HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu đánh giá chất lượng sáng chế được bảo hộ
Nội dung:

Trên thế giới, đã có khá nhiều nghiên cứu về cách thức đánh giá tình hình chất lượng sáng chế (SC) được bảo hộ với các cách tiếp cận khác nhau. Đối với các luật sư SC và kỹ sư, SC được bảo hộ có chất lượng tốt là có phạm vi bảo hộ được xây dựng (soạn thảo) một cách tối ưu và rõ ràng; đối với các học giả về pháp lý, SC được bảo hộ có chất lượng tốt là có khả năng vượt qua các tiêu chuẩn đánh giá của tòa án về hiệu lực; đối với các nhà kinh tế, SC được bảo hộ có chất lượng tốt là hoàn thành được các mục tiêu của hệ thống sở hữu trí tuệ, như khuyến khích sáng tạo, phổ biến và chuyển giao công nghệ, thiết lập thị trường cạnh tranh lành mạnh. Nhiều học giả khác cho rằng chất lượng SC được bảo hộ được quyết định bởi nhiều yếu tố và do đó cần được đánh giá một cách hệ thống theo các tiêu chí khác nhau, như tính đột phá/sáng tạo, phạm vi bảo hộ, tần suất trích dẫn, thời hạn hiệu lực (tuổi đời) thực tế, giá trị kinh tế, mức độ sử dụng trong ngành công nghiệp...

Ở Việt Nam, chủ đề nghiên cứu này dường như còn bị bỏ ngỏ. Ngoài vấn đề về sự quan tâm, những khó khăn trong việc làm rõ lý luận và thực tiễn, tính đầy đủ và tin cậy của dữ liệu, cách thức thu thập và xử lý dữ liệu... cũng là những rào cản chính để thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, để phấn đấu đạt mục tiêu về chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ, đáp ứng đòi hỏi nội tại của công cuộc phát triển kinh tế, việc thực hiện Đề tài nghiên cứu nói trên là thực sự cấp bách và cần thiết. Đó là lý do, vào năm 2019, TS. Nguyễn Hữu Cẩn cùng các cộng sự tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng sáng chế được bảo hộ”.

Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: đánh giá chất lượng SC được bảo hộ nhằm làm rõ thực trạng và cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chính sách phục vụ hoạt động thương mại hóa và thực thi quyền đối với SC ở Việt Nam trong thời gian tới.

Đề tài gồm có những nội dung chính sau đây:

(i) Cung cấp cơ sở lý luận về vai trò, chức năng của SC được bảo hộ và chất lượng SC được bảo hộ: làm rõ vai trò, chức năng của SC được bảo hộ; khái niệm chất lượng SC được bảo hộ và ảnh hưởng của chất lượng SC được bảo hộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội;

(ii) Cung cấp cơ sở thực tiễn về cách thức đánh giá chất lượng SC được bảo hộ: làm rõ thực tiễn quan niệm, góc nhìn của mỗi giới, bộ tiêu chí đo lường chất lượng SC được bảo hộ, nguồn thông tin và cách thức đánh giá chất lượng SC được bảo hộ, trong đó lưu ý tới bối cảnh đánh giá chất lượng SC được bảo hộ phục vụ/theo góc nhìn thương mại hóa và thực thi quyền đối với SC;

(iii) Đánh giá ban đầu về tình hình chất lượng SC được bảo hộ ở Việt Nam và các điều kiện cần bổ sung để thực hiện việc đánh giá chất lượng SC được bảo hộ một cách hệ thống: làm rõ thực trạng (điều kiện) hiện nay ở Việt Nam đối với việc đánh giá chất lượng SC được bảo hộ, trong đó nêu rõ những điều kiện còn thiếu, chưa thể khắc phục có khả năng ảnh hưởng tới việc đánh giá chất lượng của SC được bảo hộ; tiến hành đánh giá thử chất lượng của SC được bảo hộ trong một lĩnh vực cụ thể và làm rõ những hạn chế cần khắc phục;

(iv) Đề xuất một số giải pháp phục vụ việc đánh giá chất lượng SC được bảo hộ và nâng cao chất lượng SC được bảo hộ ở Việt Nam: trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng hiện nay ở Việt Nam, đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo đảm việc thực hiện đánh giá chất lượng SC được bảo hộ ở Việt Nam trong thời gian tới, phục vụ việc nâng cao chất lượng SC được bảo hộ của người Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17062/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
PAT(TH)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá chất lượng sáng chế được bảo hộ
Ngày xuất bản: ngày 17 tháng 03 năm 2022
Nội dung:

Trên thế giới, đã có khá nhiều nghiên cứu về cách thức đánh giá tình hình chất lượng sáng chế (SC) được bảo hộ với các cách tiếp cận khác nhau. Đối với các luật sư SC và kỹ sư, SC được bảo hộ có chất lượng tốt là có phạm vi bảo hộ được xây dựng (soạn thảo) một cách tối ưu và rõ ràng; đối với các học giả về pháp lý, SC được bảo hộ có chất lượng tốt là có khả năng vượt qua các tiêu chuẩn đánh giá của tòa án về hiệu lực; đối với các nhà kinh tế, SC được bảo hộ có chất lượng tốt là hoàn thành được các mục tiêu của hệ thống sở hữu trí tuệ, như khuyến khích sáng tạo, phổ biến và chuyển giao công nghệ, thiết lập thị trường cạnh tranh lành mạnh. Nhiều học giả khác cho rằng chất lượng SC được bảo hộ được quyết định bởi nhiều yếu tố và do đó cần được đánh giá một cách hệ thống theo các tiêu chí khác nhau, như tính đột phá/sáng tạo, phạm vi bảo hộ, tần suất trích dẫn, thời hạn hiệu lực (tuổi đời) thực tế, giá trị kinh tế, mức độ sử dụng trong ngành công nghiệp...

Ở Việt Nam, chủ đề nghiên cứu này dường như còn bị bỏ ngỏ. Ngoài vấn đề về sự quan tâm, những khó khăn trong việc làm rõ lý luận và thực tiễn, tính đầy đủ và tin cậy của dữ liệu, cách thức thu thập và xử lý dữ liệu... cũng là những rào cản chính để thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, để phấn đấu đạt mục tiêu về chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ, đáp ứng đòi hỏi nội tại của công cuộc phát triển kinh tế, việc thực hiện Đề tài nghiên cứu nói trên là thực sự cấp bách và cần thiết. Đó là lý do, vào năm 2019, TS. Nguyễn Hữu Cẩn cùng các cộng sự tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng sáng chế được bảo hộ”.

Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: đánh giá chất lượng SC được bảo hộ nhằm làm rõ thực trạng và cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chính sách phục vụ hoạt động thương mại hóa và thực thi quyền đối với SC ở Việt Nam trong thời gian tới.

Đề tài gồm có những nội dung chính sau đây:

(i) Cung cấp cơ sở lý luận về vai trò, chức năng của SC được bảo hộ và chất lượng SC được bảo hộ: làm rõ vai trò, chức năng của SC được bảo hộ; khái niệm chất lượng SC được bảo hộ và ảnh hưởng của chất lượng SC được bảo hộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội;

(ii) Cung cấp cơ sở thực tiễn về cách thức đánh giá chất lượng SC được bảo hộ: làm rõ thực tiễn quan niệm, góc nhìn của mỗi giới, bộ tiêu chí đo lường chất lượng SC được bảo hộ, nguồn thông tin và cách thức đánh giá chất lượng SC được bảo hộ, trong đó lưu ý tới bối cảnh đánh giá chất lượng SC được bảo hộ phục vụ/theo góc nhìn thương mại hóa và thực thi quyền đối với SC;

(iii) Đánh giá ban đầu về tình hình chất lượng SC được bảo hộ ở Việt Nam và các điều kiện cần bổ sung để thực hiện việc đánh giá chất lượng SC được bảo hộ một cách hệ thống: làm rõ thực trạng (điều kiện) hiện nay ở Việt Nam đối với việc đánh giá chất lượng SC được bảo hộ, trong đó nêu rõ những điều kiện còn thiếu, chưa thể khắc phục có khả năng ảnh hưởng tới việc đánh giá chất lượng của SC được bảo hộ; tiến hành đánh giá thử chất lượng của SC được bảo hộ trong một lĩnh vực cụ thể và làm rõ những hạn chế cần khắc phục;

(iv) Đề xuất một số giải pháp phục vụ việc đánh giá chất lượng SC được bảo hộ và nâng cao chất lượng SC được bảo hộ ở Việt Nam: trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng hiện nay ở Việt Nam, đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo đảm việc thực hiện đánh giá chất lượng SC được bảo hộ ở Việt Nam trong thời gian tới, phục vụ việc nâng cao chất lượng SC được bảo hộ của người Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17062/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
PAT(TH)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây