HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra
Nội dung:
Việc phát hiện và xử lý sớm môi trường nước ao nuôi cá bị nhiễm khuẩn là vô cùng cần thiết và liên quan đến sản lượng tránh gây thiệt hại về kinh tế. Sử dụng các hóa chất như vôi bột (CaCO3), Chlorine hoặc Formadehyde… để xử lý môi trường nước hồ dễ bị tồn dư không an toàn cho người. Ngoài ra, các chế phẩm sinh học có hiệu quả chưa thuyết phục, đó cũng là một rào cản trong xuất khẩu thủy sản. Hiện tại, diatomite tự nhiên đã được sử dụng để làm sạch môi trường hồ cá, hấp phụ các khí NH4, CO2, H2S, làm giàu lượng ô-xy trong nước.

Nếu vật liệu được biến tính kết hợp thêm tác nhân kháng khuẩn như bạc nano tạo nanocomposite: bạc nano/diatomite thì giá trị sử dụng được sẽ tăng gấp bội. Đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra” do nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai công nghệ bức xạ thực hiện năm 2018, là một nghiên cứu mới sử dụng kỹ thuật bức xạ chế tạo vật liệu nanocomposite, hơn nữa sản phẩm của đề tài đáp ứng nhu cầu cần thiết của ngành nuôi trồng thủy hải sản. Chủ nhiệm đề tài là TS. Trương Thị Hạnh.
Đề tài nhằm mục tiêu cố định bạc nano trên chất mang diatomite để chế tạo vật liệu có khả năng giảm nhiễm vi sinh gây bệnh đốm đỏ (Aeromonas hydrophila) và gan thận mủ (Edwardsiella ictaluri) lây lan trong nước nuôi cá Tra.
Sau một năm nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả khả quan. Chế tạo nanocomposite: Nồng độ Ag+ (1-10 mM) kích thước hạt trung bình 5 - 10 nm.- Liều hấp thụ: 6,5; 13,4; 20,2 và 25,9 kGy kích thước hạt tương ứng: 5,5; 6,9; 9,3 và 8,9 nm. Nồng độ 1-10 mM AgNO3 ban đầu hàm lượng AgNPs trong DA 201- 1210 mg/kg tổng hợp ex-situ; đạt 353-1300 mg/kg tổng hợp in – situ.
Đặc trưng của vật liệu nanocomposite: Phổ UV-Vis có đỉnh hấp thụ cực đại tại 417- 422 nm; Ảnh TEM thể hiện sự hiện diện của Ag nano hình cầu và xác định được kích thước hạt AgNPs < 10 nm; Ảnh SEM cũng chứng minh AgNPs trong các hốc rỗng của cấu trúc xốp DA, phổ EDX xác nhận thành phần nanocomposite AgNPs/DA có thêm Ag0 nguyên tử so với DA.
Hoạt tính kháng khuẩn: Hiệu ứng kháng khuẩn E coli của vật liệu nanocomposite AgNPs/DA (0,5 µg/ml) là 100%. Hiệu ứng kháng Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri tăng theo nồng độ AgNPs trong thành phần nanocomposite đạt 100 % khi có 0,13 % AgNPs trong thành phần.
Sản phẩm vật liệu nanocomposite - AgNPs/DA được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử với đặc tính kháng khuẩn giúp ức chế quá trình phát triển các vi khuẩn E. coli cũng như Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá Tra. Sản phẩm của đề tài đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngành nuôi trồng thủy hải sản./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Xuân Minh (TH)
Tiêu đề: Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra
Ngày xuất bản: ngày 30 tháng 08 năm 2021
Nội dung:
Việc phát hiện và xử lý sớm môi trường nước ao nuôi cá bị nhiễm khuẩn là vô cùng cần thiết và liên quan đến sản lượng tránh gây thiệt hại về kinh tế. Sử dụng các hóa chất như vôi bột (CaCO3), Chlorine hoặc Formadehyde… để xử lý môi trường nước hồ dễ bị tồn dư không an toàn cho người. Ngoài ra, các chế phẩm sinh học có hiệu quả chưa thuyết phục, đó cũng là một rào cản trong xuất khẩu thủy sản. Hiện tại, diatomite tự nhiên đã được sử dụng để làm sạch môi trường hồ cá, hấp phụ các khí NH4, CO2, H2S, làm giàu lượng ô-xy trong nước.

Nếu vật liệu được biến tính kết hợp thêm tác nhân kháng khuẩn như bạc nano tạo nanocomposite: bạc nano/diatomite thì giá trị sử dụng được sẽ tăng gấp bội. Đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra” do nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai công nghệ bức xạ thực hiện năm 2018, là một nghiên cứu mới sử dụng kỹ thuật bức xạ chế tạo vật liệu nanocomposite, hơn nữa sản phẩm của đề tài đáp ứng nhu cầu cần thiết của ngành nuôi trồng thủy hải sản. Chủ nhiệm đề tài là TS. Trương Thị Hạnh.
Đề tài nhằm mục tiêu cố định bạc nano trên chất mang diatomite để chế tạo vật liệu có khả năng giảm nhiễm vi sinh gây bệnh đốm đỏ (Aeromonas hydrophila) và gan thận mủ (Edwardsiella ictaluri) lây lan trong nước nuôi cá Tra.
Sau một năm nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả khả quan. Chế tạo nanocomposite: Nồng độ Ag+ (1-10 mM) kích thước hạt trung bình 5 - 10 nm.- Liều hấp thụ: 6,5; 13,4; 20,2 và 25,9 kGy kích thước hạt tương ứng: 5,5; 6,9; 9,3 và 8,9 nm. Nồng độ 1-10 mM AgNO3 ban đầu hàm lượng AgNPs trong DA 201- 1210 mg/kg tổng hợp ex-situ; đạt 353-1300 mg/kg tổng hợp in – situ.
Đặc trưng của vật liệu nanocomposite: Phổ UV-Vis có đỉnh hấp thụ cực đại tại 417- 422 nm; Ảnh TEM thể hiện sự hiện diện của Ag nano hình cầu và xác định được kích thước hạt AgNPs < 10 nm; Ảnh SEM cũng chứng minh AgNPs trong các hốc rỗng của cấu trúc xốp DA, phổ EDX xác nhận thành phần nanocomposite AgNPs/DA có thêm Ag0 nguyên tử so với DA.
Hoạt tính kháng khuẩn: Hiệu ứng kháng khuẩn E coli của vật liệu nanocomposite AgNPs/DA (0,5 µg/ml) là 100%. Hiệu ứng kháng Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri tăng theo nồng độ AgNPs trong thành phần nanocomposite đạt 100 % khi có 0,13 % AgNPs trong thành phần.
Sản phẩm vật liệu nanocomposite - AgNPs/DA được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử với đặc tính kháng khuẩn giúp ức chế quá trình phát triển các vi khuẩn E. coli cũng như Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá Tra. Sản phẩm của đề tài đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngành nuôi trồng thủy hải sản./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây