HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nuôi thử nghiệm cá chạch lấu trong ao đất tại Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An:
Nội dung:
Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có khả năng sinh sống và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, lợ. Cá có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục; vây lưng có gai, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Cá phân bố ở hầu hết các kênh rạch, ưa sống tại nơi có dòng nước chảy xiết, hàm lượng ôxy hòa tan cao. Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ. Ngoài tự nhiên, tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt 150-250 g/con, dài 18-25 cm; sau 2 năm đạt 450-500 g/con, dài 35-40 cm.


Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân, năm 2021, từ nguồn kinh phí sự nghiệp, Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An triển khai thực hiện chuyên đề “Ứng dụng tiến bộ KHCN thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Chạch lấu trong ao đất quy mô công nghiệp tại Nghệ An”.
Để triển khai chuyên đề đạt hiệu quả, năm 2020, Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An đã tổ chức cho một số cán bộ kỹ thuật đi tham quan học hỏi mô hình sản xuất giống và ương nuôi cá Chạch lấu thương phẩm tại tỉnh Hậu Giang.
Qua tìm hiểu thực tế, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang... đã triển khai nuôi cá Chạch lấu trong ao đất, bước đầu cho kết quả tích cực. Hình thức nuôi cá Chạch lấu đa dạng, có thể nuôi trong ao đất, trong bể lót bạt, nuôi lồng bè.

Mô hình được triển khai trên diện tích ao 1.500 m2 với mật độ 6 con/m2, thả 9.000 con giống, kích cỡ con giống là 8 - 10 cm.

Cá chạch lấu là đối tượng bản địa, thích nghi rộng nhưng để nuôi cá chạch lấu thành công cần chú ý một số giải pháp kỹ thuật sau: Trước khi thả nuôi là phải vệ sinh đáy ao sạch sẽ. Cần tát cạn ao và nạo vét hết lớp bùn đáy dưới ao, bón vôi khử trùng với số lượng từ 7-10kg/100m2 mặt ao. Sau đó, phơi đáy ao từ 2-3 ngày mới cấp nước vào ao qua lưới lọc. Sau khi vệ sinh, bơm nước vào, cần chờ cho nhiệt độ trong ao ổn định, khoảng 6 ngày sau mới thả cá vào nuôi. Trong quá trình nuôi cá chạch lấu, lượng ô-xy trong ao rất quan trọng.
Vì vậy, cần có máy sục khí hoặc quạt nước để tăng cường ô-xy cho cá. Kiểm tra ao vào buổi sáng trong lúc cho cá ăn, nếu phát hiện các hiện tượng bất thường của cá và môi trường nuôi cần phải tiến hành xử lý ngay, tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Thay nước ao nuôi thường xuyên để đảm bảo nguồn nước sạch nhất. Mỗi lần chỉ thay tối đa 1/3 lượng nước trong ao đất. Với cá nhỏ, cho ăn 2 lần/ngày. Khi cá lớn, chỉ cần cho ăn 1 lần/ngày. Mặc dù là loài cá nuôi có sức đề kháng cao, ít bệnh nhưng cá chạch lấu vẫn có khả năng mắc một số bệnh do môi trường nuôi ô nhiễm, như: nấm, ký sinh trùng, bệnh đường ruột.

 Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là đảm bảo môi trường nuôi sạch, bổ sung Vitamin C, kết hợp thay nước định kỳ trong ao đất, tạo môi trường sống thuận lợi nhất cho cá phát triển.
Do thời tiết ở Nghệ An nắng nóng, nhiệt độ nước vào các tháng 6, 7 dao động trong khoảng 32 - 360C vượt ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của chạch lấu. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp chống nóng cho cá, do đây là đối tượng da trơn khá mẫn cảm với điều kiện môi trường thay đổi. Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An đã nghiêm túc tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm từ các mô hình nuôi ở tỉnh bạn để áp dụng triển khai thực hiện chuyên đề nuôi thương phẩm cá chạch lấu tại Nghệ An. Qua thời gian đầu chăm sóc, theo dõi cho thấy cá sinh trưởng, phát triển khá tốt, dự kiến đến tháng 12 sẽ thu hoạch./.
                                                                                                                                   Thu Thủy
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nuôi thử nghiệm cá chạch lấu trong ao đất tại Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An:
Ngày xuất bản: ngày 14 tháng 08 năm 2021
Nội dung:
Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có khả năng sinh sống và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, lợ. Cá có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục; vây lưng có gai, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Cá phân bố ở hầu hết các kênh rạch, ưa sống tại nơi có dòng nước chảy xiết, hàm lượng ôxy hòa tan cao. Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ. Ngoài tự nhiên, tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt 150-250 g/con, dài 18-25 cm; sau 2 năm đạt 450-500 g/con, dài 35-40 cm.


Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân, năm 2021, từ nguồn kinh phí sự nghiệp, Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An triển khai thực hiện chuyên đề “Ứng dụng tiến bộ KHCN thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Chạch lấu trong ao đất quy mô công nghiệp tại Nghệ An”.
Để triển khai chuyên đề đạt hiệu quả, năm 2020, Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An đã tổ chức cho một số cán bộ kỹ thuật đi tham quan học hỏi mô hình sản xuất giống và ương nuôi cá Chạch lấu thương phẩm tại tỉnh Hậu Giang.
Qua tìm hiểu thực tế, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang... đã triển khai nuôi cá Chạch lấu trong ao đất, bước đầu cho kết quả tích cực. Hình thức nuôi cá Chạch lấu đa dạng, có thể nuôi trong ao đất, trong bể lót bạt, nuôi lồng bè.

Mô hình được triển khai trên diện tích ao 1.500 m2 với mật độ 6 con/m2, thả 9.000 con giống, kích cỡ con giống là 8 - 10 cm.

Cá chạch lấu là đối tượng bản địa, thích nghi rộng nhưng để nuôi cá chạch lấu thành công cần chú ý một số giải pháp kỹ thuật sau: Trước khi thả nuôi là phải vệ sinh đáy ao sạch sẽ. Cần tát cạn ao và nạo vét hết lớp bùn đáy dưới ao, bón vôi khử trùng với số lượng từ 7-10kg/100m2 mặt ao. Sau đó, phơi đáy ao từ 2-3 ngày mới cấp nước vào ao qua lưới lọc. Sau khi vệ sinh, bơm nước vào, cần chờ cho nhiệt độ trong ao ổn định, khoảng 6 ngày sau mới thả cá vào nuôi. Trong quá trình nuôi cá chạch lấu, lượng ô-xy trong ao rất quan trọng.
Vì vậy, cần có máy sục khí hoặc quạt nước để tăng cường ô-xy cho cá. Kiểm tra ao vào buổi sáng trong lúc cho cá ăn, nếu phát hiện các hiện tượng bất thường của cá và môi trường nuôi cần phải tiến hành xử lý ngay, tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Thay nước ao nuôi thường xuyên để đảm bảo nguồn nước sạch nhất. Mỗi lần chỉ thay tối đa 1/3 lượng nước trong ao đất. Với cá nhỏ, cho ăn 2 lần/ngày. Khi cá lớn, chỉ cần cho ăn 1 lần/ngày. Mặc dù là loài cá nuôi có sức đề kháng cao, ít bệnh nhưng cá chạch lấu vẫn có khả năng mắc một số bệnh do môi trường nuôi ô nhiễm, như: nấm, ký sinh trùng, bệnh đường ruột.

 Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là đảm bảo môi trường nuôi sạch, bổ sung Vitamin C, kết hợp thay nước định kỳ trong ao đất, tạo môi trường sống thuận lợi nhất cho cá phát triển.
Do thời tiết ở Nghệ An nắng nóng, nhiệt độ nước vào các tháng 6, 7 dao động trong khoảng 32 - 360C vượt ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của chạch lấu. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp chống nóng cho cá, do đây là đối tượng da trơn khá mẫn cảm với điều kiện môi trường thay đổi. Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An đã nghiêm túc tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm từ các mô hình nuôi ở tỉnh bạn để áp dụng triển khai thực hiện chuyên đề nuôi thương phẩm cá chạch lấu tại Nghệ An. Qua thời gian đầu chăm sóc, theo dõi cho thấy cá sinh trưởng, phát triển khá tốt, dự kiến đến tháng 12 sẽ thu hoạch./.
                                                                                                                                   Thu Thủy
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây