HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: QUY TRÌNH CANH TÁC TỔNG HỢP CÂY ĐÀO
Nội dung:
1. Chọn đất và thiết kế vườn trồng
Chọn đất trồng đào có độ cao địa hình trên 800 m so với mực nước biển. Tương ứng với độ lạnh 500 – 900 CU. Đặc điểm đất cần đạt các điều kiện: Tầng canh tác trên 70 cm, thoát nước, tránh những vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở. Thành phần dinh dưỡng đất từ trung bình trở lên.
Thiết kế vườn đào tùy thuộc vào địa hình và độ dốc để có thiết kế phù hợp: Nếu độ dốc ≤ 100, chia lô như đất bằng, trồng theo băng. Nếu độ dốc > 100 tạo bậc thang rộng 3- 5 m theo đường đồng mức. Thiết kế rãnh thu nước theo đường bậc thang và rãnh thoát chính vuông góc bậc thang để thu nước từ các rãnh trên đường bậc thang thoát nước xuống chân đồi.   Với những địa hình có độ dốc lớn (> 250), có thể trồng cây so le nhau giữa các băng (trồng nanh sấu).
2. Kỹ thuật thâm canh
Thời vụ trồng, đối với cây ăn quả ôn đới nói chung cây lê nói riêng thì trồng vào thời điểm cuối đông, đầu xuân hoặc đầu thu là thích hợp nhất: Cây có bầu: Có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là tháng 7 và tháng 8 hoặc tháng 12 và tháng 1 năm sau. Cây rễ trần: Thời điểm trồng tốt nhất là cuối đông, đầu xuân, xung quanh dịp tết âm lịch (vì khi đó cây đang trong giai đoạn ngủ nghỉ nên dễ sống). Lưu ý đối với cây rễ trần, trước khi đem trồng cần hồ rễ bằng cách nhúng toàn bộ rễ cây vào bùn loãng, đảm bảo tỷ lệ sống của cây tốt hơn.
Mật độ cây (1 ha): 500 cây/ha (Bổ sung thêm cây trồng dặm: 50 cây/ha). Khoảng cách trồng: hàng x hàng = 5 m; cây x cây = 4 m.


* Kỹ thuật trồng và chăm sóc: cần xử lý thực bì, phát quang cỏ dại, dọn dẹp vườn quang đãng, thông thoáng. Sau khi xử lý thực bì tiến hành xác định vị trí đào hố theo mật độ, khoảng cách đã định. Kích thước hố: dài x rộng x sâu = 60 x 60 x 50 cm. Nếu đất xấu có thể đào hố kích thước lớn hơn. Khi đào để riêng lớp đất màu phía trên. Đào xong, trộn đều lớp đất mặt đã để riêng với toàn bộ lượng phân bón lót, vôi sau đó lấp xuống hố. Phủ một lớp đất mỏng cho kín phân. Đào hố và bón lót trước trồng khoảng 20 – 25 ngày là tốt nhất.
*  Cách trồng: Cuốc 1 hốc vào giữa hố, độ sâu vừa phải để khi đặt bầu cây miệng túi bầu nằm ngang miệng hố (không để bầu cây quá thấp dưới miệng hố). Xé bỏ túi bầu, đặt cây ngay ngắn vào hốc, dùng tay vun đất và lèn chặt quanh gốc để cây đứng vững. Khi đặt và lèn gốc tránh làm vỡ bầu. Trồng xong dùng cọc cao khoảng 1 m cắm cạnh gốc và buộc cố định cây vào cọc để tránh cây bị gió làm lay gốc, rễ cây khó phát triển. Có thể xử dụng cỏ khô, rơm dạ để tủ gốc hoặc tưới giữ ẩm trong điều kiện có thể.
*  Phân bón (1 ha):  Thời kỳ KTCB ( 02 năm đầu): 10 tấn phân hữu cơ vi sinh + 300 kg đạm ure + 400 kg supe lân + 250 kg kaliclorua + 100 kg vôi bột. Thời kỳ KD (Từ năm thứ 3 trở đi): 20 tấn phân hữu cơ vi sinh + 500 kg đạm ure + 750 kg Supe lân + 350 kg kaliclorua + 300 kg vôi bột. Cách bón (cho cả thời kỳ KTB và KD): Bón lót: 100 % phân hữu cơ vi sinh + 100 % Supe lân + 100 % vôi bột. Bón lót khi đào hố trước trồng từ 20 – 25 ngày. Bón thúc và bón phục hồi.
Đào hoặc cuốc rãnh xung quanh gốc cây ở vị trí rìa tán, rãnh sâu 20 cm, rộng 15-20 cm. Hỗn hợp các loại phân theo tỷ lệ và bón vào rãnh, dùng đất tơi lấp kín phân trong rãnh. Trong điều kiện có thể sau khi bón tưới ẩm là tốt nhất.
*  Cắt tỉa cành, vít cành tạo tán: Cắt tỉa cành: Đối với cây trồng mới (năm thứ 2; 3): Khi cây phát triển được 70 cm, thì tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung. Khi cây phân cành, chọn 3 – 4 cành to khỏe đều về các hướng để lại, cắt tỉa các cành còn lại. Khi cây được 3 – 4 năm tuổi trở lên tiếp tục cắt tỉa, tạo tán. Kết hợp cắt tỉa và vít cành cấp 1, cấp 2 giữ ổn định tán cây theo hướng hình phễu. Có 2 thời điểm cắt tỉa: Cắt tỉa chồi xuân: Dùng kéo cắt cành cắt tỉa toàn bộ chồi xuân nằm ngoài khung tán, các chồi ở sát gốc dưới khung cành cấp 1, chỉ để lại 4 – 6 cành cấp 2, cấp 3, loại bỏ các cành vượt, cành tược, cành sâu bệnh. Cắt tỉa mùa đông: Sau khi thu hoạch quả, cắt cành cắt những cành đã mang quả, cành già, cành sâu bệnh, cành vượt, cành ngang mọc quá dài (bán kính quá 3 m, chiều cao trên 2,5 m).
Vít cành: Thời điểm vít cành là cuối tháng 10 đầu tháng 11, khi cây rụng lá hoàn toàn. Kỹ thuật vít cành (chọn cành, góc độ uốn, loại dây cố định cành vít…): Vít và cố định những cành cấp 1, cấp 3… làm khung chính của cây theo hướng hình phễu. Dùng dây thép hoặc dây gai chắc chắn buộc vào gần đầu cành, vít và cố định cành một góc 75 – 800 so với thân chính. Dùng miếng cao su hoặc nhựa mềm gót vị trí dây vít với cành để tránh dây thít chặt vào cành.
Kết hợp cắt tỉa cành với vít cành hằng năm để tạo tán cây cân đối đều các hướng. Giới hạn chiều cao cây khoảng 2,5 – 3 m để dễ chăm sóc, thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh. Cần tiến hành làm cỏ thường xuyên để vườn sạch cỏ dại, thông thoáng nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và cách ly môi trường sâu bệnh trú ngụ. Thường xuyên thăm vườn, bảo vệ vườn cây tránh giá súc, người phá hoại.


4. Phòng trừ sâu, bệnh
* Sâu hại: Rệp gây hại trên chồi non, quả ... làm lá quăn lại, bị muội hóng làm đen quả. Phòng trừ bằng thuốc: Sherpa, Suparcide 40 ND..... Sâu cắn lá, cuốn lá: Dùng Dipterec 0,1 %, Padan 0,1 %, phun lên lá. Sâu đục thân, cành: Là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành, thỉnh thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ bị rụng, bị nặng làm chết cả cây.
Cách phòng trừ: Dùng bông tẩm thuốc có tính xông hơi bịt vào miệng lỗ sâu đục. Có thể dùng xilanh tiêm trực tiếp thuốc vào lỗ sâu đục. Sử dụng thuốc: Tre bon, Decis 0,1 %. Hăng năm quét vôi vào gốc cây khoảng 60 – 70 cm tính từ mặt đất vào tháng 11 – 12 để phòng các loại sâu rất hiệu quả.
Ruồi đục quả: Dùng chất dẫn dụ sinh học Vizubon-D để bẫy ruồi đực, làm giảm khả năng sinh sản của ruồi cái. Treo bẫy khi bắt đầu xuất hiện ruồi đục quả từ tháng 5 – tháng 9 hằng năm. Sử dụng túi bao quả chuyên dụng để bọc quả cũng chống được ruồi đục quả đẻ trứng trên quả.
*  Bệnh hại: Bệnh đốm đen do nấm gây hại trên lá, đọt non và quả. Phun thuốc Zinep 0,2 % để phòng bệnh. Bệnh gỉ sắt gây hại nhiều ở mặt dưới của lá, Dùng thuốc Ridomim 68WG để phun phòng bệnh.
5. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch: Với các giống lê thu hoạch vào các thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 – cuối tháng 8. Thu hái nhẹ nhàng, không làm dập hoặc xây xát quả làm quả nhanh hỏng hoặc giảm giá trị mã quả. Quả sau khi hái cần để vào hộp xốp để dễ vận chuyển và không bị dập nát. Bảo quản quả ở nơi khô ráo thoáng mát./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Hồng Minh
Tiêu đề: QUY TRÌNH CANH TÁC TỔNG HỢP CÂY ĐÀO
Ngày xuất bản: ngày 27 tháng 04 năm 2022
Nội dung:
1. Chọn đất và thiết kế vườn trồng
Chọn đất trồng đào có độ cao địa hình trên 800 m so với mực nước biển. Tương ứng với độ lạnh 500 – 900 CU. Đặc điểm đất cần đạt các điều kiện: Tầng canh tác trên 70 cm, thoát nước, tránh những vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở. Thành phần dinh dưỡng đất từ trung bình trở lên.
Thiết kế vườn đào tùy thuộc vào địa hình và độ dốc để có thiết kế phù hợp: Nếu độ dốc ≤ 100, chia lô như đất bằng, trồng theo băng. Nếu độ dốc > 100 tạo bậc thang rộng 3- 5 m theo đường đồng mức. Thiết kế rãnh thu nước theo đường bậc thang và rãnh thoát chính vuông góc bậc thang để thu nước từ các rãnh trên đường bậc thang thoát nước xuống chân đồi.   Với những địa hình có độ dốc lớn (> 250), có thể trồng cây so le nhau giữa các băng (trồng nanh sấu).
2. Kỹ thuật thâm canh
Thời vụ trồng, đối với cây ăn quả ôn đới nói chung cây lê nói riêng thì trồng vào thời điểm cuối đông, đầu xuân hoặc đầu thu là thích hợp nhất: Cây có bầu: Có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là tháng 7 và tháng 8 hoặc tháng 12 và tháng 1 năm sau. Cây rễ trần: Thời điểm trồng tốt nhất là cuối đông, đầu xuân, xung quanh dịp tết âm lịch (vì khi đó cây đang trong giai đoạn ngủ nghỉ nên dễ sống). Lưu ý đối với cây rễ trần, trước khi đem trồng cần hồ rễ bằng cách nhúng toàn bộ rễ cây vào bùn loãng, đảm bảo tỷ lệ sống của cây tốt hơn.
Mật độ cây (1 ha): 500 cây/ha (Bổ sung thêm cây trồng dặm: 50 cây/ha). Khoảng cách trồng: hàng x hàng = 5 m; cây x cây = 4 m.


* Kỹ thuật trồng và chăm sóc: cần xử lý thực bì, phát quang cỏ dại, dọn dẹp vườn quang đãng, thông thoáng. Sau khi xử lý thực bì tiến hành xác định vị trí đào hố theo mật độ, khoảng cách đã định. Kích thước hố: dài x rộng x sâu = 60 x 60 x 50 cm. Nếu đất xấu có thể đào hố kích thước lớn hơn. Khi đào để riêng lớp đất màu phía trên. Đào xong, trộn đều lớp đất mặt đã để riêng với toàn bộ lượng phân bón lót, vôi sau đó lấp xuống hố. Phủ một lớp đất mỏng cho kín phân. Đào hố và bón lót trước trồng khoảng 20 – 25 ngày là tốt nhất.
*  Cách trồng: Cuốc 1 hốc vào giữa hố, độ sâu vừa phải để khi đặt bầu cây miệng túi bầu nằm ngang miệng hố (không để bầu cây quá thấp dưới miệng hố). Xé bỏ túi bầu, đặt cây ngay ngắn vào hốc, dùng tay vun đất và lèn chặt quanh gốc để cây đứng vững. Khi đặt và lèn gốc tránh làm vỡ bầu. Trồng xong dùng cọc cao khoảng 1 m cắm cạnh gốc và buộc cố định cây vào cọc để tránh cây bị gió làm lay gốc, rễ cây khó phát triển. Có thể xử dụng cỏ khô, rơm dạ để tủ gốc hoặc tưới giữ ẩm trong điều kiện có thể.
*  Phân bón (1 ha):  Thời kỳ KTCB ( 02 năm đầu): 10 tấn phân hữu cơ vi sinh + 300 kg đạm ure + 400 kg supe lân + 250 kg kaliclorua + 100 kg vôi bột. Thời kỳ KD (Từ năm thứ 3 trở đi): 20 tấn phân hữu cơ vi sinh + 500 kg đạm ure + 750 kg Supe lân + 350 kg kaliclorua + 300 kg vôi bột. Cách bón (cho cả thời kỳ KTB và KD): Bón lót: 100 % phân hữu cơ vi sinh + 100 % Supe lân + 100 % vôi bột. Bón lót khi đào hố trước trồng từ 20 – 25 ngày. Bón thúc và bón phục hồi.
Đào hoặc cuốc rãnh xung quanh gốc cây ở vị trí rìa tán, rãnh sâu 20 cm, rộng 15-20 cm. Hỗn hợp các loại phân theo tỷ lệ và bón vào rãnh, dùng đất tơi lấp kín phân trong rãnh. Trong điều kiện có thể sau khi bón tưới ẩm là tốt nhất.
*  Cắt tỉa cành, vít cành tạo tán: Cắt tỉa cành: Đối với cây trồng mới (năm thứ 2; 3): Khi cây phát triển được 70 cm, thì tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung. Khi cây phân cành, chọn 3 – 4 cành to khỏe đều về các hướng để lại, cắt tỉa các cành còn lại. Khi cây được 3 – 4 năm tuổi trở lên tiếp tục cắt tỉa, tạo tán. Kết hợp cắt tỉa và vít cành cấp 1, cấp 2 giữ ổn định tán cây theo hướng hình phễu. Có 2 thời điểm cắt tỉa: Cắt tỉa chồi xuân: Dùng kéo cắt cành cắt tỉa toàn bộ chồi xuân nằm ngoài khung tán, các chồi ở sát gốc dưới khung cành cấp 1, chỉ để lại 4 – 6 cành cấp 2, cấp 3, loại bỏ các cành vượt, cành tược, cành sâu bệnh. Cắt tỉa mùa đông: Sau khi thu hoạch quả, cắt cành cắt những cành đã mang quả, cành già, cành sâu bệnh, cành vượt, cành ngang mọc quá dài (bán kính quá 3 m, chiều cao trên 2,5 m).
Vít cành: Thời điểm vít cành là cuối tháng 10 đầu tháng 11, khi cây rụng lá hoàn toàn. Kỹ thuật vít cành (chọn cành, góc độ uốn, loại dây cố định cành vít…): Vít và cố định những cành cấp 1, cấp 3… làm khung chính của cây theo hướng hình phễu. Dùng dây thép hoặc dây gai chắc chắn buộc vào gần đầu cành, vít và cố định cành một góc 75 – 800 so với thân chính. Dùng miếng cao su hoặc nhựa mềm gót vị trí dây vít với cành để tránh dây thít chặt vào cành.
Kết hợp cắt tỉa cành với vít cành hằng năm để tạo tán cây cân đối đều các hướng. Giới hạn chiều cao cây khoảng 2,5 – 3 m để dễ chăm sóc, thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh. Cần tiến hành làm cỏ thường xuyên để vườn sạch cỏ dại, thông thoáng nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và cách ly môi trường sâu bệnh trú ngụ. Thường xuyên thăm vườn, bảo vệ vườn cây tránh giá súc, người phá hoại.


4. Phòng trừ sâu, bệnh
* Sâu hại: Rệp gây hại trên chồi non, quả ... làm lá quăn lại, bị muội hóng làm đen quả. Phòng trừ bằng thuốc: Sherpa, Suparcide 40 ND..... Sâu cắn lá, cuốn lá: Dùng Dipterec 0,1 %, Padan 0,1 %, phun lên lá. Sâu đục thân, cành: Là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành, thỉnh thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ bị rụng, bị nặng làm chết cả cây.
Cách phòng trừ: Dùng bông tẩm thuốc có tính xông hơi bịt vào miệng lỗ sâu đục. Có thể dùng xilanh tiêm trực tiếp thuốc vào lỗ sâu đục. Sử dụng thuốc: Tre bon, Decis 0,1 %. Hăng năm quét vôi vào gốc cây khoảng 60 – 70 cm tính từ mặt đất vào tháng 11 – 12 để phòng các loại sâu rất hiệu quả.
Ruồi đục quả: Dùng chất dẫn dụ sinh học Vizubon-D để bẫy ruồi đực, làm giảm khả năng sinh sản của ruồi cái. Treo bẫy khi bắt đầu xuất hiện ruồi đục quả từ tháng 5 – tháng 9 hằng năm. Sử dụng túi bao quả chuyên dụng để bọc quả cũng chống được ruồi đục quả đẻ trứng trên quả.
*  Bệnh hại: Bệnh đốm đen do nấm gây hại trên lá, đọt non và quả. Phun thuốc Zinep 0,2 % để phòng bệnh. Bệnh gỉ sắt gây hại nhiều ở mặt dưới của lá, Dùng thuốc Ridomim 68WG để phun phòng bệnh.
5. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch: Với các giống lê thu hoạch vào các thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 – cuối tháng 8. Thu hái nhẹ nhàng, không làm dập hoặc xây xát quả làm quả nhanh hỏng hoặc giảm giá trị mã quả. Quả sau khi hái cần để vào hộp xốp để dễ vận chuyển và không bị dập nát. Bảo quản quả ở nơi khô ráo thoáng mát./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây