HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Startup công nghệ hợp lực giải bài toán chuỗi cung ứng bị gián đoạn
Nội dung:

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực vận tải đang chung tay để giảm thiểu sự gián đoạn của chuỗi cung ứng trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19.

COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thương mại điện tử. Tuy nhiên, từ khoảng tháng 7/2021, các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội. Ví dụ, Shopee - công ty chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường thương mại điện tử của Việt Nam - đã phải ngừng cung cấp dịch vụ thông qua đội ngũ giao hàng bên ngoài. Các công ty trong lĩnh vực giao đồ ăn như NOW, Grab, BAEMIN, Gojeck cũng tạm dừng một phần dịch vụ ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM cho đến khi có thông báo mới.

Những nhà cung cấp dịch vụ coi đây là đợt sụt giảm ngắn hạn và kỳ vọng sẽ phát triển theo cấp số nhân khi xã hội khôi phục trạng thái bình thường. Các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện hàng đầu Việt Nam như Tiki, Lazada, Sendo và Shopee đang cố gắng xoay xở kể từ khi nhân viên giao hàng được cấp phép hoạt động trở . Bởi vậy, các trang web này vẫn tổ chức ngày mua sắm trực tuyến vào dịp 8/8 vừa qua với sự tham gia của 100 doanh nghiệp Việt Nam, theo Cơ quan Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam.

Việc giao hàng đã gặp khó trong thời kỳ giãn cách xã hội. Nguồn: NLĐ
Việc giao hàng gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ giãn cách xã hội. Nguồn: NLĐ

Dữ liệu từ EcoTruck - startup cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ cho khách hàng B2B với dịch như cung cấp nhiên liệu, lốp xe, bảo hiểm, bãi đậu xe đường bộ - cho thấy, giãn cách đã khiến nhiều doanh nghiệp và công ty logistic hoạt động với công suất rất thấp so với năng lực. Với dữ liệu từ 300 đối tác vận tải và 500 chủ hàng đang sử dụng dịch vụ của EcoTruck, Anh Lê, Giám đốc điều hành và người sáng lập EcoTruck, cho biết: “So với đợt bùng phát trước, đợt dịch thứ tư này có ảnh hưởng lớn hơn và lâu hơn nhiều. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với dịch bệnh trên quy mô lớn”.

Kể từ khi xuất hiện biến thể mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã xác định ba chiến lược để ngăn chặn COVID-19: chủ động, ứng dụng công nghệ, và tiêm chủng. Đầu tháng 6, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Trung tâm Công nghệ Quốc gia phòng, chống COVID-19, thu hút nhiều thành viên từ cộng đồng khởi nghiệp công nghệ như Hùng Trần - CEO GotIt!, Mạnh Phan - CEO An Vui (cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực vận tải đường dài) và Cường Vọng - CEO Kompa Group (chủ sở hữu Boomerang).

Trong đó, An Vui được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chọn để phát triển hệ thống thẻ nhận dạng mã QR, nhằm số hóa dữ liệu phương tiện, tài xế, hàng hóa và các tuyến đường vận chuyển. Điều này giúp rút ngắn thời gian xác minh tại các trạm kiểm soát. “Về bản chất, việc áp dụng công nghệ mã QR giúp giảm thời gian người lái xe xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc thực hiện các thủ tục hành chính khi đi qua các trạm kiểm soát. 1,3 triệu xe tải là cơ hội lớn để thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng của Việt Nam dù còn nhiều vấn đề,” ông Mạnh nói.

Tuy nhiên, vẫn có những tranh cãi về cách thức sử dụng mã QR hỗ trợ lưu thông hàng hóa. Người sáng lập Ecotruck cho rằng công nghệ này làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp với một loạt thủ tục mới và chưa có công nghệ nào gần đây chứng tỏ được hiệu quả.

Trong những ngày đầu ra mắt ứng dụng, hệ thống đã quá tải và bị hacked. Điều này là do thời gian phát triển ngắn và sự nhầm lẫn về định nghĩa "hàng hóa thiết yếu". Mạnh Phan nói với e27 rằng hệ thống hiện đã được bảo mật, ổn định và linh hoạt hơn do chính quyền địa phương đã quen với cách vận hành hơn.

Các nhà cung cấp dịch vụ tin rằng công nghệ có thể giải quyết bài toán vận chuyển hàng hoá. Nguồn: VOV.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử tin rằng công nghệ có thể giải quyết bài toán logistic trong giai đoạn giãn cách. Nguồn: VOV.

Long Pham, CEO của Abivin, một startup logistics nổi tiếng của Việt Nam, đề xuất cung cấp hệ thống lập kế hoạch chuỗi cung ứng cho Hà Nội và TP.HCM, nhằm tối ưu dòng chảy của hàng hóa. Theo ông Long, “Cơ quan chức năng có vai trò rất lớn trong điều hành sản xuất và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân, nhưng họ thiếu tầm nhìn, khả năng tổng hợp và dự báo đối với toàn bộ chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong thời gian giãn cách. Đã đến lúc áp dụng các công nghệ thích hợp để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của các biến thể coronavirus mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong đại dịch”.

Nền tảng của Abivin sử dụng AI với các thuật toán độc quyền giúp các thành phố tạo ra kế hoạch định tuyến và vận tải tối ưu. Cụ thể, nền tảng này sẽ định nghĩa các loại hàng hóa thiết yếu, khu vực có chốt kiểm soát, khớp lệnh với đội giao hàng bên trong và ngoài khu vực cách ly, phong toả...

Theo Dave Anderson - quản lý đối tác của Supply Chain Ventures, COVID-19 đã đẩy nhanh mô hình “vận chuyển mọi thứ từ bất kỳ đâu”. Bên cạnh đó, nó cũng khuyến khích việc chấp nhận những khái niệm mới như dropship - phương pháp bán lẻ mà cửa hàng không lưu giữ sản phẩm được bán trong kho của mình nhưng cókhả năng tìm nguồn/vận chuyển sản phẩm hoặc nguyên liệu từ các đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng hoặc hệ thống phân phối đa kênh.

"Liệu tất cả có trở lại 'bình thường' khi chúng ta chuyển sang phía bên kia của nền kinh tế COVID không? Câu trả lời đơn giản là không. Các chuỗi cung ứng đa kênh sẽ được cung cấp bởi dropship" - Anderson hỏi.

Ông nhấn mạnh rằng mô hình mới sẽ đòi hỏi phần mềm quyết định chuỗi cung ứng phải được nâng cấp. Nó cần có khả năng quyết định nhanh chóng nguồn sản phẩm nào là tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hoặc nhà sản xuất, nhà cung cấp nào có thể quản lý việc giao hàng tại địa phương, đặc biệt với những nhiệm vụ giao hàng có yêu cầu xử lý đặc biệt.



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Startup công nghệ hợp lực giải bài toán chuỗi cung ứng bị gián đoạn
Ngày xuất bản: ngày 14 tháng 09 năm 2021
Nội dung:

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực vận tải đang chung tay để giảm thiểu sự gián đoạn của chuỗi cung ứng trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19.

COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thương mại điện tử. Tuy nhiên, từ khoảng tháng 7/2021, các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội. Ví dụ, Shopee - công ty chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường thương mại điện tử của Việt Nam - đã phải ngừng cung cấp dịch vụ thông qua đội ngũ giao hàng bên ngoài. Các công ty trong lĩnh vực giao đồ ăn như NOW, Grab, BAEMIN, Gojeck cũng tạm dừng một phần dịch vụ ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM cho đến khi có thông báo mới.

Những nhà cung cấp dịch vụ coi đây là đợt sụt giảm ngắn hạn và kỳ vọng sẽ phát triển theo cấp số nhân khi xã hội khôi phục trạng thái bình thường. Các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện hàng đầu Việt Nam như Tiki, Lazada, Sendo và Shopee đang cố gắng xoay xở kể từ khi nhân viên giao hàng được cấp phép hoạt động trở . Bởi vậy, các trang web này vẫn tổ chức ngày mua sắm trực tuyến vào dịp 8/8 vừa qua với sự tham gia của 100 doanh nghiệp Việt Nam, theo Cơ quan Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam.

Việc giao hàng đã gặp khó trong thời kỳ giãn cách xã hội. Nguồn: NLĐ
Việc giao hàng gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ giãn cách xã hội. Nguồn: NLĐ

Dữ liệu từ EcoTruck - startup cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ cho khách hàng B2B với dịch như cung cấp nhiên liệu, lốp xe, bảo hiểm, bãi đậu xe đường bộ - cho thấy, giãn cách đã khiến nhiều doanh nghiệp và công ty logistic hoạt động với công suất rất thấp so với năng lực. Với dữ liệu từ 300 đối tác vận tải và 500 chủ hàng đang sử dụng dịch vụ của EcoTruck, Anh Lê, Giám đốc điều hành và người sáng lập EcoTruck, cho biết: “So với đợt bùng phát trước, đợt dịch thứ tư này có ảnh hưởng lớn hơn và lâu hơn nhiều. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với dịch bệnh trên quy mô lớn”.

Kể từ khi xuất hiện biến thể mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã xác định ba chiến lược để ngăn chặn COVID-19: chủ động, ứng dụng công nghệ, và tiêm chủng. Đầu tháng 6, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Trung tâm Công nghệ Quốc gia phòng, chống COVID-19, thu hút nhiều thành viên từ cộng đồng khởi nghiệp công nghệ như Hùng Trần - CEO GotIt!, Mạnh Phan - CEO An Vui (cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực vận tải đường dài) và Cường Vọng - CEO Kompa Group (chủ sở hữu Boomerang).

Trong đó, An Vui được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chọn để phát triển hệ thống thẻ nhận dạng mã QR, nhằm số hóa dữ liệu phương tiện, tài xế, hàng hóa và các tuyến đường vận chuyển. Điều này giúp rút ngắn thời gian xác minh tại các trạm kiểm soát. “Về bản chất, việc áp dụng công nghệ mã QR giúp giảm thời gian người lái xe xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc thực hiện các thủ tục hành chính khi đi qua các trạm kiểm soát. 1,3 triệu xe tải là cơ hội lớn để thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng của Việt Nam dù còn nhiều vấn đề,” ông Mạnh nói.

Tuy nhiên, vẫn có những tranh cãi về cách thức sử dụng mã QR hỗ trợ lưu thông hàng hóa. Người sáng lập Ecotruck cho rằng công nghệ này làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp với một loạt thủ tục mới và chưa có công nghệ nào gần đây chứng tỏ được hiệu quả.

Trong những ngày đầu ra mắt ứng dụng, hệ thống đã quá tải và bị hacked. Điều này là do thời gian phát triển ngắn và sự nhầm lẫn về định nghĩa "hàng hóa thiết yếu". Mạnh Phan nói với e27 rằng hệ thống hiện đã được bảo mật, ổn định và linh hoạt hơn do chính quyền địa phương đã quen với cách vận hành hơn.

Các nhà cung cấp dịch vụ tin rằng công nghệ có thể giải quyết bài toán vận chuyển hàng hoá. Nguồn: VOV.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử tin rằng công nghệ có thể giải quyết bài toán logistic trong giai đoạn giãn cách. Nguồn: VOV.

Long Pham, CEO của Abivin, một startup logistics nổi tiếng của Việt Nam, đề xuất cung cấp hệ thống lập kế hoạch chuỗi cung ứng cho Hà Nội và TP.HCM, nhằm tối ưu dòng chảy của hàng hóa. Theo ông Long, “Cơ quan chức năng có vai trò rất lớn trong điều hành sản xuất và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân, nhưng họ thiếu tầm nhìn, khả năng tổng hợp và dự báo đối với toàn bộ chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong thời gian giãn cách. Đã đến lúc áp dụng các công nghệ thích hợp để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của các biến thể coronavirus mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong đại dịch”.

Nền tảng của Abivin sử dụng AI với các thuật toán độc quyền giúp các thành phố tạo ra kế hoạch định tuyến và vận tải tối ưu. Cụ thể, nền tảng này sẽ định nghĩa các loại hàng hóa thiết yếu, khu vực có chốt kiểm soát, khớp lệnh với đội giao hàng bên trong và ngoài khu vực cách ly, phong toả...

Theo Dave Anderson - quản lý đối tác của Supply Chain Ventures, COVID-19 đã đẩy nhanh mô hình “vận chuyển mọi thứ từ bất kỳ đâu”. Bên cạnh đó, nó cũng khuyến khích việc chấp nhận những khái niệm mới như dropship - phương pháp bán lẻ mà cửa hàng không lưu giữ sản phẩm được bán trong kho của mình nhưng cókhả năng tìm nguồn/vận chuyển sản phẩm hoặc nguyên liệu từ các đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng hoặc hệ thống phân phối đa kênh.

"Liệu tất cả có trở lại 'bình thường' khi chúng ta chuyển sang phía bên kia của nền kinh tế COVID không? Câu trả lời đơn giản là không. Các chuỗi cung ứng đa kênh sẽ được cung cấp bởi dropship" - Anderson hỏi.

Ông nhấn mạnh rằng mô hình mới sẽ đòi hỏi phần mềm quyết định chuỗi cung ứng phải được nâng cấp. Nó cần có khả năng quyết định nhanh chóng nguồn sản phẩm nào là tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; hoặc nhà sản xuất, nhà cung cấp nào có thể quản lý việc giao hàng tại địa phương, đặc biệt với những nhiệm vụ giao hàng có yêu cầu xử lý đặc biệt.



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây