HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nhà khoa học Việt tìm ra cách trị vết thương từ vảy cá nước ngọt
Nội dung:

Bằng cách sử dụng vảy của các loài cá chép nước ngọt có nguồn gốc từ Việt Nam, TS. Nguyễn Thúy Chinh đã nghiên cứu thành công cách tách chiết collagen "sạch", được thử nghiệm thành công để trị thương. 

Bên cạnh tác dụng làm đẹp, collagen từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng y sinh, như vật liệu băng vết thương. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật có vú như lợn, bò và cừu… với tính ứng dụng lâm sàng có phần bị hạn chế, cũng như ẩn chứa các lo ngại về nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm từ động vật có vú.

Miếng băng ép vết thương chứa collagen giúp nhanh lành thương.
Miếng băng ép vết thương chứa collagen giúp nhanh lành thương. (Ảnh minh họa).

Trước thực tế này, TS. Nguyễn Thúy Chinh cùng với các cộng sự tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu thành công việc tách chiết collagen từ vảy cá nước ngọt, và được thử nghiệm thành công để trị thương cho chuột.

"Vảy cá có nguồn collagen tương đối dồi dào và giải quyết được hầu hết các vấn đề của collagen từ động vật có vú gặp phải" - TS. Nguyễn Thúy Chinh cho biết. Trong quá trình sơ chế, vảy cá vốn được xem là phế phẩm của các khu chợ dân sinh hay nhà máy chế biến. Với sản lượng cá rô phi hằng năm ở Việt Nam khoảng 50 ngàn tấn (chiếm 2,2% tổng sản lượng thủy sản nuôi) và hàng trăm nghìn tấn cá chép các loài thì nghiên cứu này vừa tận dụng phế phẩm, hạn chế gây ô nhiễm môi trường vừa thu được nguồn collagen có chất lượng tốt phục vụ cho lĩnh vực y sinh.

Điểm khác biệt của đề tài nghiên cứu này là các nhà khoa học đã sử dụng vảy của các loài cá chép nước ngọt có nguồn gốc từ Việt Nam, không phải cá nước mặn hay nước lợ như các nghiên cứu đã có. Không chỉ sự đa dạng sinh học ở mỗi nơi sẽ tác động đến sự trưởng thành của cá nước ngọt theo những cách khác nhau mà ở những nhiệt độ khác nhau cũng dẫn đến thành phần và cấu tạo của vảy cá khác nhau.

Cận cảnh quá trình in 3D màng collagen từ vảy cá làm vật liệu cầm máu
Cận cảnh quá trình in 3D màng collagen từ vảy cá làm vật liệu cầm máu. (Ảnh: NVCC).

 Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, quá trình xử lý vảy cá để thu collagen đều được tiến hành trong bể điều nhiệt được duy trì ở nhiệt độ 4 độ C. Collagen thu được có cấu trúc dạng sợi, đường kính sợi 0,5-1 micromet, các sợi collagen tập trung thành bó sợi, kích thước 2,5-4 micromet.

Từ collagen thu được, nhóm nghiên cứu tiến hành phối trộn với hoạt chất ginsenoside Rb1 - một hợp chất hóa học thuộc họ ginsenoside được tìm thấy trong chi thực vật Panax, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và polyphenol từ trà hoa vàng rồi đưa vào xilanh của thiết bị in 3D để in thành màng sản phẩm có thể dán lên vết thương.

Thử nghiệm với vết thương cơ mông lớn ở chuột cống được tiến hành tại Học viện Quân y, kết quả thu được khiến nhóm nghiên cứu nhận thấy hiệu quả rõ rệt của collagen thu được từ vảy cá. Thời gian để cầm máu trung bình của màng vật liệu sinh học là 104 ± 16,7 giây, thấp hơn so với sử dụng gạc thông thường để cầm máu (p<0,05).

Những kết quả trên là kết quả bước đầu để TS. Nguyễn Thúy Chinh và cộng sự tiếp tục nghĩ đến những nghiên cứu sau này. Một trong những hướng nghiên cứu mà chị đang quan tâm là sản phẩm này không chỉ tiềm năng với vết thương ngoài da mà còn hiệu quả cả với vết thương bên trong cơ thể./.
Thúy Minh (TH)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nhà khoa học Việt tìm ra cách trị vết thương từ vảy cá nước ngọt
Ngày xuất bản: ngày 17 tháng 05 năm 2022
Nội dung:

Bằng cách sử dụng vảy của các loài cá chép nước ngọt có nguồn gốc từ Việt Nam, TS. Nguyễn Thúy Chinh đã nghiên cứu thành công cách tách chiết collagen "sạch", được thử nghiệm thành công để trị thương. 

Bên cạnh tác dụng làm đẹp, collagen từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng y sinh, như vật liệu băng vết thương. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật có vú như lợn, bò và cừu… với tính ứng dụng lâm sàng có phần bị hạn chế, cũng như ẩn chứa các lo ngại về nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm từ động vật có vú.

Miếng băng ép vết thương chứa collagen giúp nhanh lành thương.
Miếng băng ép vết thương chứa collagen giúp nhanh lành thương. (Ảnh minh họa).

Trước thực tế này, TS. Nguyễn Thúy Chinh cùng với các cộng sự tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu thành công việc tách chiết collagen từ vảy cá nước ngọt, và được thử nghiệm thành công để trị thương cho chuột.

"Vảy cá có nguồn collagen tương đối dồi dào và giải quyết được hầu hết các vấn đề của collagen từ động vật có vú gặp phải" - TS. Nguyễn Thúy Chinh cho biết. Trong quá trình sơ chế, vảy cá vốn được xem là phế phẩm của các khu chợ dân sinh hay nhà máy chế biến. Với sản lượng cá rô phi hằng năm ở Việt Nam khoảng 50 ngàn tấn (chiếm 2,2% tổng sản lượng thủy sản nuôi) và hàng trăm nghìn tấn cá chép các loài thì nghiên cứu này vừa tận dụng phế phẩm, hạn chế gây ô nhiễm môi trường vừa thu được nguồn collagen có chất lượng tốt phục vụ cho lĩnh vực y sinh.

Điểm khác biệt của đề tài nghiên cứu này là các nhà khoa học đã sử dụng vảy của các loài cá chép nước ngọt có nguồn gốc từ Việt Nam, không phải cá nước mặn hay nước lợ như các nghiên cứu đã có. Không chỉ sự đa dạng sinh học ở mỗi nơi sẽ tác động đến sự trưởng thành của cá nước ngọt theo những cách khác nhau mà ở những nhiệt độ khác nhau cũng dẫn đến thành phần và cấu tạo của vảy cá khác nhau.

Cận cảnh quá trình in 3D màng collagen từ vảy cá làm vật liệu cầm máu
Cận cảnh quá trình in 3D màng collagen từ vảy cá làm vật liệu cầm máu. (Ảnh: NVCC).

 Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, quá trình xử lý vảy cá để thu collagen đều được tiến hành trong bể điều nhiệt được duy trì ở nhiệt độ 4 độ C. Collagen thu được có cấu trúc dạng sợi, đường kính sợi 0,5-1 micromet, các sợi collagen tập trung thành bó sợi, kích thước 2,5-4 micromet.

Từ collagen thu được, nhóm nghiên cứu tiến hành phối trộn với hoạt chất ginsenoside Rb1 - một hợp chất hóa học thuộc họ ginsenoside được tìm thấy trong chi thực vật Panax, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và polyphenol từ trà hoa vàng rồi đưa vào xilanh của thiết bị in 3D để in thành màng sản phẩm có thể dán lên vết thương.

Thử nghiệm với vết thương cơ mông lớn ở chuột cống được tiến hành tại Học viện Quân y, kết quả thu được khiến nhóm nghiên cứu nhận thấy hiệu quả rõ rệt của collagen thu được từ vảy cá. Thời gian để cầm máu trung bình của màng vật liệu sinh học là 104 ± 16,7 giây, thấp hơn so với sử dụng gạc thông thường để cầm máu (p<0,05).

Những kết quả trên là kết quả bước đầu để TS. Nguyễn Thúy Chinh và cộng sự tiếp tục nghĩ đến những nghiên cứu sau này. Một trong những hướng nghiên cứu mà chị đang quan tâm là sản phẩm này không chỉ tiềm năng với vết thương ngoài da mà còn hiệu quả cả với vết thương bên trong cơ thể./.
Thúy Minh (TH)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây