HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nhân giống cây mắc khén từ hạt
Nội dung:
Cây Mắc khén có tên gọi khác là Hoàng mộc hôi hay là cây tiêu rừng, thuộc họ Cam (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.). Mắc khén là cây thân gỗ nhỡ, cao từ 14-18m, vỏ có nhiều gai mọc, lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng cưa, hoa mọc thành chùm màu xám trắng. Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, chủ yếu trong rừng tự nhiên nghèo hoặc rừng phục hồi, ở độ cao từ 500-1.500m (Cao Đình Sơn, 2014).
Theo Đỗ Tất Lợi (1991), vỏ và hạt cây Mắc khén dùng để phòng trừ phong thấp, hoạt huyết và giảm đau. Tại Ấn Độ, vỏ cây này được sử dụng chống lại bệnh sốt thông thường, sốt rét, rối loạn tiêu hóa và viêm phế quản, chiết xuất tinh dầu từ hạt để chữa bệnh hói đầu và nghiền bột từ vỏ cây để điều trị bệnh đau răng. Một số nghiên cứu còn xác nhận tác dụng của các sản phẩm cây Mắc khén trong kích thích bài tiết mật ở gan, làm thuốc tẩy giun hoặc có tiềm năng cho sản xuất dược phẩm chống đông máu, điều trị ung thư, căng thẳng bệnh dạ dày.
Ở Nghệ  An,  cây  mọc  tự  nhiên  ở những cánh rừng vùng cao ở miền Tây. Hạt của cây Mắc khén có vị cay, thơm nồng, rất đặc biệt. Loại hạt này đã được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày của đồng bào người Thái, Mông, Khơ mú…, mang lại nét đặc thù về văn hóa ẩm thực, là linh hồn của các món ăn như thức chấm (chẻo), thịt nướng, tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói. Ngoài làm gia vị, hạt và các bộ phận khác của cây như lá, rễ, vỏ, còn được đồng bào dân tộc sử dụng làm các vị thuốc điều trị một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, cảm cúm...
Hiện nay, hạt của cây Mắc khén được khai thác chủ yếu từ tự nhiên với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Các sản phẩm từ cây Mắc khén được khai thác tận thu, dẫn đến số lượng cây trong tự nhiên đang giảm dần. Nhận thấy tiềm năng lớn trong phát triển cây Mắc khén thành cây gia vị, dược liệu hàng hóa ở miền Tây Nghệ An, từ năm 2019, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An đã tiến hành nhiệm vụ KH&CN bảo tồn cây Mắc Khén và xây dựng thành công mô hình bảo tồn với 50 cây trên địa bàn xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Tuy nhiên, việc sản xuất cây giống từ hạt hiệu quả chưa cao, tỉ lệ hạt nảy mầm từ cao nhất đến nay mới chỉ đạt 28,1%. vậy, vẫn cần có những nghiên cứu bổ sung để nâng cao hiệu quả nhân giống.

                                                   Hạt cây Mắc khén
Nghiên cứu Nhân giống cây mắc khén từ hạt được triển khai tại khu vực vườn ươm của Trạm bảo vệ rừng Na Chạng, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An. Quá trình nghiên cứu, sử dụng hạt cây Mắc khén được thu từ cây Mắc khén trong tự nhiên ở huyện Quế Phong vào thời điểm quả chín.
Nghiên cứu đã triển khai thí nghiệm để thấy ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỉ lệ nảy mầm của hạt. Sử dụng 3 công thức xử lý hạt, mỗi công thức dùng 300g hạt để xử lý.  Đồng thời, nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian vào bầu đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cây Mắc khén. Hạt sau khi nảy mầm thì tiến hành cho cấy cây bầu theo các đợt. Đợt 1: cho cây vào bầu tại thời điểm sau 20 ngày sau nảy mầm, khi cây đạt chiều cao 2,0-2,5cm và có từ 3-4 lá, rễ dài 2-3cm và 32 ngày sau nảy mầm. Mỗi công thức cấy 3.600 cây. Đánh giá tăng trưởng về chiều cao, đường kính gốc cây (mm), số lá của cây vào thời điểm 82 ngày sau nảy mầm ở hai công thức. Tiếp tục theo dõi tăng trưởng cây cấy đợt 1 đến 142 ngày sau nảy mầm.

                                                        Cây con đã cấy vào bầu
      
Kết quả, cho thấy hạt cây Mắc khén nảy mầm sau 58 ngày gieo sau, tỉ lệ nảy mầm ở CT1 (3 sôi, 2 lạnh), đạt 40,5 %, cao nhất trong số 3 công thức (P<0,05). Tỉ lệ nảy mầm ở CT2 (GA3) và CT3 (2 sôi, 3 lạnh) lần lượt là 28,3% và 27,0 %, không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05). Nghiên cứu xử lý hạt cây Mặc khén của Cao Đình Sơn (2014) cho tỉ lệ nảy mầm dao động từ 0-28,1%, trong đó phương pháp xử lý bằng cách đốt ủ cho kết quả tốt nhất (28,1%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỉ lệ hạt nẩy mầm cao hơn hằn khi áp dụng CT1, đạt 40,5%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm cấy cây con vào bầu ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng của cây Mắc khén. Cấy cây con vào bầu sớm, tại thời điểm 20 ngày sau nảy mầm (CT1) cho cây có chiều cao (5,6cm), đường kính gốc (2,7mm), số rễ/cây (21,3) đều cao hơn (P<0,05) so với cấy ở thời điểm 32 ngày sau nảy mầm (CT2). Số lá/cây của CT1 (14,7) cao hơn ở CT2 (12,9) nhưng không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05). Lợi thế tăng trưởng cây Mắc khén khi cấy sớm vào bầu có thể là do cây non khi ở luống gieo với mật độ dày khi được vào bầu sớm sẽ có mật độ thưa, dinh dưỡng trong bầu đất còn cao nên sẽ phát triển tốt hơn. Tỉ lệ sống của cây ở hai công thức đều cao, dao động từ 97,8-98,3%. Như vậy, hai thời điểm cấy cây vào bầu trong thí nghiệm này hầu như chưa ảnh hưởng đến tỉ sống của cây. Tuy nhiên, sau thời điểm này cấy ở CT2 khoảng 2 tuần (45 ngày sau nảy mầm), chúng tôi tiếp tục thử cấy vào bầu nhưng tỉ lệ sống của cây bắt đầu giảm đáng kể. Điều này có thể là do rễ cây đã phát triển dài khi để già, nên lúc nhổ để cấy vào bầu dễ làm rễ bị đứt, dẫn đến tỉ lệ sống của cây thấp do cây bị thối rễ, thân. Đây có thể là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỉ lệ chết của cây Mắc khén khi cấy muộn.
Sau khi kết thúc thí nghiệm (82 ngày sau nảy mầm), tăng trưởng và tỉ lệ sống của cây Mắc khén cấy ở đợt 1 (CT1) tiếp tục được theo dõi đến thời điểm 142 ngày sau nảy mầm. Kết quả cho thấy, sau 60 ngày kể từ khi kết thúc thí nghiệm, cây Mắc khén đạt chiều cao trung bình 23,8cm, đường kính gốc 3,4mm, số lá tăng trung bình thêm hơn 5 lá (20,3 lá/cây). Tỉ lệ sống của cây giảm không đáng kể, đạt 91,5%. Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) vềchiều cao và đường kính lần lượt đạt 2,4% và 0,4%. Trong quá trình này, tất cả các cây giống đã được đảo bầu từ 1-2 lần. Theo tiêu chuẩn xuất vườn của cây Mắc khén do Cao Đình Sơn (2014) nghiên cứu: chiều cao cây con >20cm, đường kính gốc cây (cổ rễ) >2mm, tuổi cây 6-12 tháng (từ khi cấy vào bầu), cây Mắc khén trong thí nghiệm của chúng tôi đã đạt tiêu chuẩn xuất vườn về mặt kích thước mặc dù tuổi cây ít hơn (142 ngày sau khi nẩy mầm, hoặc 122 ngày sau khi cấy). Một số cây đã đạt chiều cao 35cm. Đợt sản xuất kết hợp trong nghiên cứu này đã tạo ra hơn 7.000 cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn (Hình 3). Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã xây dựng được quy trình nhân giống từ cây Mắc khén từ hạt đạt hiệu quả cao.
Sử dụng biện pháp xử lý hạt ngâm trong nước ấm (3 sôi, 2 lạnh) cho tỉ lệ hạt nẩy mầm cao nhất, đạt 40,5% trong số ba biện pháp xử lý thử nghiệm. Cấy cây con vào bầu sau 20 ngày kể từ khi nảy mầm cho kết quả tăng trưởng và phát triển rễ tốt hơn so với cấy muộn (sau 32 ngày). Cây Mắc khén đạt tiêu chuẩn xuất vườn sau 142 ngày kể từ khi nảy mầm với tỉ lệ sống đạt 91,5%. Chiều cao, đường kính gốc trung bình của cây con lần lượt đạt 23,8cm, 3,4mm, số lá trung bình đạt 20,3 lá/cây.
Nghiên cứu này giúp bổ sung hiệu quả cho nhiệm vụ KH&CN bảo tồn cây Mắc Khén và xây dựng thành công mô hình bảo tồn với 50 cây trên địa bàn xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Giúp việc sản xuất cây giống từ hạt đạt hiệu quả cao./.



 

 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Nguyễn Quang Huy
Tiêu đề: Nhân giống cây mắc khén từ hạt
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 11 năm 2021
Nội dung:
Cây Mắc khén có tên gọi khác là Hoàng mộc hôi hay là cây tiêu rừng, thuộc họ Cam (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.). Mắc khén là cây thân gỗ nhỡ, cao từ 14-18m, vỏ có nhiều gai mọc, lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng cưa, hoa mọc thành chùm màu xám trắng. Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, chủ yếu trong rừng tự nhiên nghèo hoặc rừng phục hồi, ở độ cao từ 500-1.500m (Cao Đình Sơn, 2014).
Theo Đỗ Tất Lợi (1991), vỏ và hạt cây Mắc khén dùng để phòng trừ phong thấp, hoạt huyết và giảm đau. Tại Ấn Độ, vỏ cây này được sử dụng chống lại bệnh sốt thông thường, sốt rét, rối loạn tiêu hóa và viêm phế quản, chiết xuất tinh dầu từ hạt để chữa bệnh hói đầu và nghiền bột từ vỏ cây để điều trị bệnh đau răng. Một số nghiên cứu còn xác nhận tác dụng của các sản phẩm cây Mắc khén trong kích thích bài tiết mật ở gan, làm thuốc tẩy giun hoặc có tiềm năng cho sản xuất dược phẩm chống đông máu, điều trị ung thư, căng thẳng bệnh dạ dày.
Ở Nghệ  An,  cây  mọc  tự  nhiên  ở những cánh rừng vùng cao ở miền Tây. Hạt của cây Mắc khén có vị cay, thơm nồng, rất đặc biệt. Loại hạt này đã được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày của đồng bào người Thái, Mông, Khơ mú…, mang lại nét đặc thù về văn hóa ẩm thực, là linh hồn của các món ăn như thức chấm (chẻo), thịt nướng, tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói. Ngoài làm gia vị, hạt và các bộ phận khác của cây như lá, rễ, vỏ, còn được đồng bào dân tộc sử dụng làm các vị thuốc điều trị một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, cảm cúm...
Hiện nay, hạt của cây Mắc khén được khai thác chủ yếu từ tự nhiên với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Các sản phẩm từ cây Mắc khén được khai thác tận thu, dẫn đến số lượng cây trong tự nhiên đang giảm dần. Nhận thấy tiềm năng lớn trong phát triển cây Mắc khén thành cây gia vị, dược liệu hàng hóa ở miền Tây Nghệ An, từ năm 2019, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An đã tiến hành nhiệm vụ KH&CN bảo tồn cây Mắc Khén và xây dựng thành công mô hình bảo tồn với 50 cây trên địa bàn xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Tuy nhiên, việc sản xuất cây giống từ hạt hiệu quả chưa cao, tỉ lệ hạt nảy mầm từ cao nhất đến nay mới chỉ đạt 28,1%. vậy, vẫn cần có những nghiên cứu bổ sung để nâng cao hiệu quả nhân giống.

                                                   Hạt cây Mắc khén
Nghiên cứu Nhân giống cây mắc khén từ hạt được triển khai tại khu vực vườn ươm của Trạm bảo vệ rừng Na Chạng, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An. Quá trình nghiên cứu, sử dụng hạt cây Mắc khén được thu từ cây Mắc khén trong tự nhiên ở huyện Quế Phong vào thời điểm quả chín.
Nghiên cứu đã triển khai thí nghiệm để thấy ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỉ lệ nảy mầm của hạt. Sử dụng 3 công thức xử lý hạt, mỗi công thức dùng 300g hạt để xử lý.  Đồng thời, nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian vào bầu đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cây Mắc khén. Hạt sau khi nảy mầm thì tiến hành cho cấy cây bầu theo các đợt. Đợt 1: cho cây vào bầu tại thời điểm sau 20 ngày sau nảy mầm, khi cây đạt chiều cao 2,0-2,5cm và có từ 3-4 lá, rễ dài 2-3cm và 32 ngày sau nảy mầm. Mỗi công thức cấy 3.600 cây. Đánh giá tăng trưởng về chiều cao, đường kính gốc cây (mm), số lá của cây vào thời điểm 82 ngày sau nảy mầm ở hai công thức. Tiếp tục theo dõi tăng trưởng cây cấy đợt 1 đến 142 ngày sau nảy mầm.

                                                        Cây con đã cấy vào bầu
      
Kết quả, cho thấy hạt cây Mắc khén nảy mầm sau 58 ngày gieo sau, tỉ lệ nảy mầm ở CT1 (3 sôi, 2 lạnh), đạt 40,5 %, cao nhất trong số 3 công thức (P<0,05). Tỉ lệ nảy mầm ở CT2 (GA3) và CT3 (2 sôi, 3 lạnh) lần lượt là 28,3% và 27,0 %, không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05). Nghiên cứu xử lý hạt cây Mặc khén của Cao Đình Sơn (2014) cho tỉ lệ nảy mầm dao động từ 0-28,1%, trong đó phương pháp xử lý bằng cách đốt ủ cho kết quả tốt nhất (28,1%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỉ lệ hạt nẩy mầm cao hơn hằn khi áp dụng CT1, đạt 40,5%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm cấy cây con vào bầu ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng của cây Mắc khén. Cấy cây con vào bầu sớm, tại thời điểm 20 ngày sau nảy mầm (CT1) cho cây có chiều cao (5,6cm), đường kính gốc (2,7mm), số rễ/cây (21,3) đều cao hơn (P<0,05) so với cấy ở thời điểm 32 ngày sau nảy mầm (CT2). Số lá/cây của CT1 (14,7) cao hơn ở CT2 (12,9) nhưng không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05). Lợi thế tăng trưởng cây Mắc khén khi cấy sớm vào bầu có thể là do cây non khi ở luống gieo với mật độ dày khi được vào bầu sớm sẽ có mật độ thưa, dinh dưỡng trong bầu đất còn cao nên sẽ phát triển tốt hơn. Tỉ lệ sống của cây ở hai công thức đều cao, dao động từ 97,8-98,3%. Như vậy, hai thời điểm cấy cây vào bầu trong thí nghiệm này hầu như chưa ảnh hưởng đến tỉ sống của cây. Tuy nhiên, sau thời điểm này cấy ở CT2 khoảng 2 tuần (45 ngày sau nảy mầm), chúng tôi tiếp tục thử cấy vào bầu nhưng tỉ lệ sống của cây bắt đầu giảm đáng kể. Điều này có thể là do rễ cây đã phát triển dài khi để già, nên lúc nhổ để cấy vào bầu dễ làm rễ bị đứt, dẫn đến tỉ lệ sống của cây thấp do cây bị thối rễ, thân. Đây có thể là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỉ lệ chết của cây Mắc khén khi cấy muộn.
Sau khi kết thúc thí nghiệm (82 ngày sau nảy mầm), tăng trưởng và tỉ lệ sống của cây Mắc khén cấy ở đợt 1 (CT1) tiếp tục được theo dõi đến thời điểm 142 ngày sau nảy mầm. Kết quả cho thấy, sau 60 ngày kể từ khi kết thúc thí nghiệm, cây Mắc khén đạt chiều cao trung bình 23,8cm, đường kính gốc 3,4mm, số lá tăng trung bình thêm hơn 5 lá (20,3 lá/cây). Tỉ lệ sống của cây giảm không đáng kể, đạt 91,5%. Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) vềchiều cao và đường kính lần lượt đạt 2,4% và 0,4%. Trong quá trình này, tất cả các cây giống đã được đảo bầu từ 1-2 lần. Theo tiêu chuẩn xuất vườn của cây Mắc khén do Cao Đình Sơn (2014) nghiên cứu: chiều cao cây con >20cm, đường kính gốc cây (cổ rễ) >2mm, tuổi cây 6-12 tháng (từ khi cấy vào bầu), cây Mắc khén trong thí nghiệm của chúng tôi đã đạt tiêu chuẩn xuất vườn về mặt kích thước mặc dù tuổi cây ít hơn (142 ngày sau khi nẩy mầm, hoặc 122 ngày sau khi cấy). Một số cây đã đạt chiều cao 35cm. Đợt sản xuất kết hợp trong nghiên cứu này đã tạo ra hơn 7.000 cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn (Hình 3). Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi cũng đã xây dựng được quy trình nhân giống từ cây Mắc khén từ hạt đạt hiệu quả cao.
Sử dụng biện pháp xử lý hạt ngâm trong nước ấm (3 sôi, 2 lạnh) cho tỉ lệ hạt nẩy mầm cao nhất, đạt 40,5% trong số ba biện pháp xử lý thử nghiệm. Cấy cây con vào bầu sau 20 ngày kể từ khi nảy mầm cho kết quả tăng trưởng và phát triển rễ tốt hơn so với cấy muộn (sau 32 ngày). Cây Mắc khén đạt tiêu chuẩn xuất vườn sau 142 ngày kể từ khi nảy mầm với tỉ lệ sống đạt 91,5%. Chiều cao, đường kính gốc trung bình của cây con lần lượt đạt 23,8cm, 3,4mm, số lá trung bình đạt 20,3 lá/cây.
Nghiên cứu này giúp bổ sung hiệu quả cho nhiệm vụ KH&CN bảo tồn cây Mắc Khén và xây dựng thành công mô hình bảo tồn với 50 cây trên địa bàn xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Giúp việc sản xuất cây giống từ hạt đạt hiệu quả cao./.



 

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây