HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hiện trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Nghệ An
Nội dung:
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng nghề cá luôn được nhà nước quan tâm và đầu tư khá đồng bộ từ cảng cá, bến cá, nạo vét luồng lạch, khu neo đậu tránh trú bão đến cơ sở hạ tầng vùng nuôi, góp phần thúc đẩy lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
1) Về cảng cá, bến cá, và khu neo đậu tránh trú bão
Nhà nước đã đầu tư xây dựng mới Cảng cá Quỳnh Phương với chiều dài cầu tàu 180m, công suất bốc dỡ 15.000 - 17.000 tấn/năm; nâng cấp, mở rộng cảng cá Lạch Vạn, xây kè và nhà phân loại thủy có mái che; xây mới khu neo đậu tránh trú bão Nghi Quang; nâng cấp mở rộng Cảng cá Cửa Hội công suất bốc dỡ thủy sản 15.000 - 17.000 tấn/năm. Xây mới trên 2000m kè chắn sóng, kết hợp bến cá Quỳnh Lập. Xây dựng 2000m kè chắn sóng kết hợp bến cá Tiến Thủy; xây dựng mới trên 1000m bờ kè kết hợp bến cá lạch Thơi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án Cảng thủy nội địa tổng hợp và Dịch vụ hậu cần nghề cá tại xã Quỳnh Lộc - thị xã Hoàng Mai. Đầu tư nạo vét luồng lạch và nâng cấp 05 khu neo đậu tránh trú bão tại lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, lạch Lò, đảm bảo cho trên 2000 tàu thuyền ra vào và neo đậu thuận lợi.
https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw607/Uploaded/2021/reedekxlxk/2018_10_28/bna_cang_ca_quynh_phuong5449666_28102018.jpg
Cảng cá Quỳnh Phương với chiều dài cầu tàu 180m, công suất bốc dỡ 15.000 - 17.000 tấn/năm

Bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thì các doanh nghiệp, cá nhân đã chủ động đầu tư xây dựng bến cá xã Quỳnh Thuận, chợ cá xã Sơn Hải huyện Quỳnh Lưu, bến cá xã Diễn Bích huyện Diễn Châu tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền bốc xếp thủy sản, giảm áp lực cho các cảng cá. Hệ thống dịch vụ hậu cần khai thác hải sản được nhân dân đầu tư với 691 cơ sở tại các cửa lạch, trong đó: 41 cở sở đóng mới, sữa chữa tàu cá; 86 cơ sở buôn bán, sữa chữa máy thủy; 85 cơ sở sữa chữa trang thiết bị tàu cá; 93 cơ sở sản xuất nước đá; 224 kho đông lạnh; 99 cửa hàng buôn bán ngư lưới cụ, 54 cơ sở mua bán trang thiết bị khai thác; 99 cơ sở cung cấp nhiên liệu; 50 trạm biến áp phục vụ DVHC nghề cá, so với năm 2015 tăng 11 cơ sở.
Hệ thống dịch vụ hậu cần khai thác hải sản được nhân dân đầu tư đáp ứng đủ nhu cầu cho đội tàu khai thác như: Nhà máy nước đá, xăng dầu, kho đông, dịch vụ lưới sợi các cơ sở đóng mới cải hoán tàu cá được nâng cấp và mở rộng đủ điều kiện và đóng mới được tàu cá có chiều dài từ 25m đến 30m.
2) Về hạ tầng vùng nuôi - sản xuất giống
Thông qua Chương trình đầu tư của Chính phủ, tỉnh và huy động các cá nhân, tổ chức đã xây dựng được các vùng nuôi tôm tập trung với diện tích trên 1.400 ha và 18 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống mặn, lợ.

https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw1000/Uploaded/2021/vkwdexqlxk/2020_07_23/bna_tom16065994_2372020.jpg
Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững hiện có 04 Dự án đang triển khai đầu tư đó là: Dự án Xây dựng hệ thống cấp nước biển nuôi tôm công nghiệp theo quy chuẩn VietGAP tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu; Dự án sửa chữa, nâng cấp hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Trịnh Môn, huyện Quỳnh Lưu với quy mô 170 ha; Dự án Nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An và Dự án nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, với quy mô 158 ha. Đồng thời, được sự hỗ trợ của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững đã đầu tư nâng cấp 07 vùng nuôi tôm thâm canh ATSH, có 05 vùng đã được chứng nhận đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP; 02 vùng đa dạng hóa tại xã Diễn Vạn - huyện Diễn Châu và xã Nghi Hợp - huyện Nghi Lộc.

Có thể, nói sau khi các dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động nghề nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất cao, tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, con giống đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu thả nuôi.
3) Về hạ tầng chế biến
Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp chế biến công nghiệp cơ bản được xây dựng hoàn thiện, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến nằm trong các khu công nghiệp, có đầy đủ hệ thống đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải khá đảm bảo.
Đối với cơ sở hạ tầng của các cơ sở chế biến truyền thống/hộ gia đình: Hệ thống xử lý nước thải và chất thải không có hoặc không đạt yêu cầu đã dẫn đến tính trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Theo điều tra, có đến 70 % số cơ sở chế biến trong làng nghề chưa đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định./.
Phi Long

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Hiện trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 09 năm 2021
Nội dung:
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng nghề cá luôn được nhà nước quan tâm và đầu tư khá đồng bộ từ cảng cá, bến cá, nạo vét luồng lạch, khu neo đậu tránh trú bão đến cơ sở hạ tầng vùng nuôi, góp phần thúc đẩy lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
1) Về cảng cá, bến cá, và khu neo đậu tránh trú bão
Nhà nước đã đầu tư xây dựng mới Cảng cá Quỳnh Phương với chiều dài cầu tàu 180m, công suất bốc dỡ 15.000 - 17.000 tấn/năm; nâng cấp, mở rộng cảng cá Lạch Vạn, xây kè và nhà phân loại thủy có mái che; xây mới khu neo đậu tránh trú bão Nghi Quang; nâng cấp mở rộng Cảng cá Cửa Hội công suất bốc dỡ thủy sản 15.000 - 17.000 tấn/năm. Xây mới trên 2000m kè chắn sóng, kết hợp bến cá Quỳnh Lập. Xây dựng 2000m kè chắn sóng kết hợp bến cá Tiến Thủy; xây dựng mới trên 1000m bờ kè kết hợp bến cá lạch Thơi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án Cảng thủy nội địa tổng hợp và Dịch vụ hậu cần nghề cá tại xã Quỳnh Lộc - thị xã Hoàng Mai. Đầu tư nạo vét luồng lạch và nâng cấp 05 khu neo đậu tránh trú bão tại lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, lạch Lò, đảm bảo cho trên 2000 tàu thuyền ra vào và neo đậu thuận lợi.
https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw607/Uploaded/2021/reedekxlxk/2018_10_28/bna_cang_ca_quynh_phuong5449666_28102018.jpg
Cảng cá Quỳnh Phương với chiều dài cầu tàu 180m, công suất bốc dỡ 15.000 - 17.000 tấn/năm

Bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thì các doanh nghiệp, cá nhân đã chủ động đầu tư xây dựng bến cá xã Quỳnh Thuận, chợ cá xã Sơn Hải huyện Quỳnh Lưu, bến cá xã Diễn Bích huyện Diễn Châu tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền bốc xếp thủy sản, giảm áp lực cho các cảng cá. Hệ thống dịch vụ hậu cần khai thác hải sản được nhân dân đầu tư với 691 cơ sở tại các cửa lạch, trong đó: 41 cở sở đóng mới, sữa chữa tàu cá; 86 cơ sở buôn bán, sữa chữa máy thủy; 85 cơ sở sữa chữa trang thiết bị tàu cá; 93 cơ sở sản xuất nước đá; 224 kho đông lạnh; 99 cửa hàng buôn bán ngư lưới cụ, 54 cơ sở mua bán trang thiết bị khai thác; 99 cơ sở cung cấp nhiên liệu; 50 trạm biến áp phục vụ DVHC nghề cá, so với năm 2015 tăng 11 cơ sở.
Hệ thống dịch vụ hậu cần khai thác hải sản được nhân dân đầu tư đáp ứng đủ nhu cầu cho đội tàu khai thác như: Nhà máy nước đá, xăng dầu, kho đông, dịch vụ lưới sợi các cơ sở đóng mới cải hoán tàu cá được nâng cấp và mở rộng đủ điều kiện và đóng mới được tàu cá có chiều dài từ 25m đến 30m.
2) Về hạ tầng vùng nuôi - sản xuất giống
Thông qua Chương trình đầu tư của Chính phủ, tỉnh và huy động các cá nhân, tổ chức đã xây dựng được các vùng nuôi tôm tập trung với diện tích trên 1.400 ha và 18 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống mặn, lợ.

https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw1000/Uploaded/2021/vkwdexqlxk/2020_07_23/bna_tom16065994_2372020.jpg
Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững hiện có 04 Dự án đang triển khai đầu tư đó là: Dự án Xây dựng hệ thống cấp nước biển nuôi tôm công nghiệp theo quy chuẩn VietGAP tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu; Dự án sửa chữa, nâng cấp hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Trịnh Môn, huyện Quỳnh Lưu với quy mô 170 ha; Dự án Nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An và Dự án nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, với quy mô 158 ha. Đồng thời, được sự hỗ trợ của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững đã đầu tư nâng cấp 07 vùng nuôi tôm thâm canh ATSH, có 05 vùng đã được chứng nhận đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP; 02 vùng đa dạng hóa tại xã Diễn Vạn - huyện Diễn Châu và xã Nghi Hợp - huyện Nghi Lộc.

Có thể, nói sau khi các dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động nghề nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất cao, tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, con giống đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu thả nuôi.
3) Về hạ tầng chế biến
Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp chế biến công nghiệp cơ bản được xây dựng hoàn thiện, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến nằm trong các khu công nghiệp, có đầy đủ hệ thống đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải khá đảm bảo.
Đối với cơ sở hạ tầng của các cơ sở chế biến truyền thống/hộ gia đình: Hệ thống xử lý nước thải và chất thải không có hoặc không đạt yêu cầu đã dẫn đến tính trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Theo điều tra, có đến 70 % số cơ sở chế biến trong làng nghề chưa đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định./.
Phi Long

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây