HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm từ các hoạt chất thuộc lớp chất diterpenoit, triterpenoit và polyphenol có nguồn gốc tự nhiên thay thế kháng sinh phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi ở Việt Nam
Nội dung:
Cùng xu hướng phát triển của các nước trên thế giới về vấn đề ứng dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, đặc biệt trong nghề nuôi tôm công nghiệp thì ở Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu tìm loài thảo dược có hiệu quả cao phòng trị bệnh vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và cho tôm nói riêng. Việt Nam là nước có nhiều lợi thế do nằm trong vùng nhiệt đới, với sự đa dạng các loài cây thảo mộc, là cơ sở có nguồn nguyên liệu đa dạng phong phú, giá thành nguyên liệu thấp, dễ lấy với số lượng lớn…. Theo xu hướng trên trên Viện Hóa học các hợp chất Thiên nhiên đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm từ các hoạt chất thuộc lớp chất diterpenoit, tritecpenoit và polyphenol có nguồn gốc tự nhiên thay thế kháng sinh phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi ở Việt Nam”. Đề tài do PGS.TS. Phạm Thị Hồng Minh làm chủ nhiệm.
Đề tài đã nghiên cứu được một số kết quả nổi bật: Từ 06 loài nghiên cứu có hoạt tính tốt đối với vi khuẩn V. parahaemolyticus: thân lá cây Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica), thân lá cây Thầu dầu (Ricinus communis), thân cây Ké hoa đào (Urena lobata), lá Khổ sâm (Croton tonkinensis), lá Thồm lồm (Polygonum chinense) và thân lá Đơn châu chấu (Aralia armata), 41 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc (trong đó trùng lặp 14 hợp chất) thuộc các lớp chất diterpenoit, tritecpenoit và polyphenol.
Đã hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý sử dụng enzym, chiết xuất và tạo thức ăn, mô hình áp dụng 2.5 ha và hướng dẫn sử dụng nuôi tôm sử dụng chế phẩm Khổ sâm phòng bệnh, kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng với liều 20 g/kg thức ăn. Kết quả thử nghiệm này tương đương với ao đối chứng được phòng bệnh hoại tử gan tuỵ cấp bằng kháng sinh doxycycline với liều 5 g/kg thức ăn.
Đã hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý, chiết xuất và tạo chế phẩm và hướng dẫn sử dụng chế phẩm Thồm lồm cho vào môi trường nước phòng bệnh phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng với liều lượng 25-30g/m3 nước. Quy trình công nghệ xử lý, chiết xuất và tạo thức ăn, mô hình áp dụng 2.5ha và hướng dẫn sử dụng nuôi tôm sử dụng chế phẩm Thồm lồm phòng bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng với liều lượng 25-30g/100 kg tôm.
Công nghệ EAE không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường do giảm việc sử dụng dung môi và tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Xuân Minh (TH)
Tiêu đề: Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm từ các hoạt chất thuộc lớp chất diterpenoit, triterpenoit và polyphenol có nguồn gốc tự nhiên thay thế kháng sinh phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi ở Việt Nam
Ngày xuất bản: ngày 31 tháng 08 năm 2021
Nội dung:
Cùng xu hướng phát triển của các nước trên thế giới về vấn đề ứng dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, đặc biệt trong nghề nuôi tôm công nghiệp thì ở Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu tìm loài thảo dược có hiệu quả cao phòng trị bệnh vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và cho tôm nói riêng. Việt Nam là nước có nhiều lợi thế do nằm trong vùng nhiệt đới, với sự đa dạng các loài cây thảo mộc, là cơ sở có nguồn nguyên liệu đa dạng phong phú, giá thành nguyên liệu thấp, dễ lấy với số lượng lớn…. Theo xu hướng trên trên Viện Hóa học các hợp chất Thiên nhiên đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm từ các hoạt chất thuộc lớp chất diterpenoit, tritecpenoit và polyphenol có nguồn gốc tự nhiên thay thế kháng sinh phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi ở Việt Nam”. Đề tài do PGS.TS. Phạm Thị Hồng Minh làm chủ nhiệm.
Đề tài đã nghiên cứu được một số kết quả nổi bật: Từ 06 loài nghiên cứu có hoạt tính tốt đối với vi khuẩn V. parahaemolyticus: thân lá cây Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica), thân lá cây Thầu dầu (Ricinus communis), thân cây Ké hoa đào (Urena lobata), lá Khổ sâm (Croton tonkinensis), lá Thồm lồm (Polygonum chinense) và thân lá Đơn châu chấu (Aralia armata), 41 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc (trong đó trùng lặp 14 hợp chất) thuộc các lớp chất diterpenoit, tritecpenoit và polyphenol.
Đã hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý sử dụng enzym, chiết xuất và tạo thức ăn, mô hình áp dụng 2.5 ha và hướng dẫn sử dụng nuôi tôm sử dụng chế phẩm Khổ sâm phòng bệnh, kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng với liều 20 g/kg thức ăn. Kết quả thử nghiệm này tương đương với ao đối chứng được phòng bệnh hoại tử gan tuỵ cấp bằng kháng sinh doxycycline với liều 5 g/kg thức ăn.
Đã hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý, chiết xuất và tạo chế phẩm và hướng dẫn sử dụng chế phẩm Thồm lồm cho vào môi trường nước phòng bệnh phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng với liều lượng 25-30g/m3 nước. Quy trình công nghệ xử lý, chiết xuất và tạo thức ăn, mô hình áp dụng 2.5ha và hướng dẫn sử dụng nuôi tôm sử dụng chế phẩm Thồm lồm phòng bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng với liều lượng 25-30g/100 kg tôm.
Công nghệ EAE không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường do giảm việc sử dụng dung môi và tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây