HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học
Nội dung:

Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người, là nền tảng của đa dạng sinh học, đảm bảo cho phát triển bền vững, chống đói nghèo và bệnh tật. Tài nguyên động, thực vật không chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam mà còn là vật liệu cho chọn tạo giống mới. Tập hợp đủ nguồn gen và sử dụng tính đa dạng của chúng là một trong những điều kiện quyết định thành công của nhà chọn tạo giống. Nhu cầu bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng tài nguyên thực vật thế giới là cần thiết hơn bao giờ hết.

Vì thế, năm 2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Hương Giang tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học”.

Đề tài hướng đến thực hiện mục tiêu lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng thời thu thập bổ sung một số nguồn gen mới phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo.

Đề tài đã thu được các kết quả nổi bật như sau:

- Đã thu thập được 17 giống lan dược liệu về lưu giữ và bảo tồn tại vườn lan của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và sử dụng 15 giống cho các nghiên cứu, đánh giá và bảo tồn in vitro gồm: lan Long tu xuân, Long tu đá, Kim điệp nhựa, Hạc vĩ, Hoàng lạp, Vảy rồng lào, Đùi gà dẹt, Đùi gà tròn, Lan kim tuyến, Lan Bạch cập, Thạch hộc tía, Nghệ tâm, Phi điệp vàng, Phi điệp tím, Hoàng thảo tam bảo sắc. Các giống lan thích nghi khá tốt với điều kiện vùng trồng, đạt tỷ lệ sống từ 47,6 - 93,3% và các giống đã có sự sinh trưởng đẻ nhánh mới với tỷ lệ đạt từ 25,0 - 83,3%.

- Đã thu thập, xây dựng được bộ mẫu giống hoa Hiên, với tổng số 23 nguồn mẫu giống thu thập, trong đó có 03 mẫu giống trong nước và 20 giống nhập nội, với một số thông tin về đặc điểm nông sinh học làm vật liệu cho công tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen cây hoa Hiên.

- Đánh giá các đặc điểm nông học của các mẫu giống dưa thơm nhập nội cho thấy rằng, hầu hết các mẫu giống dưa thơm nghiên cứu có khả năng sinh trưởng tốt khi trồng trong điều kiện nhà có mái che tại Gia Lâm, Hà Nội. Qua đánh giá về các tính trạng năng suất và độ brix thịt quả xác định được 5 mẫu giống ưu tú là D13, D17, D20, D24, D27. Đây là các vật liệu quan trọng được sử dụng trong các chương trình chọn tạo giống tiếp theo để bảo tồn và duy trì.

Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng thời thu thập bổ sung một số nguồn gen mới phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17727/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (TH)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học
Ngày xuất bản: ngày 28 tháng 11 năm 2022
Nội dung:

Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người, là nền tảng của đa dạng sinh học, đảm bảo cho phát triển bền vững, chống đói nghèo và bệnh tật. Tài nguyên động, thực vật không chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam mà còn là vật liệu cho chọn tạo giống mới. Tập hợp đủ nguồn gen và sử dụng tính đa dạng của chúng là một trong những điều kiện quyết định thành công của nhà chọn tạo giống. Nhu cầu bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng tài nguyên thực vật thế giới là cần thiết hơn bao giờ hết.

Vì thế, năm 2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Hương Giang tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và đa dạng sinh học”.

Đề tài hướng đến thực hiện mục tiêu lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng thời thu thập bổ sung một số nguồn gen mới phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo.

Đề tài đã thu được các kết quả nổi bật như sau:

- Đã thu thập được 17 giống lan dược liệu về lưu giữ và bảo tồn tại vườn lan của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và sử dụng 15 giống cho các nghiên cứu, đánh giá và bảo tồn in vitro gồm: lan Long tu xuân, Long tu đá, Kim điệp nhựa, Hạc vĩ, Hoàng lạp, Vảy rồng lào, Đùi gà dẹt, Đùi gà tròn, Lan kim tuyến, Lan Bạch cập, Thạch hộc tía, Nghệ tâm, Phi điệp vàng, Phi điệp tím, Hoàng thảo tam bảo sắc. Các giống lan thích nghi khá tốt với điều kiện vùng trồng, đạt tỷ lệ sống từ 47,6 - 93,3% và các giống đã có sự sinh trưởng đẻ nhánh mới với tỷ lệ đạt từ 25,0 - 83,3%.

- Đã thu thập, xây dựng được bộ mẫu giống hoa Hiên, với tổng số 23 nguồn mẫu giống thu thập, trong đó có 03 mẫu giống trong nước và 20 giống nhập nội, với một số thông tin về đặc điểm nông sinh học làm vật liệu cho công tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen cây hoa Hiên.

- Đánh giá các đặc điểm nông học của các mẫu giống dưa thơm nhập nội cho thấy rằng, hầu hết các mẫu giống dưa thơm nghiên cứu có khả năng sinh trưởng tốt khi trồng trong điều kiện nhà có mái che tại Gia Lâm, Hà Nội. Qua đánh giá về các tính trạng năng suất và độ brix thịt quả xác định được 5 mẫu giống ưu tú là D13, D17, D20, D24, D27. Đây là các vật liệu quan trọng được sử dụng trong các chương trình chọn tạo giống tiếp theo để bảo tồn và duy trì.

Lưu giữ và bảo quản nguồn gen nông nghiệp nhập nội tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng thời thu thập bổ sung một số nguồn gen mới phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17727/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (TH)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây