HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm nano thảo mộc phòng bệnh thán thư trên cây vải
Nội dung:
Bệnh thán thư là một bệnh do loại nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra làm ảnh hưởng đến những loại thực vật. Khi cây vải bị bệnh thì khả năng lây lan rất cao vì khả năng tạo ra bào tử có thể được phân phối theo gió. Ngoài ra, chúng cũng có thể rơi vào đất và được phân phối qua nước bắn vào các cây khác. Một khi các bào tử này tìm thấy vật chủ, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng qua cây, gây hại cho lá, thân và quả. Nó có thể đông quá trong các mảnh vụn thực vật hoặc đất, và có thể lây nhiễm sang hạt giống để phân phối lại trong lần gieo trồng năm sau. Với điều kiện thời tiết ẩm ướt, ôn hòa là lúc bệnh thán thư phổ biến nhất và cũng là lúc các triệu chứng lây lan nhanh nhất. Theo dõi cẩn thận trong cả hai tháng mùa xuân và mùa thu để biết các triệu chứng nhiễm bệnh thán thư. Chúng sẽ xuất hiện các đốm hay chấm nhỏ. Trông những vùng đó sẽ giống như lá bị khô hoặc cháy.
Vừa qua nhóm nghiê cứu Trung tâm Phát triển công nghệ cao (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng bệnh thán thư trên cây vải tại tỉnh Bắc Giang với mục tiêu ứng dụng thành công công nghệ bào chế chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư có hiệu quả trên cây vải. Đồng thời xây dựng thành công mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư, trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn, hiệu quả phòng trừ bệnh tối thiểu 50%.
Thực hiện đề tài trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây vải tại 2 huyện Tân Yên và Lục Ngạn. Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn. Đồng thời xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 250 lượt người tham gia về kỹ thuật sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) để phòng, trừ bệnh thán thư trên cây vải.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài. Các thành viên Hội đồng đánh giá cao nội dung của đề tài, đã làm rõ được thực trạng bệnh cũng như đưa ra những nghiên cứu thử nghiệm hữu ích nhằm phòng bệnh cho cây vải. Qua bỏ phiếu, Hội đồng đánh giá đề tài đạt yêu cầu, đồng thời đề nghị nhóm nghiên cứu bổ sung hoàn thiện đầy đủ nội dung, cũng như có minh chứng chi tiết, xác thực hơn./.
Minh Hồng (TH)



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm nano thảo mộc phòng bệnh thán thư trên cây vải
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 06 năm 2022
Nội dung:
Bệnh thán thư là một bệnh do loại nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra làm ảnh hưởng đến những loại thực vật. Khi cây vải bị bệnh thì khả năng lây lan rất cao vì khả năng tạo ra bào tử có thể được phân phối theo gió. Ngoài ra, chúng cũng có thể rơi vào đất và được phân phối qua nước bắn vào các cây khác. Một khi các bào tử này tìm thấy vật chủ, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng qua cây, gây hại cho lá, thân và quả. Nó có thể đông quá trong các mảnh vụn thực vật hoặc đất, và có thể lây nhiễm sang hạt giống để phân phối lại trong lần gieo trồng năm sau. Với điều kiện thời tiết ẩm ướt, ôn hòa là lúc bệnh thán thư phổ biến nhất và cũng là lúc các triệu chứng lây lan nhanh nhất. Theo dõi cẩn thận trong cả hai tháng mùa xuân và mùa thu để biết các triệu chứng nhiễm bệnh thán thư. Chúng sẽ xuất hiện các đốm hay chấm nhỏ. Trông những vùng đó sẽ giống như lá bị khô hoặc cháy.
Vừa qua nhóm nghiê cứu Trung tâm Phát triển công nghệ cao (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng bệnh thán thư trên cây vải tại tỉnh Bắc Giang với mục tiêu ứng dụng thành công công nghệ bào chế chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư có hiệu quả trên cây vải. Đồng thời xây dựng thành công mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư, trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn, hiệu quả phòng trừ bệnh tối thiểu 50%.
Thực hiện đề tài trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây vải tại 2 huyện Tân Yên và Lục Ngạn. Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn. Đồng thời xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 250 lượt người tham gia về kỹ thuật sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) để phòng, trừ bệnh thán thư trên cây vải.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài. Các thành viên Hội đồng đánh giá cao nội dung của đề tài, đã làm rõ được thực trạng bệnh cũng như đưa ra những nghiên cứu thử nghiệm hữu ích nhằm phòng bệnh cho cây vải. Qua bỏ phiếu, Hội đồng đánh giá đề tài đạt yêu cầu, đồng thời đề nghị nhóm nghiên cứu bổ sung hoàn thiện đầy đủ nội dung, cũng như có minh chứng chi tiết, xác thực hơn./.
Minh Hồng (TH)



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây