HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý ảnh trong việc phát hiện vật thể lạ
Nội dung:

Ngành hàng không thế giới nói chung hay Việt Nam nói riêng đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Số lượng hành khách lựa chọn phương tiện hàng không di chuyển ngày càng nhiều, có nghĩa là số chuyến bay ngày càng tăng, điều này cũng có nghĩa là khả năng các tình huống không an toàn cho tàu bay cũng sẽ tăng theo. Đi kèm theo theo sự phát triển đó, đội ngũ nhân lực chất lượng cao - đạt tiêu chuẩn quốc tế - cần phải được gấp rút đào tạo để đảm bảo an toàn cho hoạt động này.

Vật thể lạ trên đường băng, đường bay từ lâu đã gây ra những tổn thất rất lớn cho nghành hàng không. Vì thế, hệ thống phát hiện và cảnh báo vật thể ngoại lai đã được các công ty công nghệ triển khai tại các hệ thống sân bay các nước nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Xuất phát từ lý do này, TS. Nguyễn Thanh Dũng cùng với các cộng sự tại Học viện Hàng không Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý ảnh trong việc phát hiện vật thể lạ (FOD: Foreign object debris detection)” từ năm 2019 đến năm 2020.

Đề tài đã thu được các kết quả sau:

- Mô hình sân bay với hệ thống phát hiện FOD đã được nhóm nghiên cứu, thiết kế và xây dựng đúng như dự kiến.

- Nhóm nghiên cứu đã khảo sát đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan và tiến hành thi công, thử nghiệm kiểm tra các tính năng của hệ thống phát hiện vật thể FOD.

- Giao diện giám sát được xây dựng bằng phần mềm Matlab, trong đó công nghệ xử lý ảnh được ứng dụng để phân tích các ảnh chụp được từ camera bố trí trên sa bàn.

- Các kịch bản thí nghiệm cũng đã được xây dựng và tiến hành thử nghiệm để đánh giá khả năng của hệ thống.

- Mô hình được cập nhật sau các đánh giá kiểm thử và tài liệu về hướng dẫn đã được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các người dùng tiếp cận được thuận tiện.

- Mô hình đã mô tả được sân bay và đã xử lý và phát tín hiệu cảnh báo khi có vật thể lạ được phát hiện.

Hệ thống sau khi trang bị các camera hồng ngoại chất lượng cao có thể áp dụng ngoài khuôn khổ của 1 mô hình day học.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17728/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (NASATI)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý ảnh trong việc phát hiện vật thể lạ
Ngày xuất bản: ngày 28 tháng 11 năm 2022
Nội dung:

Ngành hàng không thế giới nói chung hay Việt Nam nói riêng đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Số lượng hành khách lựa chọn phương tiện hàng không di chuyển ngày càng nhiều, có nghĩa là số chuyến bay ngày càng tăng, điều này cũng có nghĩa là khả năng các tình huống không an toàn cho tàu bay cũng sẽ tăng theo. Đi kèm theo theo sự phát triển đó, đội ngũ nhân lực chất lượng cao - đạt tiêu chuẩn quốc tế - cần phải được gấp rút đào tạo để đảm bảo an toàn cho hoạt động này.

Vật thể lạ trên đường băng, đường bay từ lâu đã gây ra những tổn thất rất lớn cho nghành hàng không. Vì thế, hệ thống phát hiện và cảnh báo vật thể ngoại lai đã được các công ty công nghệ triển khai tại các hệ thống sân bay các nước nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Xuất phát từ lý do này, TS. Nguyễn Thanh Dũng cùng với các cộng sự tại Học viện Hàng không Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý ảnh trong việc phát hiện vật thể lạ (FOD: Foreign object debris detection)” từ năm 2019 đến năm 2020.

Đề tài đã thu được các kết quả sau:

- Mô hình sân bay với hệ thống phát hiện FOD đã được nhóm nghiên cứu, thiết kế và xây dựng đúng như dự kiến.

- Nhóm nghiên cứu đã khảo sát đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan và tiến hành thi công, thử nghiệm kiểm tra các tính năng của hệ thống phát hiện vật thể FOD.

- Giao diện giám sát được xây dựng bằng phần mềm Matlab, trong đó công nghệ xử lý ảnh được ứng dụng để phân tích các ảnh chụp được từ camera bố trí trên sa bàn.

- Các kịch bản thí nghiệm cũng đã được xây dựng và tiến hành thử nghiệm để đánh giá khả năng của hệ thống.

- Mô hình được cập nhật sau các đánh giá kiểm thử và tài liệu về hướng dẫn đã được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các người dùng tiếp cận được thuận tiện.

- Mô hình đã mô tả được sân bay và đã xử lý và phát tín hiệu cảnh báo khi có vật thể lạ được phát hiện.

Hệ thống sau khi trang bị các camera hồng ngoại chất lượng cao có thể áp dụng ngoài khuôn khổ của 1 mô hình day học.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17728/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (NASATI)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây