HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hiệu quả phát triển kinh tế từ chăn nuôi trâu, bò của người dân Tân Kỳ
Nội dung:
Chăn nuôi trâu, bò hiện nay là đối tượng chủ lực, thế mạnh của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Tân Kỳ miền núi nói riêng với nhiều hình thức chăn nuôi đang phát huy hiệu quả, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò thịt đang là xu hướng phát triển nhất hiện nay, góp phần nâng cao thu nhập kinh tế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người dân.
Tân Kỳ có diện tích đất nông nghiệp trên 27.000 ha, chuyên sản xuất mía, ngô, lúa ngô, cỏ, lạc, sắn… có nhiều lợi thế cạnh tranh cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong khi đó, Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Vì thế, trên địa bàn huyện bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như chăn nuôi trâu, bò hàng hóa... trang trại chăn nuôi ngày càng phát triển. Nhiều giống bò mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như các giống bò ngoại: bò úc, bò thái… có trọng lượng lớn.



Ông Nguyễn Công Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Tỳ cho biết: Trên địa bàn huyện đã xây dựng được 3 mô hình HTX chăn nuôi bò theo quy trình VietGAP: HTX chăn nuôi Nghĩa Thái; HTX nông nghiệp Lèn Voi - Tân Phú và HTX chăn nuôi Nghĩa Đồng, với 17 hộ xã viên tham gia sản xuất. Hiện các HTX này đang hoạt động tốt, tạo niềm tin cho các thành viên.
Ông Nguyễn Hữu Hường - Giám đốc HTX nông nghiệp Lèn Voi xã Tân Phú, cho biết: HTX thành lập cuối tháng 5/2018, tập trung chăn nuôi bò vỗ béo bằng giống bò nhập ngoại. Ngay sau khi thành lập HTX, các thành viên có 60 con bò vàng địa phương, nhưng đến nay tất cả các thành viên đã chuyển sang đầu tư nuôi bò Úc có trọng lượng lớn. Từ khi sản phẩm bò vỗ béo HTX được công nhận VietGAP (cuối năm 2018), các thành viên trong HTX có nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh chăn nuôi.
Hiện HTX đã có doanh nghiệp giết mổ gia súc ở Hà Nội liên kết cung ứng, bao tiêu sản phẩm bò thịt. Theo ông Hường, cái lợi lớn nhất khi tham gia mô hình là hộ nông dân được hướng dẫn chi tiết từ khâu thiết kế chuồng trại đến lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, an toàn sinh học. Bên cạnh đó, HTX còn bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, trực tiếp liên kết với các công ty chuyên giết mổ gia súc ở các thành phố lớn, từ đó bò đến kỳ xuất chuồng là có doanh nghiệp đến thu mua.
Anh là Võ Văn Giai, (xóm Xuân Sơn xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An) tâm sự: Gia đình xây dựng hơn 200m2 chuồng trại kiên cố, có tường rào bao quanh, lợp mái, xung quanh chuồng có hệ thống thu gom phân, nước thải để đảm bảo vệ sinh môi trường, bên ngoài chuồng anh thiết kế 1 khoảng sân rộng hơn 100m2 để cột và cho trâu, bò đi lại vận động. Những năm đầu anh nuôi trâu bò với số lượng ít, nhưng cứ mỗi năm anh lại nuôi tăng dần đàn trâu bò lên, hiện tại đàn trâu bò anh có 19 con trâu và 4 con bò, trong đó có 4 con bò cái lai và 4 con trâu sinh sản, các con trâu, bò sinh sản đều cho mỗi năm 1 lứa nghé, bê con, đặc biệt là tinh phối giống cho bò Anh đều sử dụng tinh bò 3B nên bê con sinh ra để nuôi có tầm vóc lớn sinh trưởng phát triển nhanh.
 Thức ăn phục vụ cho trâu bò chủ yếu là thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, trên diện tích đất sẵn có Anh duy trì hơn 1 ha đất trồng cỏ để luôn đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn thô xanh cho trâu bò, trung bình mỗi ngày 30-40 kg/con, thức ăn tinh thì sử dụng thức ăn phối chế sẵn tùy theo trọng lượng trâu bò để bổ sung. Anh cho biết để nuôi trâu bò thịt nhanh lớn ít bệnh tật xảy ra thì trước hết phải nắm vững đặc tính và quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò từ việc lựa chọn giống, thiết kế chuồng trại, loại thức ăn sử dụng, vệ sinh, phòng trị bệnh đến việc thu gom xử lý chất thải. Đối với mùa đông nuôi trâu, bò phải giữ ấm cho gia súc, che chấn chuồng trại tránh gió lùa, thức ăn phải được cung cấp đầy đủ, mùa hè thì chuồng trại phải thông thoáng, mát mẻ có hệ thống chống nắng, nóng cho trâu, bò. Còn một yếu tố không kém quan trọng khi nuôi trâu, bò thịt nữa đó là phải định kỳ tẩy ký sinh trùng và tiêm phòng đầy đủ các loại vac xin theo khuyến cáo của thú y, có như vậy trâu, bò mới sinh trưởng phát triển nhanh, hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Theo tính toán, với phương thức nuôi này hàng năm với giá bán trâu, bò thịt khoảng 40-50 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập 250-300 triệu đồng/năm.
Hiện nay hình thức chăn nuôi trâu, bò thịt khá phổ biến, ngoài lợi thế đất đồi, đất vườn trồng cỏ làm nguồn thức ăn thì người dân còn sử dụng mía (cả thân và lá) thái nhỏ, sử dụng men vi sinh, bột cám, bột ngô ủ chua thức ăn để làm tăng khả năng ăn vào và tiêu hóa cho trâu, bò, đồng thời làm nguồn thức ăn dự trữ khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu dẫn đến khan hiểm thức ăn. Quan trọng nhất là người dân trong xã hiện nay chăn nuôi trâu, bò thịt đã biết và chú trọng đến khâu kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, nhất là thực hiện nghiêm túc đầy đủ công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại chăn nuôi và tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin cho trâu bò như bệnh: Viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, .. nên hạn chế dịch bệnh xảy ra, chăn nuôi thành công rất cao.



Để triển khai thực hiện đề án đạt hiệu quả, huyện Tân Kỳ đã đề ra 7 nhóm giải pháp phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, chú trọng nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích; quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm bố trí diện tích đất phù hợp cho phát triển chăn nuôi. Thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa để có đất xây dựng trang trại chăn nuôi; Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất và đào tạo; Giải pháp về phòng chống dịch bệnh; Giải pháp về thị trường, thương hiệu.../.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Hồng Anh
Tiêu đề: Hiệu quả phát triển kinh tế từ chăn nuôi trâu, bò của người dân Tân Kỳ
Ngày xuất bản: ngày 30 tháng 05 năm 2022
Nội dung:
Chăn nuôi trâu, bò hiện nay là đối tượng chủ lực, thế mạnh của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Tân Kỳ miền núi nói riêng với nhiều hình thức chăn nuôi đang phát huy hiệu quả, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò thịt đang là xu hướng phát triển nhất hiện nay, góp phần nâng cao thu nhập kinh tế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người dân.
Tân Kỳ có diện tích đất nông nghiệp trên 27.000 ha, chuyên sản xuất mía, ngô, lúa ngô, cỏ, lạc, sắn… có nhiều lợi thế cạnh tranh cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong khi đó, Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Vì thế, trên địa bàn huyện bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như chăn nuôi trâu, bò hàng hóa... trang trại chăn nuôi ngày càng phát triển. Nhiều giống bò mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như các giống bò ngoại: bò úc, bò thái… có trọng lượng lớn.



Ông Nguyễn Công Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Tỳ cho biết: Trên địa bàn huyện đã xây dựng được 3 mô hình HTX chăn nuôi bò theo quy trình VietGAP: HTX chăn nuôi Nghĩa Thái; HTX nông nghiệp Lèn Voi - Tân Phú và HTX chăn nuôi Nghĩa Đồng, với 17 hộ xã viên tham gia sản xuất. Hiện các HTX này đang hoạt động tốt, tạo niềm tin cho các thành viên.
Ông Nguyễn Hữu Hường - Giám đốc HTX nông nghiệp Lèn Voi xã Tân Phú, cho biết: HTX thành lập cuối tháng 5/2018, tập trung chăn nuôi bò vỗ béo bằng giống bò nhập ngoại. Ngay sau khi thành lập HTX, các thành viên có 60 con bò vàng địa phương, nhưng đến nay tất cả các thành viên đã chuyển sang đầu tư nuôi bò Úc có trọng lượng lớn. Từ khi sản phẩm bò vỗ béo HTX được công nhận VietGAP (cuối năm 2018), các thành viên trong HTX có nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh chăn nuôi.
Hiện HTX đã có doanh nghiệp giết mổ gia súc ở Hà Nội liên kết cung ứng, bao tiêu sản phẩm bò thịt. Theo ông Hường, cái lợi lớn nhất khi tham gia mô hình là hộ nông dân được hướng dẫn chi tiết từ khâu thiết kế chuồng trại đến lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, an toàn sinh học. Bên cạnh đó, HTX còn bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, trực tiếp liên kết với các công ty chuyên giết mổ gia súc ở các thành phố lớn, từ đó bò đến kỳ xuất chuồng là có doanh nghiệp đến thu mua.
Anh là Võ Văn Giai, (xóm Xuân Sơn xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An) tâm sự: Gia đình xây dựng hơn 200m2 chuồng trại kiên cố, có tường rào bao quanh, lợp mái, xung quanh chuồng có hệ thống thu gom phân, nước thải để đảm bảo vệ sinh môi trường, bên ngoài chuồng anh thiết kế 1 khoảng sân rộng hơn 100m2 để cột và cho trâu, bò đi lại vận động. Những năm đầu anh nuôi trâu bò với số lượng ít, nhưng cứ mỗi năm anh lại nuôi tăng dần đàn trâu bò lên, hiện tại đàn trâu bò anh có 19 con trâu và 4 con bò, trong đó có 4 con bò cái lai và 4 con trâu sinh sản, các con trâu, bò sinh sản đều cho mỗi năm 1 lứa nghé, bê con, đặc biệt là tinh phối giống cho bò Anh đều sử dụng tinh bò 3B nên bê con sinh ra để nuôi có tầm vóc lớn sinh trưởng phát triển nhanh.
 Thức ăn phục vụ cho trâu bò chủ yếu là thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, trên diện tích đất sẵn có Anh duy trì hơn 1 ha đất trồng cỏ để luôn đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn thô xanh cho trâu bò, trung bình mỗi ngày 30-40 kg/con, thức ăn tinh thì sử dụng thức ăn phối chế sẵn tùy theo trọng lượng trâu bò để bổ sung. Anh cho biết để nuôi trâu bò thịt nhanh lớn ít bệnh tật xảy ra thì trước hết phải nắm vững đặc tính và quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò từ việc lựa chọn giống, thiết kế chuồng trại, loại thức ăn sử dụng, vệ sinh, phòng trị bệnh đến việc thu gom xử lý chất thải. Đối với mùa đông nuôi trâu, bò phải giữ ấm cho gia súc, che chấn chuồng trại tránh gió lùa, thức ăn phải được cung cấp đầy đủ, mùa hè thì chuồng trại phải thông thoáng, mát mẻ có hệ thống chống nắng, nóng cho trâu, bò. Còn một yếu tố không kém quan trọng khi nuôi trâu, bò thịt nữa đó là phải định kỳ tẩy ký sinh trùng và tiêm phòng đầy đủ các loại vac xin theo khuyến cáo của thú y, có như vậy trâu, bò mới sinh trưởng phát triển nhanh, hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Theo tính toán, với phương thức nuôi này hàng năm với giá bán trâu, bò thịt khoảng 40-50 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập 250-300 triệu đồng/năm.
Hiện nay hình thức chăn nuôi trâu, bò thịt khá phổ biến, ngoài lợi thế đất đồi, đất vườn trồng cỏ làm nguồn thức ăn thì người dân còn sử dụng mía (cả thân và lá) thái nhỏ, sử dụng men vi sinh, bột cám, bột ngô ủ chua thức ăn để làm tăng khả năng ăn vào và tiêu hóa cho trâu, bò, đồng thời làm nguồn thức ăn dự trữ khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu dẫn đến khan hiểm thức ăn. Quan trọng nhất là người dân trong xã hiện nay chăn nuôi trâu, bò thịt đã biết và chú trọng đến khâu kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, nhất là thực hiện nghiêm túc đầy đủ công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại chăn nuôi và tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin cho trâu bò như bệnh: Viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, .. nên hạn chế dịch bệnh xảy ra, chăn nuôi thành công rất cao.



Để triển khai thực hiện đề án đạt hiệu quả, huyện Tân Kỳ đã đề ra 7 nhóm giải pháp phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, chú trọng nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích; quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm bố trí diện tích đất phù hợp cho phát triển chăn nuôi. Thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa để có đất xây dựng trang trại chăn nuôi; Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất và đào tạo; Giải pháp về phòng chống dịch bệnh; Giải pháp về thị trường, thương hiệu.../.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây