HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản Nghệ An
Nội dung:
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển khá trên mọi phương diện: diện tích nuôi được mở rộng, đối tượng nuôi và hình thức nuôi ngày một đa dạng. Việc áp dụng công nghệ cao vào nuôi thâm canh ngày càng được quan tâm và có những bước phát triển tốt, trình độ người nuôi được nâng cao, con giống được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
1) Về nuôi trồng thủy sản
Đến 31/12/2020 diện tích nuôi thủy sản tại Nghệ An là 21.476 ha bằng 104% so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,84%. Trong đó: diện tích nuôi nước ngọt 18.937 ha, bằng 104% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,69%. Diện tích nuôi mặn lợ 2.539 ha, bằng 110% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,01% (diện tích nuôi tôm 2.330 ha, bằng 114% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,63%).

Nuôi tôm thương phẩm ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất (trong đó: diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ lệ từ 90 - 96% diện tích nuôi tôm hàng năm). Việc ứng dụng khoa học vào trong nuôi tôm ngày càng được quan tâm, đến nay nhiều công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệ mới, quy trình nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn, được áp dụng... Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng hệ thống nhà kín, lồng nổi có mái che nhằm ổn định nhiệt, hạn chế sự lây lan mầm bệnh và những tác động khác gây ảnh hưởng đến sinh trưởng tôm nuôi,...cho năng suất đạt từ 15 - 20 tấn/ha đem lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Hiện nay, trên địa bàn đã có 72 cơ sở áp dụng mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn, 08 hộ nuôi tôm trong lồng nổi cho năng suất và sản lượng cao.
Nuôi cá, hàu lồng bè cửa sông và ngao bãi triều đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng thu nhập, tạo việc làm cho bà con ngư dân vùng ven biển.
Mặc dù diện tích nuôi nước ngọt tăng không đáng kể, song đối tượng nuôi đã có nhiều sự chuyển biến rõ rệt. Năm 2015, đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống thì đến năm 2020 nhiều địa phương đã phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao cho kết quả tốt như: nuôi cá Lăng, Leo, Lóc, Trắm đen, Chình, Ếch, Lươn, Cua đồng, Tôm Càng Xanh, Ốc nhồi.
Đặc biệt có sự đột phá nhanh về nuôi cá lồng trên sông, hồ đập thủy lợi thủy điện cả về số lượng và chất lượng. Đến 31/12/2020 số lồng nuôi là 1.197 lồng bằng 324% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 26,54%. Công nghệ lồng nuôi có những bước phát triển cả về số lượng, diện tích trên đơn vị lồng cũng như chất lượng. Trước đây, lồng nuôi chủ yếu là lồng truyền thống thì đến nay có khoảng trên 80% số lồng nuôi cải tiến (khung lồng bằng gỗ, nhựa PE, ống típ sắt và lưới), thể tích lồng nuôi tăng lên. Nhìn chung các lồng nuôi phát triển mới đều đầu tư lắp đặt theo công nghệ cải tiến, kích cỡ từ 50 - 100 m3 trở lên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 57.842 tấn, bằng 130% so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân 5,3%/năm, trong đó sản lượng tôm 7.737 tấn, bằng 149% so năm 2015; tốc độ tăng trưởng 8,26%/năm. Năng suất nuôi tôm đạt khá cao, bình quân đạt 3,32 tấn/ha, tăng 0,8 tấn/ha so năm 2015, bên cạnh đó có nhiều mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt năng suất cao từ 15-20 tấn/ha.
2) Về sản xuất giống thủy sản
Giống là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Công tác nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân. Nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao được du nhập và cho sản xuất thành công trên địa bàn như: Tôm thẻ chân trắng, Lươn đồng, cá Ngạnh, cá Rô đầu vuông, cá Leo, cá Rô phi lai xa dòng Israel, chạch Quế, ốc Nhồi, Hàu, Ngao hai cồi,
Năm 2015 là mốc quan trọng lĩnh vực sản xuất giống tỉnh nhà: Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, Công ty TNHH Việt Úc - Nghệ An đầu tư xây dựng trại sản xuất tôm giống với tổng vốn đầu tư 1,5 triệu USD, quy mô: 4 ha, công suất thiết kế là 3 tỷ con/năm. Công ty TNHH Hải Tuấn đã đầu tư công nghệ cũng như đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nên đã chủ động sinh sản thành công Tôm thẻ chân trắng giống. Số lượng và chất lượng giống ngày nâng lên năm 2015 đạt 150 triệu con thì đến năm 2020 đạt 300 triệu con.

http://media.nongthonmoinghean.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/tuyettrinhntm/san1-2018-11-12-10-21.jpg
Tổng số cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản tính đến 31/12/2020 trên địa bàn tỉnh là 34 cơ sở. Trong đó: Sản xuất ương dưỡng giống mặn lợ có 18 cơ sở, công suất 3,5 tỷ con/năm sản xuất ương dưỡng giống thủy sản nước ngọt 16 cơ sở (tăng 3 cơ sở).
Số lượng sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản năm 2020 đạt 4.820 triệu con bằng 251% so với măm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân là 20,24%/năm. Trong đó: tôm giống đạt 2.109 triệu con, bằng 169% so với năm 2015; cá giống các loại đạt 681 triệu con, bằng 105% so năm 2015; tốc độ tăng trưởng hàng năm 1,03%; ngao cám 2.000 triệu con.
Nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh mỗi năm cần khoảng 2.500 - 2.800 triệu con giống các loại, trong đó: giống tôm khoảng 2.100 triệu con, giống nước ngọt khoảng 350 triệu con, nhuyễn thể 300 triệu con. Về năng lực sản xuất, các cơ sở sản xuất ương dưỡng giống thủy sản cơ bản đáp ứng được nhu cầu thả giống của người dân NTTS trong tỉnh, tuy nhiên, do đặc tính mùa vụ của các đối tượng nuôi, điều kiện thời tiết và mức đầu tư, thị hiếu của người NTTS đã hình thành các liên kết/chuỗi cung ứng giống thủy sản ra ngoại tỉnh và ngược lại.
Tổ chức sản xuất ngày càng hợp lý theo hình thức quản lý cộng đồng, phát triển mô hình kinh tế Hợp tác xã, liên kết chuỗi giá trị. Số lao động tham gia nuôi thủy sản hơn 78.000 người. Hiện nay, đã thành lập được 12 tổ cộng đồng, 03 Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và 02 Hợp tác xã sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Bước đầu đã hình thành một số công đoạn trong chuỗi sản xuất trong đó trung tâm chuỗi giá trị là Hợp tác xã, các đại lý mua bán thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Các đại lý này đứng ra làm đầu mối cung cấp con giống, thức ăn và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, hỗ trợ người nuôi trong việc kêu gọi các thương lái thu mua sản phẩm tôm nuôi. Dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa hình thức kinh doanh, nhiều hãng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y đã tạo mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo điều kiện cho các hộ nuôi tiếp cận nguồn vốn, như mua thanh toán chậm, đầu tư thức ăn con giống với bao tiêu sản phẩm. Trên địa bàn hiện nay có 02 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã bước đầu đi vào hoạt động, sẽ góp phần cung ứng tại chỗ cho người nuôi nhằm giảm giá thành, tăng giá trị sản phẩm nuôi trồng.
Với những kết quả đạt được như trên có thể khẳng định Nghệ An là Trung tâm giống thủy sản mặn, lợ của khu vực Bắc Miền Trung và các tỉnh phía Bắc./.
Xuân Quang

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 13 tháng 09 năm 2021
Nội dung:
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển khá trên mọi phương diện: diện tích nuôi được mở rộng, đối tượng nuôi và hình thức nuôi ngày một đa dạng. Việc áp dụng công nghệ cao vào nuôi thâm canh ngày càng được quan tâm và có những bước phát triển tốt, trình độ người nuôi được nâng cao, con giống được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
1) Về nuôi trồng thủy sản
Đến 31/12/2020 diện tích nuôi thủy sản tại Nghệ An là 21.476 ha bằng 104% so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,84%. Trong đó: diện tích nuôi nước ngọt 18.937 ha, bằng 104% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,69%. Diện tích nuôi mặn lợ 2.539 ha, bằng 110% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,01% (diện tích nuôi tôm 2.330 ha, bằng 114% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,63%).

Nuôi tôm thương phẩm ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất (trong đó: diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ lệ từ 90 - 96% diện tích nuôi tôm hàng năm). Việc ứng dụng khoa học vào trong nuôi tôm ngày càng được quan tâm, đến nay nhiều công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệ mới, quy trình nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn, được áp dụng... Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng hệ thống nhà kín, lồng nổi có mái che nhằm ổn định nhiệt, hạn chế sự lây lan mầm bệnh và những tác động khác gây ảnh hưởng đến sinh trưởng tôm nuôi,...cho năng suất đạt từ 15 - 20 tấn/ha đem lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Hiện nay, trên địa bàn đã có 72 cơ sở áp dụng mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn, 08 hộ nuôi tôm trong lồng nổi cho năng suất và sản lượng cao.
Nuôi cá, hàu lồng bè cửa sông và ngao bãi triều đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng thu nhập, tạo việc làm cho bà con ngư dân vùng ven biển.
Mặc dù diện tích nuôi nước ngọt tăng không đáng kể, song đối tượng nuôi đã có nhiều sự chuyển biến rõ rệt. Năm 2015, đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống thì đến năm 2020 nhiều địa phương đã phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao cho kết quả tốt như: nuôi cá Lăng, Leo, Lóc, Trắm đen, Chình, Ếch, Lươn, Cua đồng, Tôm Càng Xanh, Ốc nhồi.
Đặc biệt có sự đột phá nhanh về nuôi cá lồng trên sông, hồ đập thủy lợi thủy điện cả về số lượng và chất lượng. Đến 31/12/2020 số lồng nuôi là 1.197 lồng bằng 324% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 26,54%. Công nghệ lồng nuôi có những bước phát triển cả về số lượng, diện tích trên đơn vị lồng cũng như chất lượng. Trước đây, lồng nuôi chủ yếu là lồng truyền thống thì đến nay có khoảng trên 80% số lồng nuôi cải tiến (khung lồng bằng gỗ, nhựa PE, ống típ sắt và lưới), thể tích lồng nuôi tăng lên. Nhìn chung các lồng nuôi phát triển mới đều đầu tư lắp đặt theo công nghệ cải tiến, kích cỡ từ 50 - 100 m3 trở lên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 57.842 tấn, bằng 130% so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân 5,3%/năm, trong đó sản lượng tôm 7.737 tấn, bằng 149% so năm 2015; tốc độ tăng trưởng 8,26%/năm. Năng suất nuôi tôm đạt khá cao, bình quân đạt 3,32 tấn/ha, tăng 0,8 tấn/ha so năm 2015, bên cạnh đó có nhiều mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt năng suất cao từ 15-20 tấn/ha.
2) Về sản xuất giống thủy sản
Giống là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Công tác nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân. Nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao được du nhập và cho sản xuất thành công trên địa bàn như: Tôm thẻ chân trắng, Lươn đồng, cá Ngạnh, cá Rô đầu vuông, cá Leo, cá Rô phi lai xa dòng Israel, chạch Quế, ốc Nhồi, Hàu, Ngao hai cồi,
Năm 2015 là mốc quan trọng lĩnh vực sản xuất giống tỉnh nhà: Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, Công ty TNHH Việt Úc - Nghệ An đầu tư xây dựng trại sản xuất tôm giống với tổng vốn đầu tư 1,5 triệu USD, quy mô: 4 ha, công suất thiết kế là 3 tỷ con/năm. Công ty TNHH Hải Tuấn đã đầu tư công nghệ cũng như đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nên đã chủ động sinh sản thành công Tôm thẻ chân trắng giống. Số lượng và chất lượng giống ngày nâng lên năm 2015 đạt 150 triệu con thì đến năm 2020 đạt 300 triệu con.

http://media.nongthonmoinghean.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/tuyettrinhntm/san1-2018-11-12-10-21.jpg
Tổng số cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản tính đến 31/12/2020 trên địa bàn tỉnh là 34 cơ sở. Trong đó: Sản xuất ương dưỡng giống mặn lợ có 18 cơ sở, công suất 3,5 tỷ con/năm sản xuất ương dưỡng giống thủy sản nước ngọt 16 cơ sở (tăng 3 cơ sở).
Số lượng sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản năm 2020 đạt 4.820 triệu con bằng 251% so với măm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân là 20,24%/năm. Trong đó: tôm giống đạt 2.109 triệu con, bằng 169% so với năm 2015; cá giống các loại đạt 681 triệu con, bằng 105% so năm 2015; tốc độ tăng trưởng hàng năm 1,03%; ngao cám 2.000 triệu con.
Nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh mỗi năm cần khoảng 2.500 - 2.800 triệu con giống các loại, trong đó: giống tôm khoảng 2.100 triệu con, giống nước ngọt khoảng 350 triệu con, nhuyễn thể 300 triệu con. Về năng lực sản xuất, các cơ sở sản xuất ương dưỡng giống thủy sản cơ bản đáp ứng được nhu cầu thả giống của người dân NTTS trong tỉnh, tuy nhiên, do đặc tính mùa vụ của các đối tượng nuôi, điều kiện thời tiết và mức đầu tư, thị hiếu của người NTTS đã hình thành các liên kết/chuỗi cung ứng giống thủy sản ra ngoại tỉnh và ngược lại.
Tổ chức sản xuất ngày càng hợp lý theo hình thức quản lý cộng đồng, phát triển mô hình kinh tế Hợp tác xã, liên kết chuỗi giá trị. Số lao động tham gia nuôi thủy sản hơn 78.000 người. Hiện nay, đã thành lập được 12 tổ cộng đồng, 03 Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và 02 Hợp tác xã sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Bước đầu đã hình thành một số công đoạn trong chuỗi sản xuất trong đó trung tâm chuỗi giá trị là Hợp tác xã, các đại lý mua bán thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Các đại lý này đứng ra làm đầu mối cung cấp con giống, thức ăn và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, hỗ trợ người nuôi trong việc kêu gọi các thương lái thu mua sản phẩm tôm nuôi. Dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa hình thức kinh doanh, nhiều hãng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y đã tạo mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo điều kiện cho các hộ nuôi tiếp cận nguồn vốn, như mua thanh toán chậm, đầu tư thức ăn con giống với bao tiêu sản phẩm. Trên địa bàn hiện nay có 02 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã bước đầu đi vào hoạt động, sẽ góp phần cung ứng tại chỗ cho người nuôi nhằm giảm giá thành, tăng giá trị sản phẩm nuôi trồng.
Với những kết quả đạt được như trên có thể khẳng định Nghệ An là Trung tâm giống thủy sản mặn, lợ của khu vực Bắc Miền Trung và các tỉnh phía Bắc./.
Xuân Quang

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây