HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Nội dung:
1. Về khai thác thủy sản
Hiện nay toàn tỉnh hiện có là 3.425 tàu, trong đó số tàu từ 15m trở lên khai thác vùng biển xa bờ là 1.189 tàu, chiếm tỷ lệ 34,72%. Tổng số tàu cá đã lắp đặt thiết bị Giám sát hành trình: 1.133/1.189 chiếc, đạt 95,29%.  Số lượng tàu cá phân bố trên 06 cửa lạch, bao gồm: Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, lạch Lò và lạch Hội, gồm những nghề khai thác chủ yếu như: lưới Chụp, lưới Kéo, lưới Vây, lưới Rê... - Khuyến khích các chủ tàu cá chuyển đổi các nghề khai thác ven bờ, vùng lộng chuyển đổi sang các nghề có giá trị kinh tế cao, thân thiện môi trường (nghề lưới Rê, lưới Vây, lưới Chụp).
Trong các nghề này nghề Lưới Chụp cho sản lượng cao nhất, sản phẩm chủ yếu là cá nổi (cá cơm, cá nục, cá bạc má, cá trích...); tiếp đến là Lưới Vây sản phẩm chủ yếu là cá nổi (cá nục, cá bạc má, cá ngừ chù, cá hố...); Lưới kéo, sản phẩm chủ yếu là cá đáy và cá tạp làm thức ăn gia súc; Lưới rê sản phẩm chủ yếu là cá đáy, có một số phương tiện đánh cá nổi như cá Thu, cá Ngừ nhưng sản lượng không cao (rê xù), nghề câu cho sản lượng thấp chủ yếu khai thác ở các vùng rạn đá.
Ngư trường khai thác của đội tàu Nghệ An chủ yếu là vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Trong năm 2021, một số chủ tàu cá đã mạnh dạn tham gia khai thác tại vùng biển Hoàng Sa, vùng biển Nam Trung Bộ đạt sản lượng khá.
Tổng sản lượng khai thác thủy sản lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 149.467 tấn, với giá trị ước đạt 2.920,089 tỷ đồng, trong đó: Khai thác biển 144.374 tấn, bằng 105,95% so với cùng kỳ năm trước; khai thác nội đồng đạt 5.093 tấn, bằng 106,28% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, tỉnh tập trung phát triển đội tàu khai thác hải sản xa bờ với các nghề chọn lọc, có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản như cải tiến tời lưới Vây, xây dựng rạn nhân tạo, trang bị tời kéo lưới trên các nghề lưới Vây, Rê, Câu. Riêng nghề lưới Chụp tạo điều kiện nâng cao hiệu quả lao động trên tàu cá, đưa ứng dụng tời thủy lực trên tàu khai thác bằng chụp 4 sào làm giảm lao động trực tiếp. Đầu tư các trang thiết bị hiện đại như: Máy đo độ sâu, định vị, máy dò ngang, thiết bị thông tin liên lạc… để ngư dân yên tâm khi sản xuất trên biển, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản.
Các chính sách theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Nghị định 17/2018/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả: toàn tỉnh Nghệ An đã đóng mới được 107 tàu, trong đó có 90 tàu vỏ gỗ, 12 tàu vỏ thép, 5 tàu vỏ composite, công suất bình quân 819,02 CV. Các tàu được đầu tư các trang thiết bị khai thác hiện đại, đồng bộ.
http://www.tuannguyen.com.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/userfiles/ghe%20bien%203.jpg
Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được quan tâm đầu tư đúng mức. Đã đầu tư xây dựng được 04 công trình cảng cá, 07 bến cá, 05 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Có 691 cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản, trong đó: 41 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá; 86 cơ sở buôn bán, sửa chữa máy tàu thủy; 85 cơ sở sửa chữa trang thiết bị tàu cá; 93 cơ sở sản xuất nước đá; 224 kho đông lạnh; 99 cửa hàng buôn bán ngư lưới cụ; 54 cơ sở bán trang thiết bị khai thác; 99 cơ sở cung cấp nhiên liệu cho tàu cá; 50 trạm biến áp phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá.
Đã duy trì và phát triển các mô hình hợp tác, liên kết khai thác: Hình thức tổ chức sản xuất khai thác trên biển từng bước được đổi mới, phù hợp với điều kiện sản xuất từng ngư trường, vùng biển. Vùng ven bờ có các tổ đồng quản lý nhằm thực hiện khai thác đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vùng xa bờ có các tổ đội hợp tác tương trợ giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thành lập được 01 nghiệp đoàn nghề cá gồm 10 tổ hợp tác, với 60 tàu tham gia, số lượng lao động 300 người.Thành lập được 02 Hợp tác xã Nghề cá: Hợp tác xã Nghề cá Hoàng Sa gồm 50 tàu, với 120 lao động; Hợp tác xã Hải Phú gồm 10 tàu, với 45 lao động. Các Hợp tác xã chuyên khai thác và có tàu cung ứng dầu, mỡ, đá lạnh, thức ăn, thu mua thủy hải sản,... phục vụ các tàu khai thác hải sản trên biển. Thành lập 210 tổ hợp tác, với 1.290 phương tiện tham gia, số lao động trong các tổ hợp tác là 11.956 lao động, trong đó: 03 tổ hợp tác <90cv, 21 phương tiện, 80 lao động; 207 tổ hợp tác >90 cv, 1.269 phương tiện, 11.876 lao động. Nghề Rê có 36 tổ, nghề Vây có 22 tổ, nghề chụp có 130 tổ, nghề lưới kéo 22 tổ.
2. Về nuôi trồng thủy sản
Hiện nay toàn tỉnh có tổng số cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh là 34 cơ sở. Trong đó: Sản xuất ương dưỡng giống mặn lợ có 18 cơ sở, sản xuất ương dưỡng giống thủy sản nước ngọt là 16 cơ sở. Sản lượng nuôi trồng lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt: 50.565 tấn; bằng 84,28% kế hoạch năm và bằng 111,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: nuôi ngọt: 39.660 tấn, nuôi mặn, lợ 10.905 tấn (tôm 7.622 tấn). Diện tích nuôi lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt: 21.679 ha bằng 100,83% kế hoạch năm và bằng 102,84% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nuôi ngọt: 19.087 ha, nuôi mặn lợ 2.592 ha (tôm 2.346 ha).
Sản xuất giống lũy kế 9 tháng đầu năm 2021: Sản xuất, ương dưỡng tôm giống đạt: 2.509 triệu con  bằng 118,97% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó tôm sú: 241 triệu con, tôm thẻ chân trắng: 2.268 triệu con. Sản xuất, ương dưỡng cá giống các loại đạt 585 triệu con bằng 100,00% so cùng kỳ năm 2020.

Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, các giải pháp kỹ thuật nuôi mới (công nghệ nano, công nghệ sinh học (Biofloc), công nghệ tự động hóa, quy trình nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi tuần hoàn ít thay nước và quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP...) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Công tác kiểm tra chất lượng, truy xuất nguồn gốc thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường theo quy định của pháp luật được đẩy mạnh; Thường xuyên kiểm tra điều kiện các cơ cở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thực hiện theo các quy định của Luật Thủy sản 2017 như: Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống; công tác ghi chép, báo cáo hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống của cơ sở...
- Thực hiện nhiệm vụ điều tra, khảo sát việc quản lý, sử dụng kháng sinh và vấn đề kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Đã triển khai thực hiện hoạt động điều tra khảo sát, tổ chức tập huấn và tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo đúng kế hoạch đề ra.
- Thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh, thông báo kịp thời đến vùng nuôi để người dân có kế hoạch lấy nước và phòng bệnh tốt nhất.
3. Về bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản
Trong những năm qua, các nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ an được quan tâm và triển khai mạnh, thống nhất và đồng bộ từ cấp tỉnh đến địa phương làm cơ sở ổn định sản xuất, tăng sản lượng và giá trị sản phẩm, góp phần vào nhiệm vụ khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Công tác bảo và phát triển nguồn lợi thủy sản được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh nhà. Các quy định quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh được ban hành và phổ biến rộng rãi, ý thức người dân được nâng cao và cơ bản chấp hành nghiêm việc sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thủy sản đúng theo quy định. Các nghề khai thác thân thiện với nguồn lợi có tỷ lệ ngày càng tăng, còn các nghề có tính chất xâm hại và hủy diệt nguồn lợi ngày càng giảm.
Thực hiện Đề án “Thống kê thu thập số liệu nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, công tác dự báo môi trường .Hàng tháng xây dựng 01 bản đồ dự báo ngư trường với các nghề lưới Rê, lưới Chụp, lưới Vây phát cho các tàu khi đi khai thác.
Công tác dự báo, thông báo ngư trường được cập nhật thường xuyên, mỗi năm bình quân có 2.400 bản đồ dự báo ngư trường các nghề lưới Rê, lưới Chụp, lưới Vây được cung cấp cho các thuyền trưởng tàu cá, giúp thuận lợi cho quá trình sản xuất.
Tổ chức kiểm tra chất lượng giống, thực hiện chính sách bảo tồn quỹ gen, giống gốc, hàng năm bổ sung thay thế khoảng 10% số lượng đàn cá bố mẹ (cá chép, cá rôphi…) hiện có, giúpcải tiến rõ rệt chất lượng giống các đối tượng này; số trại sản xuất giống thủy sản ngày càng tăng lên, số lượng và chất lượng con giống ngày càng đảm bảo. Những chính sách này đã thúc đẩy khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản phát triển hiệu quả và bền vững.
Việc tái tạo nguồn lợi, như thả cá xuống hồ nước lớn, tôm ra biển được tiến hành hàng năm với kinh phí bình quân 350 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, công tác thay thế đàn cá bố mẹ, bảo vệ quỹ gen cũng được duy trì hiệu quả. Hiện tượng khai thác bằng chất nổ, xung điện từng bước được kiểm soát và hạn chế.
Từ năm 2018 đến nay đã tổ chức 11 lễ hội thả cá, tôm giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các địa phương (thả cá giống tại huyện Đô Lương, Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Quế Phong, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Yên Thành và thị xã Hoàng Mai; thả tôm giống tại huyện Quỳnh Lưu và Nghi Lộc). Hoạt động này đã góp phần phát triển nguồn lợi thủy sản, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý./.
Xuân Anh
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 09 năm 2021
Nội dung:
1. Về khai thác thủy sản
Hiện nay toàn tỉnh hiện có là 3.425 tàu, trong đó số tàu từ 15m trở lên khai thác vùng biển xa bờ là 1.189 tàu, chiếm tỷ lệ 34,72%. Tổng số tàu cá đã lắp đặt thiết bị Giám sát hành trình: 1.133/1.189 chiếc, đạt 95,29%.  Số lượng tàu cá phân bố trên 06 cửa lạch, bao gồm: Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, lạch Lò và lạch Hội, gồm những nghề khai thác chủ yếu như: lưới Chụp, lưới Kéo, lưới Vây, lưới Rê... - Khuyến khích các chủ tàu cá chuyển đổi các nghề khai thác ven bờ, vùng lộng chuyển đổi sang các nghề có giá trị kinh tế cao, thân thiện môi trường (nghề lưới Rê, lưới Vây, lưới Chụp).
Trong các nghề này nghề Lưới Chụp cho sản lượng cao nhất, sản phẩm chủ yếu là cá nổi (cá cơm, cá nục, cá bạc má, cá trích...); tiếp đến là Lưới Vây sản phẩm chủ yếu là cá nổi (cá nục, cá bạc má, cá ngừ chù, cá hố...); Lưới kéo, sản phẩm chủ yếu là cá đáy và cá tạp làm thức ăn gia súc; Lưới rê sản phẩm chủ yếu là cá đáy, có một số phương tiện đánh cá nổi như cá Thu, cá Ngừ nhưng sản lượng không cao (rê xù), nghề câu cho sản lượng thấp chủ yếu khai thác ở các vùng rạn đá.
Ngư trường khai thác của đội tàu Nghệ An chủ yếu là vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Trong năm 2021, một số chủ tàu cá đã mạnh dạn tham gia khai thác tại vùng biển Hoàng Sa, vùng biển Nam Trung Bộ đạt sản lượng khá.
Tổng sản lượng khai thác thủy sản lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 149.467 tấn, với giá trị ước đạt 2.920,089 tỷ đồng, trong đó: Khai thác biển 144.374 tấn, bằng 105,95% so với cùng kỳ năm trước; khai thác nội đồng đạt 5.093 tấn, bằng 106,28% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, tỉnh tập trung phát triển đội tàu khai thác hải sản xa bờ với các nghề chọn lọc, có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản như cải tiến tời lưới Vây, xây dựng rạn nhân tạo, trang bị tời kéo lưới trên các nghề lưới Vây, Rê, Câu. Riêng nghề lưới Chụp tạo điều kiện nâng cao hiệu quả lao động trên tàu cá, đưa ứng dụng tời thủy lực trên tàu khai thác bằng chụp 4 sào làm giảm lao động trực tiếp. Đầu tư các trang thiết bị hiện đại như: Máy đo độ sâu, định vị, máy dò ngang, thiết bị thông tin liên lạc… để ngư dân yên tâm khi sản xuất trên biển, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản.
Các chính sách theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Nghị định 17/2018/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả: toàn tỉnh Nghệ An đã đóng mới được 107 tàu, trong đó có 90 tàu vỏ gỗ, 12 tàu vỏ thép, 5 tàu vỏ composite, công suất bình quân 819,02 CV. Các tàu được đầu tư các trang thiết bị khai thác hiện đại, đồng bộ.
http://www.tuannguyen.com.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/userfiles/ghe%20bien%203.jpg
Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được quan tâm đầu tư đúng mức. Đã đầu tư xây dựng được 04 công trình cảng cá, 07 bến cá, 05 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Có 691 cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản, trong đó: 41 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá; 86 cơ sở buôn bán, sửa chữa máy tàu thủy; 85 cơ sở sửa chữa trang thiết bị tàu cá; 93 cơ sở sản xuất nước đá; 224 kho đông lạnh; 99 cửa hàng buôn bán ngư lưới cụ; 54 cơ sở bán trang thiết bị khai thác; 99 cơ sở cung cấp nhiên liệu cho tàu cá; 50 trạm biến áp phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá.
Đã duy trì và phát triển các mô hình hợp tác, liên kết khai thác: Hình thức tổ chức sản xuất khai thác trên biển từng bước được đổi mới, phù hợp với điều kiện sản xuất từng ngư trường, vùng biển. Vùng ven bờ có các tổ đồng quản lý nhằm thực hiện khai thác đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vùng xa bờ có các tổ đội hợp tác tương trợ giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thành lập được 01 nghiệp đoàn nghề cá gồm 10 tổ hợp tác, với 60 tàu tham gia, số lượng lao động 300 người.Thành lập được 02 Hợp tác xã Nghề cá: Hợp tác xã Nghề cá Hoàng Sa gồm 50 tàu, với 120 lao động; Hợp tác xã Hải Phú gồm 10 tàu, với 45 lao động. Các Hợp tác xã chuyên khai thác và có tàu cung ứng dầu, mỡ, đá lạnh, thức ăn, thu mua thủy hải sản,... phục vụ các tàu khai thác hải sản trên biển. Thành lập 210 tổ hợp tác, với 1.290 phương tiện tham gia, số lao động trong các tổ hợp tác là 11.956 lao động, trong đó: 03 tổ hợp tác <90cv, 21 phương tiện, 80 lao động; 207 tổ hợp tác >90 cv, 1.269 phương tiện, 11.876 lao động. Nghề Rê có 36 tổ, nghề Vây có 22 tổ, nghề chụp có 130 tổ, nghề lưới kéo 22 tổ.
2. Về nuôi trồng thủy sản
Hiện nay toàn tỉnh có tổng số cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh là 34 cơ sở. Trong đó: Sản xuất ương dưỡng giống mặn lợ có 18 cơ sở, sản xuất ương dưỡng giống thủy sản nước ngọt là 16 cơ sở. Sản lượng nuôi trồng lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt: 50.565 tấn; bằng 84,28% kế hoạch năm và bằng 111,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: nuôi ngọt: 39.660 tấn, nuôi mặn, lợ 10.905 tấn (tôm 7.622 tấn). Diện tích nuôi lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt: 21.679 ha bằng 100,83% kế hoạch năm và bằng 102,84% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nuôi ngọt: 19.087 ha, nuôi mặn lợ 2.592 ha (tôm 2.346 ha).
Sản xuất giống lũy kế 9 tháng đầu năm 2021: Sản xuất, ương dưỡng tôm giống đạt: 2.509 triệu con  bằng 118,97% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó tôm sú: 241 triệu con, tôm thẻ chân trắng: 2.268 triệu con. Sản xuất, ương dưỡng cá giống các loại đạt 585 triệu con bằng 100,00% so cùng kỳ năm 2020.

Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, các giải pháp kỹ thuật nuôi mới (công nghệ nano, công nghệ sinh học (Biofloc), công nghệ tự động hóa, quy trình nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi tuần hoàn ít thay nước và quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP...) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Công tác kiểm tra chất lượng, truy xuất nguồn gốc thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường theo quy định của pháp luật được đẩy mạnh; Thường xuyên kiểm tra điều kiện các cơ cở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thực hiện theo các quy định của Luật Thủy sản 2017 như: Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống; công tác ghi chép, báo cáo hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống của cơ sở...
- Thực hiện nhiệm vụ điều tra, khảo sát việc quản lý, sử dụng kháng sinh và vấn đề kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Đã triển khai thực hiện hoạt động điều tra khảo sát, tổ chức tập huấn và tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo đúng kế hoạch đề ra.
- Thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh, thông báo kịp thời đến vùng nuôi để người dân có kế hoạch lấy nước và phòng bệnh tốt nhất.
3. Về bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản
Trong những năm qua, các nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ an được quan tâm và triển khai mạnh, thống nhất và đồng bộ từ cấp tỉnh đến địa phương làm cơ sở ổn định sản xuất, tăng sản lượng và giá trị sản phẩm, góp phần vào nhiệm vụ khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Công tác bảo và phát triển nguồn lợi thủy sản được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh nhà. Các quy định quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh được ban hành và phổ biến rộng rãi, ý thức người dân được nâng cao và cơ bản chấp hành nghiêm việc sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thủy sản đúng theo quy định. Các nghề khai thác thân thiện với nguồn lợi có tỷ lệ ngày càng tăng, còn các nghề có tính chất xâm hại và hủy diệt nguồn lợi ngày càng giảm.
Thực hiện Đề án “Thống kê thu thập số liệu nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, công tác dự báo môi trường .Hàng tháng xây dựng 01 bản đồ dự báo ngư trường với các nghề lưới Rê, lưới Chụp, lưới Vây phát cho các tàu khi đi khai thác.
Công tác dự báo, thông báo ngư trường được cập nhật thường xuyên, mỗi năm bình quân có 2.400 bản đồ dự báo ngư trường các nghề lưới Rê, lưới Chụp, lưới Vây được cung cấp cho các thuyền trưởng tàu cá, giúp thuận lợi cho quá trình sản xuất.
Tổ chức kiểm tra chất lượng giống, thực hiện chính sách bảo tồn quỹ gen, giống gốc, hàng năm bổ sung thay thế khoảng 10% số lượng đàn cá bố mẹ (cá chép, cá rôphi…) hiện có, giúpcải tiến rõ rệt chất lượng giống các đối tượng này; số trại sản xuất giống thủy sản ngày càng tăng lên, số lượng và chất lượng con giống ngày càng đảm bảo. Những chính sách này đã thúc đẩy khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản phát triển hiệu quả và bền vững.
Việc tái tạo nguồn lợi, như thả cá xuống hồ nước lớn, tôm ra biển được tiến hành hàng năm với kinh phí bình quân 350 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, công tác thay thế đàn cá bố mẹ, bảo vệ quỹ gen cũng được duy trì hiệu quả. Hiện tượng khai thác bằng chất nổ, xung điện từng bước được kiểm soát và hạn chế.
Từ năm 2018 đến nay đã tổ chức 11 lễ hội thả cá, tôm giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các địa phương (thả cá giống tại huyện Đô Lương, Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Quế Phong, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Yên Thành và thị xã Hoàng Mai; thả tôm giống tại huyện Quỳnh Lưu và Nghi Lộc). Hoạt động này đã góp phần phát triển nguồn lợi thủy sản, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý./.
Xuân Anh
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây