HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2022 – 2030
Nội dung:
1. Dự báo KHCN ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Khoa học và công nghệ đã và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp vô cùng quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho sản xuất, tiêu thụ nông sản nói chung và nông sản hữu cơ nói riêng; các công nghệ sẽ tác động như:
Công nghệ canh tác được áp dụng quy trình kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ sạch kết hợp với phát huy kiến thức bản địa, sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính.

Sự phát triển trong nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế thuốc hóa học BVTV đối với cây trồng, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Công nghệ gen ngày càng được hoàn thiện để tăng cường các phẩm chất của cây trồng, vật nuôi thông qua lựa chọn và sinh sản nhằm bảo tồn, phục tráng, khai thác, phát triển các giống cây, con bản địa có chất lượng...
Công nghệ đánh giá chất lượng đất, nước đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững; công nghệ tưới, công nghệ vật liệu mới; công nghệ bảo quản, chế biến đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP...
Áp dụng công nghệ số, công nghệ thông tin: trong  xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; chỉ dẫn địa lý; mã vùng sản xuất; nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng; thông tin thị trường…
2. Dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Ở thị trường nội địa dự báo dân số Việt Nam đến năm 2025 khoảng 100 triệu người; đến năm 2030 khoảng 104 triệu người, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ, an toàn càng ngày càng tăng do điều kiện kinh tế - xã hội, thu nhập ngày càng được cải thiện tăng lên. Dự ước với khoảng 30% dân số có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp sạch và hữu. Thị trường trong tỉnh, quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 4 triệu người, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khoảng 25 - 30%, thị trường nội tỉnh là rất lớn để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân.

Trên thị trường xuất khẩu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thế giới luôn ở mức cao và liên tục tăng trưởng nhất là các nước phát triển, bởi vì sản phẩm nông nghiệp hữu cơ rất tốt cho sức khỏe, sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo công bằng trong hệ sinh thái. Nông sản hữu cơ Việt Nam có tiềm lực trong xuất khẩu nông sản, và đủ khả năng canh tranh trên thị trường các nước phát triển. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Nghệ An có tiềm năng xuất khẩu như: Sữa bò tươi, nước hoa quả, trái cây, dược liệu, mật ong,…Các thị trường tiềm năng mà nông sản hữu cơ Nghệ An có thể xuất khẩu: Trung Quốc, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu; đây là những thị trường có tiềm năng tăng trưởng tốt nếu có biện pháp kích cầu phù hợp, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập các FTA .
3. Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút đầu tư
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là nguồn thực phẩm, dược liệu quý, nhiều sản phẩm có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe; sản xuất hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho nên xu thế tiêu dùng sẽ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu đảm bảo sức khỏe, nâng cao đời sống con người ở trong nước cũng như quốc tế. 
Trung ương cũng như địa phương rất quan tâm khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, các doanh nghiệp cũng đã hình thành và có xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng sản xuất công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ để đón đầu nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là một xu hướng phát triển tất yếu, ngày càng tăng trưởng vì đảm bảo sức khỏe và môi trường bền vững.
Lĩnh vực nông nghiệp tại Nghệ An đang còn nhiều dư địa để các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu đầu tư do điều kiện địa hình, đất đai thổ nhưỡng đa dạng, thích hợp nhiều sản phẩm đặc thù; nguồn nhân lực dồi dào; vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật từng bước được đầu tư, kết nối thuận lợi và đặc biệt nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch trong nước và thế giới ngày càng tăng. Các lĩnh vực thu hút đầu tư: Sản xuất nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm, logistics…
4. Dự báo biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất NNHC
Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp khó lường, các hiện tượng khí hậu thời tiết, sạt lở đất, xói mòn, xâm nhập mặn,… ngày càng diễn ra không theo quy luật sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng sản xuất, điều kiện sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi nói chung và sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng trên quy mô cả nước cũng như toàn cầu. Những lĩnh vực dự báo có ảnh hưởng: Kết cấu hạ tầng; biến đổi gen; sạt lở đất; khí hậu thời tiết (nhiệt độ nóng lên, sương muối, lạnh giá, gió bão, lũ lụt…); sâu bệnh dịch hại phát triển có chiều hướng đột biến, khó lường…/.
Minh An

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2022 – 2030
Ngày xuất bản: ngày 30 tháng 10 năm 2022
Nội dung:
1. Dự báo KHCN ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Khoa học và công nghệ đã và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp vô cùng quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho sản xuất, tiêu thụ nông sản nói chung và nông sản hữu cơ nói riêng; các công nghệ sẽ tác động như:
Công nghệ canh tác được áp dụng quy trình kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ sạch kết hợp với phát huy kiến thức bản địa, sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính.

Sự phát triển trong nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế thuốc hóa học BVTV đối với cây trồng, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Công nghệ gen ngày càng được hoàn thiện để tăng cường các phẩm chất của cây trồng, vật nuôi thông qua lựa chọn và sinh sản nhằm bảo tồn, phục tráng, khai thác, phát triển các giống cây, con bản địa có chất lượng...
Công nghệ đánh giá chất lượng đất, nước đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững; công nghệ tưới, công nghệ vật liệu mới; công nghệ bảo quản, chế biến đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP...
Áp dụng công nghệ số, công nghệ thông tin: trong  xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; chỉ dẫn địa lý; mã vùng sản xuất; nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng; thông tin thị trường…
2. Dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Ở thị trường nội địa dự báo dân số Việt Nam đến năm 2025 khoảng 100 triệu người; đến năm 2030 khoảng 104 triệu người, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ, an toàn càng ngày càng tăng do điều kiện kinh tế - xã hội, thu nhập ngày càng được cải thiện tăng lên. Dự ước với khoảng 30% dân số có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp sạch và hữu. Thị trường trong tỉnh, quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 4 triệu người, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khoảng 25 - 30%, thị trường nội tỉnh là rất lớn để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân.

Trên thị trường xuất khẩu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thế giới luôn ở mức cao và liên tục tăng trưởng nhất là các nước phát triển, bởi vì sản phẩm nông nghiệp hữu cơ rất tốt cho sức khỏe, sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo công bằng trong hệ sinh thái. Nông sản hữu cơ Việt Nam có tiềm lực trong xuất khẩu nông sản, và đủ khả năng canh tranh trên thị trường các nước phát triển. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Nghệ An có tiềm năng xuất khẩu như: Sữa bò tươi, nước hoa quả, trái cây, dược liệu, mật ong,…Các thị trường tiềm năng mà nông sản hữu cơ Nghệ An có thể xuất khẩu: Trung Quốc, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu; đây là những thị trường có tiềm năng tăng trưởng tốt nếu có biện pháp kích cầu phù hợp, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập các FTA .
3. Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút đầu tư
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là nguồn thực phẩm, dược liệu quý, nhiều sản phẩm có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe; sản xuất hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho nên xu thế tiêu dùng sẽ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu đảm bảo sức khỏe, nâng cao đời sống con người ở trong nước cũng như quốc tế. 
Trung ương cũng như địa phương rất quan tâm khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, các doanh nghiệp cũng đã hình thành và có xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng sản xuất công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ để đón đầu nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là một xu hướng phát triển tất yếu, ngày càng tăng trưởng vì đảm bảo sức khỏe và môi trường bền vững.
Lĩnh vực nông nghiệp tại Nghệ An đang còn nhiều dư địa để các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu đầu tư do điều kiện địa hình, đất đai thổ nhưỡng đa dạng, thích hợp nhiều sản phẩm đặc thù; nguồn nhân lực dồi dào; vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật từng bước được đầu tư, kết nối thuận lợi và đặc biệt nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch trong nước và thế giới ngày càng tăng. Các lĩnh vực thu hút đầu tư: Sản xuất nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm, logistics…
4. Dự báo biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất NNHC
Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp khó lường, các hiện tượng khí hậu thời tiết, sạt lở đất, xói mòn, xâm nhập mặn,… ngày càng diễn ra không theo quy luật sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng sản xuất, điều kiện sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi nói chung và sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng trên quy mô cả nước cũng như toàn cầu. Những lĩnh vực dự báo có ảnh hưởng: Kết cấu hạ tầng; biến đổi gen; sạt lở đất; khí hậu thời tiết (nhiệt độ nóng lên, sương muối, lạnh giá, gió bão, lũ lụt…); sâu bệnh dịch hại phát triển có chiều hướng đột biến, khó lường…/.
Minh An

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây