HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Những mô hình khởi nghiệp giúp nâng tầm nông nghiệp Nghệ An
Nội dung:
Nếu theo dõi phong trào khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An những năm gần đây, chúng ta nhận thấy, bên cạnh các mô hình trong lĩnh vực y tế và kỹ thuật, có một số mô hình gây được ấn tượng mạnh là sản xuất công nghiệp từ tận dụng lợi cây con bản địa, nông nghiệp địa phương. Các mô hình này thành công đã khẳng định nỗ lực vươn lên của các nhà khởi nghiệp (start –up) trẻ và gợi mở giải pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn…
Nỗ lực vượt khó và dám nghĩ, dám làm
Đến thời điểm này, các mô hình start –up mà chúng tôi dẫn ra đây cơ bản đã tạo được chỗ đứng và có thương hiệu, dấu ấn riêng trên thị trường. Từ góc nhìn của ngành nông nghiệp, chúng ta cần cám ơn và cảm phục nỗ lực, dám nghĩ và dám sáng tạo của các start-up trẻ xứ Nghệ đã truyền cảm ứng cho những sáng tạo tiếp theo.
Trường hợp đầu tiên là mô hình của Nguyễn Văn Học của Công ty CP Tập đoàn Bometa tại Hưng Đông, TP Vinh. Tình cờ, trong một lần cà phê với doanh nhân của thành phố, Học chia sẻ tên gọi trên không phải tiếng Anh mà là từ “thuần Nghệ”- bố mẹ ta. Cụm từ là lòng tự hào và tâm nguyện của Học khi xây dựng theo đuổi chuỗi sản phẩm, thương hiệu của mình, mỗi sản phẩm của mình cho khách hàng là món quà yêu thương mà con cái dành cho bố mẹ. Khởi đầu từ tay trắng và sau gần 10 năm vừa học vừa làm, đến nay Học có bộ sưu tập 29 sản phẩm, trong đó 11 sản phẩm đạt chuẩn ocop 3 sao và 4 sản phẩm ocop 4 sao, năm 2022 sản phẩm mật ong Bometa được chọn 1 trong 25 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh; được 56 đại lý và các nhà thuốc và chuỗi thực phẩm sạch phân phối.
Trên nền tảng chính là mật ong tinh chế, Học chế biến, sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe là nông dược thực phẩm, trà thảo mộc… Để đến được với thị trường khó tính này, Học tiếp cận với các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ organrnic của Mỹ, thiết kế trang trại đến dây chuyền sản xuất, chế biến đảm bảo an toàn. Từ các cây lá thảo dược tưởng như bỏ đi tại các vùng nông thôn, qua dây chuyền chế biến đã trở thành những thực phẩm trà uống để giải độc gan, thanh lọc cơ thể. Trao đổi với chúng tôi, Học cho biết thêm: sản xuất trà thảo dược vừa dễ lại vừa khó. Dễ là vì nguyên liệu như mật ong hay các loại cây, lá bản địa vùng khí hậu nhiệt đới nước ta không thiếu nhưng khó kiểm soát theo tiêu chí an toàn và sản xuất hữu cơ. Đơn cử là sản phẩm mật ong, để có nguồn mật ong đảm bảo, Học khảo sát, đặt hàng 48 trại ong ổn định trên cả nước, còn mật ngoài thị trường, Học chỉ nhận sau khi theo dõi 6 tháng nếu đạt chất lượng thì mua… Nhờ kiên trì “áp” tiêu chí này mà hồ sơ chất lượng sản phẩm của Công ty được cơ quan chức năng tỉnh và Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra, công nhận.
Mô hình thứ 2 là của start-up trẻ Đặng Thị Tâm, Công ty CP An An Agri tại Diễn Thành, Diễn Châu. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Diễn Châu, mỗi khi ra chợ mua hàng, Tâm thường đau đáu với câu hỏi vì sao mỗi khi các sản phẩm nông nghiệp bà con làm rất vất vả nhưng luôn được mùa rớt giá; sản phẩm sạch hay không sạch đưa ra thị trường đều lẫn lộn và giá bán rẻ như nhau. Từ suy nghĩ trên, sau khi đi học về, năm 2015, Tâm quyết định khởi nghiệp từ sản xuất rau quả an toàn hữu cơ. Buổi khởi đầu, với 100 triệu đồng trọng tay, Tâm xác định chỉ sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường TP Vinh vì đây là thị trường lớn và khó tính của Nghệ An. Thế nhưng, sau 1 thời gian phân phối, nhận thấy chất lượng rau quả dù tốt nhưng chủ yếu đóng gói, chế biến thô, hàng cồng kềnh, chi phí vận chuyển lớn mà giá trị nhỏ nên Tâm quyết định chuyển hướng sang chế biến tinh.
Nhận thấy mỳ gói gần là món ẩm thực ưa thích của đa số người Việt. Nếu như sợi mỳ trắng từ bột gạo sản xuất tại làng có giá dao động từ 17- 20 ngàn/kg. Thế nhưng mỳ rau củ quả sạch bán trong siêu thị dành cho già, người ăn kiêng có giá lên tới 250 ngàn đến 1 triệu đồng/kg. Vì thế, tình cờ trong một lần gửi sản phẩm tham gia hội chợ rau củ quả sạch phía Bắc, sản phẩm cải bắp và cà chua do gia trại của Tâm sản xuất được một vị chuyên gia ẩm thực Nhật Bản ăn thử và gây ấn tượng. Được giới thiệu thêm, chuyên gia quyết định vào tận nơi để xem mô hình. Từ đó, sau nhiều lần tiếp xúc, giới thiệu và Tâm với tâm huyết của mình đã chia sẻ kết quả đạt được và thành thật nêu những băn khoăn nên được chuyên gia chân thành đưa ra khuyến cáo, đồng thời cam kết nếu Tâm làm tốt sẽ hướng dẫn quy trình kỹ thuật và chuyển giao công nghệ chế biến….
Được sự hỗ trợ của gia đình và các đồng sự, năm 2019, sản phẩm mỳ gói hoa quả của Tâm ra đời. Trên nền chung là sản phẩm mỳ gói hoa quả, Công ty sản xuất hàng chục mã sản phẩm, trong đó tiêu biểu là mỳ mầm lúa mạch, mỳ củ cải đỏ và dền, mỳ củ nghệ, mỳ rau củ sâm cát…. Sản phẩm hiện đã vươn tới 90% thị trường nội địa thuộc chuỗi siêu thị con Cưng, Mẹ và Bé và xuất đi các nước. Tâm cho biết: với điều kiện hiện nay, công ty có thể mở vùng nguyên liệu ở đâu cũng được nhưng Tâm muốn gắn sản phẩm này với vùng cây con bản địa đã làm nên thương hiệu riêng của mình. Làm được điều này, Tâm đã thực hiện được lời khích lệ, tin tưởng của vị chuyên gia người Nhật “cái gì thế giới làm được thì người Việt và người Nghệ với sự thông minh, sáng tạo đều có thể làm được”.
Giải pháp để các start - up xứ Nghệ vươn xa 
Trên đây chỉ mới là 2 trong số hàng chục mô hình khởi nghiệp thành công từ công nghiệp nông thôn Nghệ An. Hiện trên địa bàn còn có các sản phẩm, thương hiệu lớn như trà dược liệu, bộ các loại trà ướp sen, tinh bột nghệ….
Quá trình khởi nghiệp và vươn lên của các start –up trên bên cạnh nỗ lực của mỗi người đều có dấu ấn, sự đồng hành, hỗ trợ của tỉnh qua Trung tâm khuyến công quốc gia, Trung tâm khuyến công tỉnh, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ. Tùy theo quy mô, mỗi mô hình được hỗ trợ gần 1 tỷ đồng. So với với giá trị dây chuyền mà doanh nghiệp đầu tư, khoản hỗ trợ trên chưa lớn nhưng là sự động viên, tiếp sức cần thiết các mô hình khởi nghiệp vươn lên. Tuy vậy, bên cạnh những thành công ban đầu thì còn không ít khó khăn. Hiện nay, các sản phẩm đồ uống, thực phẩm liên quan đến sức khỏe nên được quản lý, giám sát chặt; sản xuất phải theo quy trình hữu cơ, organic … thì cơ hội sẽ lớn hơn. Nhờ cách làm này, các mô hình trên đã định vị được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường nhưng để cất cánh, vươn xa là không đơn giản. Anh Nguyễn Văn Học – chủ thương hiệu Bometa tâm sự: đầu tư dây chuyền tinh lọc mật ong 3 tỷ đồng, Nghệ An là 1 trong tỉnh sản xuất nhiều mật ong của cả nước nhưng thực tế theo dõi, nhiều mẫu mật chưa đạt chuẩn nên khó thu mua. Để an toàn và sản phẩm hợp quy chuẩn, ngoài chuỗi gia trại ong của mình, chỉ cơ sở nào sản xuất theo điều kiện của mình thì mới nhập nguyên liệu.
Tương tự, sau khi thuyết phục được chuyên gia Nhật Bản, Tâm từng đứng trước cơ hội lớn khi nhận được yêu cầu cung cấp 20 container rau củ quả/tháng nhưng không dám nhận vì vượt qua hàng rào kiểm nghiệm thực phẩm các nước là không dễ. Bản thân nguyên liệu sản xuất mỳ của Tâm cũng chỉ lấy rau củ do đơn vị trồng và một số diện tích đất thuê của nông dân sản xuất vì trồng, mua bên ngoài thì phải test 15 ngày/lần và nếu hàng không đạt chuẩn bị trả lại thì bất lợi vô cùng.
Thực tế tại các mô hình trên, sau một thời gian khởi nghiệp ban đầu buộc phải thuê mượn cơ sở nhưng nay phát triển hơn nên muốn thuê mặt bằng mở nhà xưởng, quầy giới thiệu sản phẩm và phát triển vùng nguyên liệu. Thế nhưng, việc có vùng nguyên liệu 20 ha đối với Công ty An An hay 30 ha đối với Công ty Bometa gần như là giấc mơ bởi hiện tại đây mới chỉ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh thu mới 10 đến 20 tỷ/năm, bình quân sử dụng từ 30-70 lao động. Đây cũng là vấn đề nan giải của nông nghiệp Nghệ An khi bước vào sản xuất lớn, các doanh nghiệp định hình được phân khúc sản phẩm và có thị trường nhưng khó bứt phá vì thiếu vùng nguyên liệu hoặc nguồn lực.
Ông Cao Xuân Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh chia sẻ: các mô hình, thương hiệu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp thành công tại nước ta đến thời điểm này đều do doanh nghiệp triển khai theo quy trình khép kín mà ở đó, từ sản xuất đến chế biến và phân phối đều do doanh nghiệp kiểm soát. Chính vì thế, bên cạnh các chính sách hỗ trợ hiện hành, để các start - up xứ Nghệ vươn xa, nên chăng, tỉnh có hỗ trợ, ưu tiên ban đầu để các start-up trẻ thuê mặt bằng làm nhà xưởng, gian hàng giới thiệu sản phẩm, thuê đất phát triển vùng nguyên liệu theo hướng an toàn, bền vững; cần hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ VietGap, orgnanic… để tăng diện tích các vùng nguyên liệu vệ tinh cho các cơ sở trên lựa chọn. Khi các sản phẩm công nghiệp nông thôn có sức hút sẽ góp phần định hình tiêu chí sản xuất cho nông nghiệp ta hướng tới, vươn lên./.
Quỳnh Nga (TH)



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Những mô hình khởi nghiệp giúp nâng tầm nông nghiệp Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 16 tháng 12 năm 2022
Nội dung:
Nếu theo dõi phong trào khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An những năm gần đây, chúng ta nhận thấy, bên cạnh các mô hình trong lĩnh vực y tế và kỹ thuật, có một số mô hình gây được ấn tượng mạnh là sản xuất công nghiệp từ tận dụng lợi cây con bản địa, nông nghiệp địa phương. Các mô hình này thành công đã khẳng định nỗ lực vươn lên của các nhà khởi nghiệp (start –up) trẻ và gợi mở giải pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn…
Nỗ lực vượt khó và dám nghĩ, dám làm
Đến thời điểm này, các mô hình start –up mà chúng tôi dẫn ra đây cơ bản đã tạo được chỗ đứng và có thương hiệu, dấu ấn riêng trên thị trường. Từ góc nhìn của ngành nông nghiệp, chúng ta cần cám ơn và cảm phục nỗ lực, dám nghĩ và dám sáng tạo của các start-up trẻ xứ Nghệ đã truyền cảm ứng cho những sáng tạo tiếp theo.
Trường hợp đầu tiên là mô hình của Nguyễn Văn Học của Công ty CP Tập đoàn Bometa tại Hưng Đông, TP Vinh. Tình cờ, trong một lần cà phê với doanh nhân của thành phố, Học chia sẻ tên gọi trên không phải tiếng Anh mà là từ “thuần Nghệ”- bố mẹ ta. Cụm từ là lòng tự hào và tâm nguyện của Học khi xây dựng theo đuổi chuỗi sản phẩm, thương hiệu của mình, mỗi sản phẩm của mình cho khách hàng là món quà yêu thương mà con cái dành cho bố mẹ. Khởi đầu từ tay trắng và sau gần 10 năm vừa học vừa làm, đến nay Học có bộ sưu tập 29 sản phẩm, trong đó 11 sản phẩm đạt chuẩn ocop 3 sao và 4 sản phẩm ocop 4 sao, năm 2022 sản phẩm mật ong Bometa được chọn 1 trong 25 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh; được 56 đại lý và các nhà thuốc và chuỗi thực phẩm sạch phân phối.
Trên nền tảng chính là mật ong tinh chế, Học chế biến, sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe là nông dược thực phẩm, trà thảo mộc… Để đến được với thị trường khó tính này, Học tiếp cận với các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ organrnic của Mỹ, thiết kế trang trại đến dây chuyền sản xuất, chế biến đảm bảo an toàn. Từ các cây lá thảo dược tưởng như bỏ đi tại các vùng nông thôn, qua dây chuyền chế biến đã trở thành những thực phẩm trà uống để giải độc gan, thanh lọc cơ thể. Trao đổi với chúng tôi, Học cho biết thêm: sản xuất trà thảo dược vừa dễ lại vừa khó. Dễ là vì nguyên liệu như mật ong hay các loại cây, lá bản địa vùng khí hậu nhiệt đới nước ta không thiếu nhưng khó kiểm soát theo tiêu chí an toàn và sản xuất hữu cơ. Đơn cử là sản phẩm mật ong, để có nguồn mật ong đảm bảo, Học khảo sát, đặt hàng 48 trại ong ổn định trên cả nước, còn mật ngoài thị trường, Học chỉ nhận sau khi theo dõi 6 tháng nếu đạt chất lượng thì mua… Nhờ kiên trì “áp” tiêu chí này mà hồ sơ chất lượng sản phẩm của Công ty được cơ quan chức năng tỉnh và Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra, công nhận.
Mô hình thứ 2 là của start-up trẻ Đặng Thị Tâm, Công ty CP An An Agri tại Diễn Thành, Diễn Châu. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Diễn Châu, mỗi khi ra chợ mua hàng, Tâm thường đau đáu với câu hỏi vì sao mỗi khi các sản phẩm nông nghiệp bà con làm rất vất vả nhưng luôn được mùa rớt giá; sản phẩm sạch hay không sạch đưa ra thị trường đều lẫn lộn và giá bán rẻ như nhau. Từ suy nghĩ trên, sau khi đi học về, năm 2015, Tâm quyết định khởi nghiệp từ sản xuất rau quả an toàn hữu cơ. Buổi khởi đầu, với 100 triệu đồng trọng tay, Tâm xác định chỉ sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường TP Vinh vì đây là thị trường lớn và khó tính của Nghệ An. Thế nhưng, sau 1 thời gian phân phối, nhận thấy chất lượng rau quả dù tốt nhưng chủ yếu đóng gói, chế biến thô, hàng cồng kềnh, chi phí vận chuyển lớn mà giá trị nhỏ nên Tâm quyết định chuyển hướng sang chế biến tinh.
Nhận thấy mỳ gói gần là món ẩm thực ưa thích của đa số người Việt. Nếu như sợi mỳ trắng từ bột gạo sản xuất tại làng có giá dao động từ 17- 20 ngàn/kg. Thế nhưng mỳ rau củ quả sạch bán trong siêu thị dành cho già, người ăn kiêng có giá lên tới 250 ngàn đến 1 triệu đồng/kg. Vì thế, tình cờ trong một lần gửi sản phẩm tham gia hội chợ rau củ quả sạch phía Bắc, sản phẩm cải bắp và cà chua do gia trại của Tâm sản xuất được một vị chuyên gia ẩm thực Nhật Bản ăn thử và gây ấn tượng. Được giới thiệu thêm, chuyên gia quyết định vào tận nơi để xem mô hình. Từ đó, sau nhiều lần tiếp xúc, giới thiệu và Tâm với tâm huyết của mình đã chia sẻ kết quả đạt được và thành thật nêu những băn khoăn nên được chuyên gia chân thành đưa ra khuyến cáo, đồng thời cam kết nếu Tâm làm tốt sẽ hướng dẫn quy trình kỹ thuật và chuyển giao công nghệ chế biến….
Được sự hỗ trợ của gia đình và các đồng sự, năm 2019, sản phẩm mỳ gói hoa quả của Tâm ra đời. Trên nền chung là sản phẩm mỳ gói hoa quả, Công ty sản xuất hàng chục mã sản phẩm, trong đó tiêu biểu là mỳ mầm lúa mạch, mỳ củ cải đỏ và dền, mỳ củ nghệ, mỳ rau củ sâm cát…. Sản phẩm hiện đã vươn tới 90% thị trường nội địa thuộc chuỗi siêu thị con Cưng, Mẹ và Bé và xuất đi các nước. Tâm cho biết: với điều kiện hiện nay, công ty có thể mở vùng nguyên liệu ở đâu cũng được nhưng Tâm muốn gắn sản phẩm này với vùng cây con bản địa đã làm nên thương hiệu riêng của mình. Làm được điều này, Tâm đã thực hiện được lời khích lệ, tin tưởng của vị chuyên gia người Nhật “cái gì thế giới làm được thì người Việt và người Nghệ với sự thông minh, sáng tạo đều có thể làm được”.
Giải pháp để các start - up xứ Nghệ vươn xa 
Trên đây chỉ mới là 2 trong số hàng chục mô hình khởi nghiệp thành công từ công nghiệp nông thôn Nghệ An. Hiện trên địa bàn còn có các sản phẩm, thương hiệu lớn như trà dược liệu, bộ các loại trà ướp sen, tinh bột nghệ….
Quá trình khởi nghiệp và vươn lên của các start –up trên bên cạnh nỗ lực của mỗi người đều có dấu ấn, sự đồng hành, hỗ trợ của tỉnh qua Trung tâm khuyến công quốc gia, Trung tâm khuyến công tỉnh, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ. Tùy theo quy mô, mỗi mô hình được hỗ trợ gần 1 tỷ đồng. So với với giá trị dây chuyền mà doanh nghiệp đầu tư, khoản hỗ trợ trên chưa lớn nhưng là sự động viên, tiếp sức cần thiết các mô hình khởi nghiệp vươn lên. Tuy vậy, bên cạnh những thành công ban đầu thì còn không ít khó khăn. Hiện nay, các sản phẩm đồ uống, thực phẩm liên quan đến sức khỏe nên được quản lý, giám sát chặt; sản xuất phải theo quy trình hữu cơ, organic … thì cơ hội sẽ lớn hơn. Nhờ cách làm này, các mô hình trên đã định vị được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường nhưng để cất cánh, vươn xa là không đơn giản. Anh Nguyễn Văn Học – chủ thương hiệu Bometa tâm sự: đầu tư dây chuyền tinh lọc mật ong 3 tỷ đồng, Nghệ An là 1 trong tỉnh sản xuất nhiều mật ong của cả nước nhưng thực tế theo dõi, nhiều mẫu mật chưa đạt chuẩn nên khó thu mua. Để an toàn và sản phẩm hợp quy chuẩn, ngoài chuỗi gia trại ong của mình, chỉ cơ sở nào sản xuất theo điều kiện của mình thì mới nhập nguyên liệu.
Tương tự, sau khi thuyết phục được chuyên gia Nhật Bản, Tâm từng đứng trước cơ hội lớn khi nhận được yêu cầu cung cấp 20 container rau củ quả/tháng nhưng không dám nhận vì vượt qua hàng rào kiểm nghiệm thực phẩm các nước là không dễ. Bản thân nguyên liệu sản xuất mỳ của Tâm cũng chỉ lấy rau củ do đơn vị trồng và một số diện tích đất thuê của nông dân sản xuất vì trồng, mua bên ngoài thì phải test 15 ngày/lần và nếu hàng không đạt chuẩn bị trả lại thì bất lợi vô cùng.
Thực tế tại các mô hình trên, sau một thời gian khởi nghiệp ban đầu buộc phải thuê mượn cơ sở nhưng nay phát triển hơn nên muốn thuê mặt bằng mở nhà xưởng, quầy giới thiệu sản phẩm và phát triển vùng nguyên liệu. Thế nhưng, việc có vùng nguyên liệu 20 ha đối với Công ty An An hay 30 ha đối với Công ty Bometa gần như là giấc mơ bởi hiện tại đây mới chỉ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh thu mới 10 đến 20 tỷ/năm, bình quân sử dụng từ 30-70 lao động. Đây cũng là vấn đề nan giải của nông nghiệp Nghệ An khi bước vào sản xuất lớn, các doanh nghiệp định hình được phân khúc sản phẩm và có thị trường nhưng khó bứt phá vì thiếu vùng nguyên liệu hoặc nguồn lực.
Ông Cao Xuân Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh chia sẻ: các mô hình, thương hiệu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp thành công tại nước ta đến thời điểm này đều do doanh nghiệp triển khai theo quy trình khép kín mà ở đó, từ sản xuất đến chế biến và phân phối đều do doanh nghiệp kiểm soát. Chính vì thế, bên cạnh các chính sách hỗ trợ hiện hành, để các start - up xứ Nghệ vươn xa, nên chăng, tỉnh có hỗ trợ, ưu tiên ban đầu để các start-up trẻ thuê mặt bằng làm nhà xưởng, gian hàng giới thiệu sản phẩm, thuê đất phát triển vùng nguyên liệu theo hướng an toàn, bền vững; cần hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ VietGap, orgnanic… để tăng diện tích các vùng nguyên liệu vệ tinh cho các cơ sở trên lựa chọn. Khi các sản phẩm công nghiệp nông thôn có sức hút sẽ góp phần định hình tiêu chí sản xuất cho nông nghiệp ta hướng tới, vươn lên./.
Quỳnh Nga (TH)



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây