tháng 5 sang tháng 6 hàng năm nhóm triển khai thực hiện dự án có tuyển chọn cá để cho sinh sản nhưng cá cái có chất lượng trứng không đạt, trứng đã chuyển sang cuối giai đoạn IV, có màu vàng rơm và cá đực lượng tinh dịch ít, loãng cơ bản không đảm bảo cho việc cho sinh sản. Do đó, nhóm thực hiện dự án đã không tiến hành cho sinh sản. Điều đó chứng tỏ, mùa vụ sinh sản cá Leo ở Nghệ An thích hợp nhất là từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 hàng năm, ngoài thời gian trên cơ bản cá Leo sinh sản hiệu quả không cao, không phù hợp với việc cho sinh sản nhân tạo giống cá Leo.
Như vậy, nhóm thực hiện dự án đã cho đẻ thành công, tỷ lệ đẻ đạt cao qua các năm thực hiện dự án. Việc chọn trứng, sử dụng kích dục tố cho sinh sản đã nâng cao được tỷ lệ đẻ trong quá trình cho sinh sản cá Leo./.



 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Thái Toàn
Tiêu đề: Kết quả sinh sản nhân tạo giống cá Leo tại Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 19 tháng 07 năm 2021
Nội dung:
Trước đây, Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo giống cá Leo và bước đầu đã sản xuất ra con giống cá Leo tại Nghệ An. Tuy nhiên, do là bước đầu nghiên cứu thử nghiệm, thời gian thực hiện ngắn do các cán bộ kỹ thuật của đơn vị tự nghiên cứu, thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo nên số lượng cá giống sản xuất ra còn khiêm tốn, chất lượng con giống chưa đảm bảo, các chỉ tiêu kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo còn chưa đạt yêu cầu cụ thể: Đàn cá bố mẹ chưa đảm bảo tiêu chuẩn và số lượng còn ít, cá đực chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên về cho sinh sản nên tỷ lệ thụ tinh chưa cao.
Vừa qua, dự ánHoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống cá Leo (Wallago Attu Bloch &Schneider, 1801) tại Nghệ An được triển khai thực hiện là để cán bộ kỹ thuật của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An có thời gian tiếp cận, đi sâu nghiên cứu, khắc phục các tồn tại trong các khâu kỹ thuật còn yếu mà nhất là nâng cao được tỷ lệ sống trong giai đoạn ương từ cá bột lên cá giống để từ đó xây dựng, hoàn thiện được quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá Leo phù hợp với điều kiện Nghệ An để đưa vào sản xuất đại trà nhằm tạo ra con giống có chất lượng tốt, đủ số lượng, đúng mùa vụ và hoàn toàn chủ động, đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho phong trào nuôi và tiến đến chuyển giao, tập huấn nhân rộng, phát triển phong trào sản xuất giống, phát triển phong trào nuôi cá Leo thương phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An góp phần tái tạo, bảo tồn loài cá Leo đang có nguy cơ tuyệt chủng, đưa một đối tượng nuôi ngọt mới có giá trị kinh tế vào hệ thống đối tượng nuôi ngọt nhằm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhất là khai thác triệt để tiềm năng diện tích mặt nước lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Dự án được triển khai trong 24 tháng, từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2020 tại Trung tâm giống thủy sản Nghệ An và được sự hỗ trợ kỹ thuật từ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc cho sinh sản nhân tạo giống cá Leo từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản miền Bắc - Viện nghiên cứu NTTS I.
Số lượng cá Leo bố mẹ nhập về là 200 con với tổng trọng lượn 500 kg. Trong đó: Cá cái 100 con và cá đực 100 con, trọng lượng trung bình 2,5 kg/con. Chất lượng cá bố mẹ: tuổi cá 2+ trở lên, kích cỡ khá đồng đều, cơ thể cân đối, màu sắc tươi sáng, không bị dị tật, đảm bảo tiêu chuẩn cá bố mẹ. Nguồn gốc cá Leo bố mẹ là từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
Nhóm thực hiện dự án đã căn cứ vào điều kiện khí hậu thời tiết, đặc điểm sinh học, sinh sản của cá Leo và mùa vụ sản xuất, sau khi lên ao nuôi vỗ đã xây dựng quy trình nuôi vỗ, chế độ chăm sóc cá Leo bố mẹ phù hợp với điều kiện Nghệ An, đảm bảo cá phát dục, thành thục tốt
Kết quả nuôi vỗ các năm cho thấy: Tỷ lệ thành thục của cá cái và cá đực sau thời gian nuôi vỗ đạt khá cao và không chênh lệch nhau nhiều giữa các năm đạt từ 83 - 85% đối với cá cái và 74 - 78,6% đối với cá đực. Trong đó, năm 2018 tỷ lệ thành thục thấp hơn so với năm 2019 và năm 2020 do ảnh hưởng của mùa vụ nuôi vỗ. Tỷ lệ sống của cá Leo bố mẹ trong các năm thực hiện dự án đạt khá cao từ 97 - 98% , trong quá nuôi vỗ có sự hao hụt tự nhiên với tỷ lệ không lớn

Sau thời gian nuôi vỗ hàng năm, qua kiểm tra sự thành thục của cá, khi trứng cá đã đạt độ thành thục, đảm bảo cho việc cho sinh sản, nhóm triển khai dự án đã tiến hành tuyển chọn cá cái và cá đực đưa vào sinh sản, kết quả thu được qua các năm cho thấy: Tuyển cá cái: Chọn những cá thể có bụng to, mềm, lỗ sinh dục phớt hồng, lấy trứng kiểm tra trứng to, tròn, căng, có màu vàng mơ. Tuyển cá đực: Chọn những con có cơ thể cân đối, khỏe mạnh, lỗ sinh dục lồi, có màu phớt hồng, vuốt dọc theo lườn bụng có tinh dịch màu trắng đục chảy ra, đặc là đạt tiêu chuẩn cho tham gia sinh sản. Cá cái cũng như cá đực được nhốt riêng mỗi bể một con tránh cắn nhau.
Qua quá trình triên khai và theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình cho sinh sản cá Leo cho thấy: Các yếu tố môi trường nhiệt độ nước, ô xy hòa tan sử dụng trong sinh sản cá leo luôn thấp hơn môi trường nước bên ngoài do nước sử dụng cho sinh sản cá leo được lấy từ bể chứa ngầm thông qua hệ thống lọc ngược nên thương có nhiệt độ thấp hơn môi trường ngoài 1 - 2 0C, nhiệt độ nước sử dụng cho sinh sản cá leo năm 2018 thấp hơn các năm 2019, 2020 và thấp hơn ngưỡng thích hợp trong sinh sản cá leo do thời gian thực hiện vào tháng 9 và tháng 10 có nhiệt độ môi trường thấp, các yếu tố môi trường khác thích hợp cho việc cho sinh sản nhân tạo cá Leo. Kết quả phân tích chất lượng nước (COD, BOD, NO­­­2) và bệnh ký sinh trùng trong quá trình cho sinh sản cá leo đều nằm trong ngưỡng thích hợp, đảm bảo cho việc cho sinh sản cá Leo. 
Sau khi tiêm cá xong lần thứ 2, thả cá lại bể, tiến hành kích thích nước nhằm đảm bảo nhu cầu Oxy trong bể và giúp cá chuyển hóa, rụng trứng được tốt hơn. Sau thời gian tiêm lần 2 từ 6 tiếng bắt đầu tiến hành kiểm tra cá cái để kịp thời nắm được thời gian, mức độ chảy trứng ở cá cái, tránh hiện tượng để cá tự đẻ, chảy trứng trong bể, khi cá cái đã rụng trứng (chảy trứng) tiến hành vuốt cá cái lấy trứng, vuốt cá đực lấy tinh cho thụ tinh nhân tạo.
Vượt cá thu trứng, tinh dịch cho thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh cho trứng cá Leo
Kết quả cho sinh sản qua các năm thực hiện dự án cho thấy: Tỷ lệ đẻ của cá qua các năm đạt khá cao trung bình đạt 96,6% và sự chênh lệch nhau không lớn giữa các năm đạt từ 95,8 - 97,8% điều đó cho thấy việc chọn cá cái, chất lượng trứng và việc dùng kích dục tố LRH - A3 + DOM kết hợp với Não thùy cá chép cho kết quả đẻ cao trong sinh sản cá leo. Thời gian hiệu ứng thuốc của cá Leo dao động từ 8 - 11 tiếng. Thời gian hiệu ứng thuốc phụ thuộc vào mức độ thành thục của cá cái và nhiệt độ nước. Qua theo dõi các đợt đẻ ở các năm cho thấy, những cá thể có thời gian hiệu ứng thuốc trong khoảng 9 - 10 tiếng cho hiệu quả đẻ cao nhất, cá dễ vuốt và vuốt trứng triệt để hơn so với các cá thể có thời gian hiệu ứng thuốc khác. Tỷ lệ thụ tinh của trứng trong quá trình thực hiện dự án đạt mức độ khá từ 47,5 - 72,5%, trung bình đạt 67% và không có sự chênh lệch nhau lớn giữa các năm thức hiện. Thường tỷ lệ thụ tinh đạt thấp vào các đợt đẻ đầu vụ do việc thời điểm này chất lượng tinh cá đực thường kém hơn, tinh đã có nhưng còn ít và loãng đã ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh của cá.
Quá trình cho sinh sản, nhóm triển khai dự án chỉ cho sinh sản từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 hàng năm, từ cuối tháng 5 sang tháng 6 hàng năm nhóm triển khai thực hiện dự án có tuyển chọn cá để cho sinh sản nhưng cá cái có chất lượng trứng không đạt, trứng đã chuyển sang cuối giai đoạn IV, có màu vàng rơm và cá đực lượng tinh dịch ít, loãng cơ bản không đảm bảo cho việc cho sinh sản. Do đó, nhóm thực hiện dự án đã không tiến hành cho sinh sản. Điều đó chứng tỏ, mùa vụ sinh sản cá Leo ở Nghệ An thích hợp nhất là từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 hàng năm, ngoài thời gian trên cơ bản cá Leo sinh sản hiệu quả không cao, không phù hợp với việc cho sinh sản nhân tạo giống cá Leo.
Như vậy, nhóm thực hiện dự án đã cho đẻ thành công, tỷ lệ đẻ đạt cao qua các năm thực hiện dự án. Việc chọn trứng, sử dụng kích dục tố cho sinh sản đã nâng cao được tỷ lệ đẻ trong quá trình cho sinh sản cá Leo./.



 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây