HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Lợi thế trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc sản tại huyện Kỳ Sơn
Nội dung:
Kỳ Sơn - huyện xa nhất, khó khăn nhất tỉnh Nghệ An với tổng diện tích tự nhiên 209.484,04 ha; Có 20 xã, 1 thị trấn và 195 khối, bản. Tổng dân số 78235 người, có 5 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết, đó là: Dân tộc H’Mông chiếm 36%, Khơ Mú chiếm 32%, Thái 27%, Kinh, Hoa chiếm 5%. Với địa hình chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Với vị trí địa lý khá khác biệt, địa hình hiểm trở, tài nguyên thiên nhiên phong phú, huyện Kỳ Sơn được biết đến là địa phương có nhiều sản vật tự nhiên mà không phải nơi đâu cũng có như: Gà đen; mận, đào; chè Shan tuyết; bí, khoai sọ,...
Bởi thế, Kỳ Sơn có nhiều đặc điểm về điều kiện khí hậu, đất đai để có những đặc sản chỉ ở đây mới có.
Cuối tháng 5, các vườn mận tại Mường Lống bắt đầu chín đỏ, quả mọc chi chít nhìn trông rất bắt mắt. Mận Mường Lống là loại mận sạch, không phun thuốc trừ sâu, quả không quá to, lòng quả đỏ hồng hơn mận ở nhiều địa phương khác. Với vị ngọt giòn, mận Mường Lống ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng.


Tại xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn hiện có 450ha chè Shan tuyết, trong đó diện tích chè kinh doanh là 250ha cho sản lượng mỗi năm hơn 500 tấn chè khô. Chè Shan tuyết  Tổng đội TNXP 8 đưa vào trồng, chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào đồng thời bao tiêu sản phẩm để chế biến thành chè khô cho chất lượng rất tốt. Chè có vị thơm đặc trưng, đượm nước và được biết đến như là sản phẩm chè sạch, an toàn thực phẩm. Chè San tuyết Kỳ Sơn đượm nước nhưng không có vị gắt. Nếu nhiều loại chè có thương hiệu nổi tiếng trong nước khi uống đến nước thứ 2 đã nhạt vị, thì chè Shan tuyết Kỳ Sơn uống đến nước thứ 3 vẫn cho hương vị đậm đà. Có thể nói, Chè Shan tuyết Kỳ Sơn là chè ngon nhất, xứng đáng là đặc sản của tỉnh Nghệ An.


Tháng 10, là thời điểm huyện rẻo cao Kỳ Sơn chuyển sang mùa khô, cũng là khởi đầu cho vụ thu hoạch lúa nương, bí xanh, khoai sọ, hạt dẻ… của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Trên các triền đồi, từng nhóm người mang gùi lên nương thu hoạch lúa, hương vị của nếp nương lan tỏa cả núi rừng. Các ngả đường đổ về thị trấn Mường Xén, bắt gặp những  phụ nữ dân tộc Khơ Mú, Mông… gùi trên lưng bế khoai sọ, hạt dẻ, bí xanh nặng trĩu ra bán lấy tiền mua sắm đồ dùng.
Những nương bí được trồng xen trong các vùng đất ăn mạch nước ngầm của rừng già, nên chất bí dẻo, thơm, và ruột dày, nhiều phấn, khi đã già vỏ mỏ, thơm nức như khoai sọ. Mỗi quả bí nặng tầm 1,5 – 3kg. Được trồng hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo về chất lượng an toàn thực phẩm. Bí được thu hoạch từ trung tuần tháng 7. Nếu thu hái quả đã già bảo quản nơi thoáng mát, không để bị xước vỏ dễ hỏng thì cất trữ được 4-5 tháng.

Đến với Kỳ sơn bạn có thể tìm mua được nếp nương của đồng bào trồng. Đến vụ thu hoạch, những bông nếp cúi xuống như những nàng tiên nữ e ấp chào đón du khách thập phương, hạt nếp căng tròn mây mẩy, đầy sức sống kiêu hãnh khoe sắc với trời đất. Đặc sản nếp nương Kỳ Sơn cũng được người tiêu dùng miền xuôi đặt mua làm quà mang về xuôi mỗi khi đến với vùng đất này.



Có những món dân dã của người dân nơi đây nhưng đã trở thành món ngon khó quên khi được thưởng thức. Cứ khoảng tầm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch là thời điểm thu hoạch hoa gừng. Mỗi năm chỉ có 1 mùa, đặc sản hoa gừng vùng cao đắt hàng hút người sành ăn. Hoa gừng ăn giòn ngon, mùi rất thơm, lại chế biến được nhiều món. Chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi thái mỏng xào kèm thịt bò, tôm, hoặc nấu canh xương… vừa ngon vừa phòng cảm cúm.



Nhắc đến Kỳ Sơn cũng không thể không nhắc đến sản phẩm Gà đen, gừng, cá mát,... mà khi thưởng thức bạn hoàn toàn cảm nhận được sự khác biệt. Mặc dù đường lên Kỳ Sơn khá xa, cách thành phố Vinh khoảng 300 km bằng với quãng đường từ thành phố Vinh ra Hà Nội nhưng giao thông đi lại giờ đây đã  thuận lợi. Dịch vụ ăn nghỉ tại huyện miền núi này cũng khá phát triển, bạn cũng có thể tham gia tua du lịch sinh thái cộng đồng, nghỉ qua đêm tại Mường Lống của HTX nông nghiệp và du lịch Mường Lống Kỳ Sơn, thưởng thức khung cảnh hùng vĩ núi rừng nơi vùng đất phên dậu của tổ quốc, say đắm bên ché rượu cần, hòa mình vào những điệu múa của đội văn nghệ và chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng núi Kỳ Sơn./.
Thái Tuấn
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Lợi thế trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc sản tại huyện Kỳ Sơn
Ngày xuất bản: ngày 14 tháng 07 năm 2021
Nội dung:
Kỳ Sơn - huyện xa nhất, khó khăn nhất tỉnh Nghệ An với tổng diện tích tự nhiên 209.484,04 ha; Có 20 xã, 1 thị trấn và 195 khối, bản. Tổng dân số 78235 người, có 5 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết, đó là: Dân tộc H’Mông chiếm 36%, Khơ Mú chiếm 32%, Thái 27%, Kinh, Hoa chiếm 5%. Với địa hình chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Với vị trí địa lý khá khác biệt, địa hình hiểm trở, tài nguyên thiên nhiên phong phú, huyện Kỳ Sơn được biết đến là địa phương có nhiều sản vật tự nhiên mà không phải nơi đâu cũng có như: Gà đen; mận, đào; chè Shan tuyết; bí, khoai sọ,...
Bởi thế, Kỳ Sơn có nhiều đặc điểm về điều kiện khí hậu, đất đai để có những đặc sản chỉ ở đây mới có.
Cuối tháng 5, các vườn mận tại Mường Lống bắt đầu chín đỏ, quả mọc chi chít nhìn trông rất bắt mắt. Mận Mường Lống là loại mận sạch, không phun thuốc trừ sâu, quả không quá to, lòng quả đỏ hồng hơn mận ở nhiều địa phương khác. Với vị ngọt giòn, mận Mường Lống ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng.


Tại xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn hiện có 450ha chè Shan tuyết, trong đó diện tích chè kinh doanh là 250ha cho sản lượng mỗi năm hơn 500 tấn chè khô. Chè Shan tuyết  Tổng đội TNXP 8 đưa vào trồng, chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào đồng thời bao tiêu sản phẩm để chế biến thành chè khô cho chất lượng rất tốt. Chè có vị thơm đặc trưng, đượm nước và được biết đến như là sản phẩm chè sạch, an toàn thực phẩm. Chè San tuyết Kỳ Sơn đượm nước nhưng không có vị gắt. Nếu nhiều loại chè có thương hiệu nổi tiếng trong nước khi uống đến nước thứ 2 đã nhạt vị, thì chè Shan tuyết Kỳ Sơn uống đến nước thứ 3 vẫn cho hương vị đậm đà. Có thể nói, Chè Shan tuyết Kỳ Sơn là chè ngon nhất, xứng đáng là đặc sản của tỉnh Nghệ An.


Tháng 10, là thời điểm huyện rẻo cao Kỳ Sơn chuyển sang mùa khô, cũng là khởi đầu cho vụ thu hoạch lúa nương, bí xanh, khoai sọ, hạt dẻ… của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Trên các triền đồi, từng nhóm người mang gùi lên nương thu hoạch lúa, hương vị của nếp nương lan tỏa cả núi rừng. Các ngả đường đổ về thị trấn Mường Xén, bắt gặp những  phụ nữ dân tộc Khơ Mú, Mông… gùi trên lưng bế khoai sọ, hạt dẻ, bí xanh nặng trĩu ra bán lấy tiền mua sắm đồ dùng.
Những nương bí được trồng xen trong các vùng đất ăn mạch nước ngầm của rừng già, nên chất bí dẻo, thơm, và ruột dày, nhiều phấn, khi đã già vỏ mỏ, thơm nức như khoai sọ. Mỗi quả bí nặng tầm 1,5 – 3kg. Được trồng hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo về chất lượng an toàn thực phẩm. Bí được thu hoạch từ trung tuần tháng 7. Nếu thu hái quả đã già bảo quản nơi thoáng mát, không để bị xước vỏ dễ hỏng thì cất trữ được 4-5 tháng.

Đến với Kỳ sơn bạn có thể tìm mua được nếp nương của đồng bào trồng. Đến vụ thu hoạch, những bông nếp cúi xuống như những nàng tiên nữ e ấp chào đón du khách thập phương, hạt nếp căng tròn mây mẩy, đầy sức sống kiêu hãnh khoe sắc với trời đất. Đặc sản nếp nương Kỳ Sơn cũng được người tiêu dùng miền xuôi đặt mua làm quà mang về xuôi mỗi khi đến với vùng đất này.



Có những món dân dã của người dân nơi đây nhưng đã trở thành món ngon khó quên khi được thưởng thức. Cứ khoảng tầm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch là thời điểm thu hoạch hoa gừng. Mỗi năm chỉ có 1 mùa, đặc sản hoa gừng vùng cao đắt hàng hút người sành ăn. Hoa gừng ăn giòn ngon, mùi rất thơm, lại chế biến được nhiều món. Chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi thái mỏng xào kèm thịt bò, tôm, hoặc nấu canh xương… vừa ngon vừa phòng cảm cúm.



Nhắc đến Kỳ Sơn cũng không thể không nhắc đến sản phẩm Gà đen, gừng, cá mát,... mà khi thưởng thức bạn hoàn toàn cảm nhận được sự khác biệt. Mặc dù đường lên Kỳ Sơn khá xa, cách thành phố Vinh khoảng 300 km bằng với quãng đường từ thành phố Vinh ra Hà Nội nhưng giao thông đi lại giờ đây đã  thuận lợi. Dịch vụ ăn nghỉ tại huyện miền núi này cũng khá phát triển, bạn cũng có thể tham gia tua du lịch sinh thái cộng đồng, nghỉ qua đêm tại Mường Lống của HTX nông nghiệp và du lịch Mường Lống Kỳ Sơn, thưởng thức khung cảnh hùng vĩ núi rừng nơi vùng đất phên dậu của tổ quốc, say đắm bên ché rượu cần, hòa mình vào những điệu múa của đội văn nghệ và chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng núi Kỳ Sơn./.
Thái Tuấn
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây