HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
Nội dung:
Ngày 19/4/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 56/NQ-CP về phương án phân bổ và giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhằm Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Nghệ An, các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Đình Long - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng chủ trì hội nghị.
Báo cáo công tác triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành: Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, đã hoàn thành hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 chương trình chuyên đề hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, Bộ đang hoàn thiện thủ tục ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chương trình giai đoạn 2021-2025; hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025... Dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2022.

Đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Cùng với đó, phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tiếp tục thực hiện 11 nội dung thành phần bao gồm 54 chỉ tiêu cụ thể, trong đó, phân công rõ trách nhiệm của các địa phương, các bộ, ngành Trung ương chủ trì, phối hợp thực hiện. Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2205, tối thiểu là 196.332 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Mục tiêu cụ thể của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có 7 dự án và 11 tiểu dự án thành phần. Cụ thể là dự án Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (có 2 tiểu dự án); dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (02 tiểu dự án); dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (03 tiểu dự án); dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin ( có 02 tiểu dự án); Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình (có 02 tiểu dự án); dự án Hỗ trợ nhà ở cho khoảng 10.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, thống nhất các giải pháp để triển khai đồng bộ về công tác quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG giữa các Bộ, ngành. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các đại biểu đã tập trung bàn về phương án phân bổ nguồn vốn, giải pháp huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các Chương trình MTQG.
Riêng tại Nghệ An, tính đến năm 2021, toàn tỉnh có 299/411 xã đạt chuẩn NTM (tương đương 72,74% tổng số xã trong toàn tỉnh); 20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 06 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí cả tỉnh là 16,8 tiêu chí/xã. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An cuối năm 2021 còn 2,74%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,09%.
Toàn tỉnh phấn đấu, đến năm 2025 có ít nhất 337 xã đạt chuẩn NTM, tương đương 82% số xã toàn tỉnh. Bình quân đạt 17,31 tiêu chí/xã. Thu nhập bình quân đến năm 2025 tăng 1,7 lần so với năm 2020. Hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm mỗi năm khoảng 1-1,5%, trong đó vùng miền núi 2-3%. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Nghệ An đến cuối năm 2025 xuống mức thấp hơn bình quân chung cả nước.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định các Chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, các thiết chế hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là tại các khu vực khó khăn cơ bản được hoàn thiện, đời sống người dân vùng nông thôn ngày càng được nâng cao về vật chất và tinh thần. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều chính sách xã hội đã đi vào đời sống. Các Chương trình MTQG đã tuyên truyền, vận động và thu hút nhân dân tham gia tích cực, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội.
Vừa qua, ngay sau khi Quốc hội phê duyệt 03 Chương trình MTQG (Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các văn bản tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG một cách đồng bộ, nhưng không được trùng lắp nhiệm vụ, không sử dụng trùng lắp nguồn vốn.
Về cơ bản, thể chế, chính sách, hệ thống văn bản đã được hoàn thiện, trước đề xuất của các tỉnh về việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiệc các Chương trình MTQG, theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, thì mỗi Chương trình chờ thêm các thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện. Trong đó, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững chờ thông tư hướng dẫn của của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông. Chương trình MTQG xây dựng NTM chờ thông tư của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chương trình; hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, về huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025... Dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2022. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các địa phương chỉ đạo các cơ quan tham mưu, nghiên cứu kỹ tất cả các quy định đã có để triển khai.
Về nhiệm vụ năm 2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung quán triệt, nâng cao vai trò, nhận thức của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị về các Chương trình MTQG; tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ và người dân về mục đích yêu cầu, những định hướng trong tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG; quán triệt và đẩy mạnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành có liên quan.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Lê Ngân
Tiêu đề: Chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
Ngày xuất bản: ngày 30 tháng 05 năm 2022
Nội dung:
Ngày 19/4/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 56/NQ-CP về phương án phân bổ và giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhằm Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Nghệ An, các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Đình Long - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng chủ trì hội nghị.
Báo cáo công tác triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành: Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, đã hoàn thành hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 chương trình chuyên đề hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, Bộ đang hoàn thiện thủ tục ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chương trình giai đoạn 2021-2025; hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025... Dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2022.

Đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Cùng với đó, phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tiếp tục thực hiện 11 nội dung thành phần bao gồm 54 chỉ tiêu cụ thể, trong đó, phân công rõ trách nhiệm của các địa phương, các bộ, ngành Trung ương chủ trì, phối hợp thực hiện. Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2205, tối thiểu là 196.332 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Mục tiêu cụ thể của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có 7 dự án và 11 tiểu dự án thành phần. Cụ thể là dự án Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (có 2 tiểu dự án); dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (02 tiểu dự án); dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (03 tiểu dự án); dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin ( có 02 tiểu dự án); Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình (có 02 tiểu dự án); dự án Hỗ trợ nhà ở cho khoảng 10.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, thống nhất các giải pháp để triển khai đồng bộ về công tác quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG giữa các Bộ, ngành. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các đại biểu đã tập trung bàn về phương án phân bổ nguồn vốn, giải pháp huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các Chương trình MTQG.
Riêng tại Nghệ An, tính đến năm 2021, toàn tỉnh có 299/411 xã đạt chuẩn NTM (tương đương 72,74% tổng số xã trong toàn tỉnh); 20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 06 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí cả tỉnh là 16,8 tiêu chí/xã. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An cuối năm 2021 còn 2,74%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,09%.
Toàn tỉnh phấn đấu, đến năm 2025 có ít nhất 337 xã đạt chuẩn NTM, tương đương 82% số xã toàn tỉnh. Bình quân đạt 17,31 tiêu chí/xã. Thu nhập bình quân đến năm 2025 tăng 1,7 lần so với năm 2020. Hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm mỗi năm khoảng 1-1,5%, trong đó vùng miền núi 2-3%. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Nghệ An đến cuối năm 2025 xuống mức thấp hơn bình quân chung cả nước.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định các Chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, các thiết chế hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là tại các khu vực khó khăn cơ bản được hoàn thiện, đời sống người dân vùng nông thôn ngày càng được nâng cao về vật chất và tinh thần. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều chính sách xã hội đã đi vào đời sống. Các Chương trình MTQG đã tuyên truyền, vận động và thu hút nhân dân tham gia tích cực, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội.
Vừa qua, ngay sau khi Quốc hội phê duyệt 03 Chương trình MTQG (Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các văn bản tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG một cách đồng bộ, nhưng không được trùng lắp nhiệm vụ, không sử dụng trùng lắp nguồn vốn.
Về cơ bản, thể chế, chính sách, hệ thống văn bản đã được hoàn thiện, trước đề xuất của các tỉnh về việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiệc các Chương trình MTQG, theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, thì mỗi Chương trình chờ thêm các thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện. Trong đó, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững chờ thông tư hướng dẫn của của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông. Chương trình MTQG xây dựng NTM chờ thông tư của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chương trình; hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, về huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025... Dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2022. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các địa phương chỉ đạo các cơ quan tham mưu, nghiên cứu kỹ tất cả các quy định đã có để triển khai.
Về nhiệm vụ năm 2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung quán triệt, nâng cao vai trò, nhận thức của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị về các Chương trình MTQG; tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ và người dân về mục đích yêu cầu, những định hướng trong tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG; quán triệt và đẩy mạnh thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành có liên quan.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây