HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Sharebuy - Mô hình mua chung theo nhóm kiểu mới của người Việt
Nội dung:

2020 là năm mà lĩnh vực thương mại đã có sự phát triển bùng nổ hơn bao giờ hết. Đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và buộc họ phải thay đổi phương thức kinh doanh sang các hình thức online. Đây cũng chính là cơ hội vàng cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sharebuy, ý tưởng về sàn thương mại điện tử theo kiểu mua chung của Nguyễn Hải Long ra đời đúng thời điểm vàng này.

Nguyễn Hải Long - Người sáng lập Sharebuy

Chàng trai gác việc học ở giảng đường đại học để theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp

Người sáng lập của startup Sharebuy là Nguyễn Hải Long, một thanh niên trẻ nhưng đầy hoài bão và nhiệt huyết. Hải Long từng là sinh viên của trường đại học FPT khoa Lập trình máy tính - Thiết bị di động. Trong hai năm học tập, trường đại học mang tới cho Hải Long những kiến thức rất bổ ích, nhưng là một người năng động và luôn muốn chinh phục thử thách, Hải Long quyết định nghỉ học để trải nghiệm thực tiễn và theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp. Sau khi nghỉ học, Long đầu quân cho một số công ty lớn và tập đoàn đa quốc gia như Vicostone, Phenikaa, Ba Group… và đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như trưởng phòng marketing, trưởng phòng thiết kế. Trải nghiệm, lăn lộn với thực tiễn để kiếm sống, nhưng máu khởi nghiệp vẫn không thôi sục sôi trong huyết quản chàng thanh niên trẻ. Ngày làm việc 8 tiếng ở công ty, đêm về Long miệt mài nghiên cứu và xây dựng mô hình startup của mình. Nhìn nhận lại quá trình tìm hướng khởi nghiệp, Long cho biết đó là quãng thời gian vất vả nhưng hạnh phúc vì được sống cuộc sống của chính mình và làm những điều mình thực sự tâm huyết.

Ý tưởng xây dựng sàn thương mại điện tử Sharebuy tới với Hải Long diễn ra trong thời điểm xu hướng chuyển đổi số là tất yếu tại Việt nam. Mọi hoạt động của đời sống đang dần được thu nhỏ trong các thiết bị điện tử, nhất là trên điện thoại di động. Việc mua sắm, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, dần chuyển từ trực tiếp tại cửa hàng sang mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử và trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, Hải Long nhận thấy, mặc dù việc mua sắm online rất nhanh và tiện lợi nhưng kèm theo là những hoài nghi cũng như độ rủi ro về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Những nhận xét, đánh giá về sản phẩm từ những người xa lạ (trên các sàn thương mại điện tử) không làm thỏa mãn cũng như tạo dựng được niềm tin và quyết định mua hàng. Khách hàng thường lên các hội nhóm trên mạng xã hội ví dụ như Facebook group để trao đổi, tham khảo về chất lượng sản phẩm, sau đó mới quay lại các trạng thương mại điện tử để đặt hàng. Chính vì thế, Hải Long nảy ra ý tưởng gộp hai nền tảng này lại thành một và mô hình nhóm mua Sharebuy ra đời.

Sharebuy - cộng đồng mua bán theo nhóm

Khác với các sàn thương mại điện tử, Sharebuy đem lại một cách tiếp cận mới, đó là cố gắng mô phỏng lại trải nghiệm mua sắm offline trên nền tảng online bằng cách xây dựng cộng đồng thông qua mô hình theo nhóm, tạo ra những trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa và có giá trị thông qua tính năng đề xuất mua hàng và mời bạn bè vào nhóm mua chung cùng với mình.

Cốt lõi của trải nghiệm mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử Sharebuy là mô hình mua hàng theo nhóm, nơi mà người mua sẽ lập nhóm hoặc tham gia vào các nhóm có sẵn để mua cùng một sản phẩm, đơn giá sẽ càng giảm nhiều khi số lượng người trong một nhóm mua càng tăng lên.

Hải Long cho biết, “giá siêu rẻ” sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách hàng của Sharebuy. Sản phẩm sẽ có thể giảm giá tới 80%, từ các sản phẩm công nghệ cho đến sản phẩm thời trang. Giải thích cho mức giá giảm này, chàng founder trẻ tuổi cho biết, nguyên lý ở đây chính là khách hàng được mua lẻ với mức giá sỉ. Ví dụ, một chiếc tủ lạnh được bán trên các sàn thương mại điện tử như Tiki với giá 12 triệu, nhưng bạn sẽ chỉ phải trả hơn 6 triệu đồng nếu tham gia nhóm mua chung cùng với 10 người nữa trên sàn thương mại điện tử Share-buy.

Với mỗi sản phẩm, người mua sẽ được quyết định 2 mức giá: giá mua một mình và giá mua khi tham gia cùng nhóm mua chung. Trong mỗi nhóm mua chung sẽ có phiên mua, kết thúc phiên sẽ chốt ở mức giá áp cho số người tham gia mua chung ở thời điểm kết thúc phiên. Người mua có thể khởi tạo một nhóm mua hoặc tham gia vào nhóm đang kêu gọi mua chung một sản phẩm. Mỗi nhóm mua sẽ được thành lập trong khoảng thời gian tối thiểu là 24 giờ và tối đa 7 ngày để chốt phiên giao dịch. Khi kết thúc phiên, hàng hóa sẽ được xác nhận trong 24 giờ và sau đó sẽ được giao tới khách hàng.

Theo Hải Long, mô hình nhóm mua của Sharebuy có lợi cho cả người mua và người bán. Người mua sẽ mua được hàng hóa với giá rẻ hơn nhiều so với thị trường, còn người bán sẽ bán được nhiều hàng hơn, góp phần làm giải tỏa hàng tồn kho, nhanh xoay vòng vốn để đầu tư vào các sản phẩm mới. Mô hình nhóm mua cũng giải quyết được vấn đề về lòng tin của khách hàng khi mà người tiêu dùng thường phụ thuộc vào giới thiệu xã hội để đưa ra quyết định mua sắm.

Trên thế giới, mô hình mua chung theo nhóm cũng phổ biến ở nhiều nước, ví dụ như Groupon tại Mỹ, với ưu thế là giảm giá thành sản phẩm. Nhưng khác với Groupon, Sharebuy có những điểm khác biệt như:

- Đề xuất bởi người bán/Khởi tạo bởi người mua: Các deal của Sharebuy do người bán đề xuất nhưng lại được người mua khởi tạo (người mua phải thành lập hoặc tham gia một nhóm có quy mô để có được deal hời), trong khi các deal của Groupon lại chỉ được tạo và quản lý hoàn toàn bởi người bán.

- Hàng hóa thông dụng/Sử dụng hàng ngày: Các deal của Sharebuy áp dụng cho các loại hàng hóa thông dụng hàng ngày (ví dụ vật dụng trong nhà, hàng may mặc) có giá trị đối với khách hàng, trong khi Groupon là các hàng hóa, dịch vụ độc mà không được mua, bán ở nơi khác.

- Áp dụng được trên khắp các vùng miền: Sản phẩm trên Sharebuy có ở khắp các vùng miền của Việt Nam. Điều này trái ngược với Groupon, vì người bán sử dụng Groupon để kéo khách hàng tới sử dụng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các địa điểm, cửa hàng tại địa phương của Groupon.

Mua hàng theo nhóm làm thúc đẩy việc chia sẻ, tự nguyện giới thiệu hàng hóa , vì vậy nhóm Sharebuy tự tin sàn thương mại của Sharebuy sẽ tăng trưởng rất nhanh chóng. Một ví dụ điển hình là tại Trung Quốc, với mô hình tương tự, Pindoudou đã vượt qua hàng loạt gã khổng lồ như Alibaba hay Tencent để trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất chỉ sau 3 năm hoạt động.

Hiện tại, Sharebuy đang ở giai đoạn cuối của quá trình xây dựng nền tảng với đội ngũ vỏn vẹn 8 thành viên nhưng đều chuyên về lập trình, đảm nhiệm mảng công việc khác nhau của dự án. Các thành viên đang nỗ lực gấp rút việc hoàn thiện công nghệ để có thể ra mắt sản phẩm vào giữa cuối năm 2021 và kêu gọi vốn đầu tư và kết nối với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước ở các giai đoạn tiếp theo.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Sharebuy - Mô hình mua chung theo nhóm kiểu mới của người Việt
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 06 năm 2021
Nội dung:

2020 là năm mà lĩnh vực thương mại đã có sự phát triển bùng nổ hơn bao giờ hết. Đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và buộc họ phải thay đổi phương thức kinh doanh sang các hình thức online. Đây cũng chính là cơ hội vàng cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sharebuy, ý tưởng về sàn thương mại điện tử theo kiểu mua chung của Nguyễn Hải Long ra đời đúng thời điểm vàng này.

Nguyễn Hải Long - Người sáng lập Sharebuy

Chàng trai gác việc học ở giảng đường đại học để theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp

Người sáng lập của startup Sharebuy là Nguyễn Hải Long, một thanh niên trẻ nhưng đầy hoài bão và nhiệt huyết. Hải Long từng là sinh viên của trường đại học FPT khoa Lập trình máy tính - Thiết bị di động. Trong hai năm học tập, trường đại học mang tới cho Hải Long những kiến thức rất bổ ích, nhưng là một người năng động và luôn muốn chinh phục thử thách, Hải Long quyết định nghỉ học để trải nghiệm thực tiễn và theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp. Sau khi nghỉ học, Long đầu quân cho một số công ty lớn và tập đoàn đa quốc gia như Vicostone, Phenikaa, Ba Group… và đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như trưởng phòng marketing, trưởng phòng thiết kế. Trải nghiệm, lăn lộn với thực tiễn để kiếm sống, nhưng máu khởi nghiệp vẫn không thôi sục sôi trong huyết quản chàng thanh niên trẻ. Ngày làm việc 8 tiếng ở công ty, đêm về Long miệt mài nghiên cứu và xây dựng mô hình startup của mình. Nhìn nhận lại quá trình tìm hướng khởi nghiệp, Long cho biết đó là quãng thời gian vất vả nhưng hạnh phúc vì được sống cuộc sống của chính mình và làm những điều mình thực sự tâm huyết.

Ý tưởng xây dựng sàn thương mại điện tử Sharebuy tới với Hải Long diễn ra trong thời điểm xu hướng chuyển đổi số là tất yếu tại Việt nam. Mọi hoạt động của đời sống đang dần được thu nhỏ trong các thiết bị điện tử, nhất là trên điện thoại di động. Việc mua sắm, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, dần chuyển từ trực tiếp tại cửa hàng sang mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử và trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, Hải Long nhận thấy, mặc dù việc mua sắm online rất nhanh và tiện lợi nhưng kèm theo là những hoài nghi cũng như độ rủi ro về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Những nhận xét, đánh giá về sản phẩm từ những người xa lạ (trên các sàn thương mại điện tử) không làm thỏa mãn cũng như tạo dựng được niềm tin và quyết định mua hàng. Khách hàng thường lên các hội nhóm trên mạng xã hội ví dụ như Facebook group để trao đổi, tham khảo về chất lượng sản phẩm, sau đó mới quay lại các trạng thương mại điện tử để đặt hàng. Chính vì thế, Hải Long nảy ra ý tưởng gộp hai nền tảng này lại thành một và mô hình nhóm mua Sharebuy ra đời.

Sharebuy - cộng đồng mua bán theo nhóm

Khác với các sàn thương mại điện tử, Sharebuy đem lại một cách tiếp cận mới, đó là cố gắng mô phỏng lại trải nghiệm mua sắm offline trên nền tảng online bằng cách xây dựng cộng đồng thông qua mô hình theo nhóm, tạo ra những trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa và có giá trị thông qua tính năng đề xuất mua hàng và mời bạn bè vào nhóm mua chung cùng với mình.

Cốt lõi của trải nghiệm mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử Sharebuy là mô hình mua hàng theo nhóm, nơi mà người mua sẽ lập nhóm hoặc tham gia vào các nhóm có sẵn để mua cùng một sản phẩm, đơn giá sẽ càng giảm nhiều khi số lượng người trong một nhóm mua càng tăng lên.

Hải Long cho biết, “giá siêu rẻ” sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách hàng của Sharebuy. Sản phẩm sẽ có thể giảm giá tới 80%, từ các sản phẩm công nghệ cho đến sản phẩm thời trang. Giải thích cho mức giá giảm này, chàng founder trẻ tuổi cho biết, nguyên lý ở đây chính là khách hàng được mua lẻ với mức giá sỉ. Ví dụ, một chiếc tủ lạnh được bán trên các sàn thương mại điện tử như Tiki với giá 12 triệu, nhưng bạn sẽ chỉ phải trả hơn 6 triệu đồng nếu tham gia nhóm mua chung cùng với 10 người nữa trên sàn thương mại điện tử Share-buy.

Với mỗi sản phẩm, người mua sẽ được quyết định 2 mức giá: giá mua một mình và giá mua khi tham gia cùng nhóm mua chung. Trong mỗi nhóm mua chung sẽ có phiên mua, kết thúc phiên sẽ chốt ở mức giá áp cho số người tham gia mua chung ở thời điểm kết thúc phiên. Người mua có thể khởi tạo một nhóm mua hoặc tham gia vào nhóm đang kêu gọi mua chung một sản phẩm. Mỗi nhóm mua sẽ được thành lập trong khoảng thời gian tối thiểu là 24 giờ và tối đa 7 ngày để chốt phiên giao dịch. Khi kết thúc phiên, hàng hóa sẽ được xác nhận trong 24 giờ và sau đó sẽ được giao tới khách hàng.

Theo Hải Long, mô hình nhóm mua của Sharebuy có lợi cho cả người mua và người bán. Người mua sẽ mua được hàng hóa với giá rẻ hơn nhiều so với thị trường, còn người bán sẽ bán được nhiều hàng hơn, góp phần làm giải tỏa hàng tồn kho, nhanh xoay vòng vốn để đầu tư vào các sản phẩm mới. Mô hình nhóm mua cũng giải quyết được vấn đề về lòng tin của khách hàng khi mà người tiêu dùng thường phụ thuộc vào giới thiệu xã hội để đưa ra quyết định mua sắm.

Trên thế giới, mô hình mua chung theo nhóm cũng phổ biến ở nhiều nước, ví dụ như Groupon tại Mỹ, với ưu thế là giảm giá thành sản phẩm. Nhưng khác với Groupon, Sharebuy có những điểm khác biệt như:

- Đề xuất bởi người bán/Khởi tạo bởi người mua: Các deal của Sharebuy do người bán đề xuất nhưng lại được người mua khởi tạo (người mua phải thành lập hoặc tham gia một nhóm có quy mô để có được deal hời), trong khi các deal của Groupon lại chỉ được tạo và quản lý hoàn toàn bởi người bán.

- Hàng hóa thông dụng/Sử dụng hàng ngày: Các deal của Sharebuy áp dụng cho các loại hàng hóa thông dụng hàng ngày (ví dụ vật dụng trong nhà, hàng may mặc) có giá trị đối với khách hàng, trong khi Groupon là các hàng hóa, dịch vụ độc mà không được mua, bán ở nơi khác.

- Áp dụng được trên khắp các vùng miền: Sản phẩm trên Sharebuy có ở khắp các vùng miền của Việt Nam. Điều này trái ngược với Groupon, vì người bán sử dụng Groupon để kéo khách hàng tới sử dụng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các địa điểm, cửa hàng tại địa phương của Groupon.

Mua hàng theo nhóm làm thúc đẩy việc chia sẻ, tự nguyện giới thiệu hàng hóa , vì vậy nhóm Sharebuy tự tin sàn thương mại của Sharebuy sẽ tăng trưởng rất nhanh chóng. Một ví dụ điển hình là tại Trung Quốc, với mô hình tương tự, Pindoudou đã vượt qua hàng loạt gã khổng lồ như Alibaba hay Tencent để trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất chỉ sau 3 năm hoạt động.

Hiện tại, Sharebuy đang ở giai đoạn cuối của quá trình xây dựng nền tảng với đội ngũ vỏn vẹn 8 thành viên nhưng đều chuyên về lập trình, đảm nhiệm mảng công việc khác nhau của dự án. Các thành viên đang nỗ lực gấp rút việc hoàn thiện công nghệ để có thể ra mắt sản phẩm vào giữa cuối năm 2021 và kêu gọi vốn đầu tư và kết nối với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước ở các giai đoạn tiếp theo.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây