HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Quy trình sử dụng chế phẩm compost maker xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh
Nội dung:
Những năm qua, Anh Sơn đã có định hướng hình thành các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, trong đó có khá nhiều mô hình điển hình như trồng rau củ quả vùng bãi bồi, cánh đồng mẫu lớn, chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học... Để đảm bảo an toàn trong sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Giới thiệu Quy trình sử dụng chế phẩm compost maker xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh để bà con áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
1. Nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Các nguyên liệu có thể sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là các phụ phẩm trong nông nghiệp, lâm nghiệp và ngành công nghiệp chế biến như rơm, rạ, vỏ lạc, vỏ trấu, mùn cưa,...;  Cây phân xanh, thân lá cây ngô, lạc, đậu tương, .....; Phân gia súc, gia cầm; Rác thải sinh hoạt hữu cơ; Nguyên liệu của các nhà máy chế biến nông sản: bã bùn mía, bã sắn, bã dứa,....

2. Quy trình sử dụng chế phẩm Compost Maker sản xuất phân bón HCVS từ phế phụ phẩm nông nghiệp
2.1. Đối với các phế thải chất hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp
Có nhiều nguồn tạo nên phế thải hữu cơ, nhưng chiếm tỷ trọng nhiều nhất là rác thải sinh hoạt của con người, phế thải từ nông nghiệp và phế liệu công nghiệp từ các nhà máy thực phẩm như: chế biến đồ hộp, rau quả, chế biến cà phê.  Phế thải chất hữu cơ sinh hoạt là những thành phần được loại bỏ từ các gia đình, khu cộng đồng dân cư hay các chợ, siêu thị,... và phế thải nông nghiệp gồm: rơm, rạ, cây phân xanh,...        
Chuẩn bị nguyên liệu: Phế thải có nguồn gốc từ sinh hoạt: được thu gom và phân loại trước khi đưa vào ủ. Chọn phế thải có nguồn gốc hữu cơ dễ phân huỷ, các phế thải khác như: túi nilon, cành cây,... phải được loại bỏ; Phế thải có nguồn gốc từ cây xanh: Các loại rác lá, rơm, rạ, ngô, lạc, cây phân xanh, chè, vải, các loại cỏ (trừ cỏ gấu, cỏ tranh)...các loại vỏ như vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc...; Phế thải có nguồn gốc từ động vật: Phân gia súc (trâu, bò, lợn, dê....), gia cầm (gà, vịt, ngan...); Chế phẩm sinh học Compost Maker; Nguyên liệu bổ sung: Đam, lân, kali, vôi bột, rỉ đường.... Nguyên vật liệu chính để ủ cho 1 tấn là phế thải chất hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp: rác, cây phân xanh, rơm, rạ, thân lá cây ngô, đậu, vỏ lạc,.... 700kg, phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà,...) 300kg. Nguyên liệu bổ sung gồm 2kg chế phẩm sinh học Compost Maker, 5-7 kg rỉ mật (hoặc mật mía), 2 kg Ure, 3 kg Kali, 5 kg Supe lân, 5 - 7 kg Vôi bột và 33 - 45 lít Nước sạch. Vật tư, dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao, bình tưới, nilon, bạt, bao tải.

Xử lý nguyên liệu: Nguyên liệu từ phế thải chất hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp được chặt nhỏ bằng dao, kích thước càng nhỏ càng tốt; Đối với rơm, rạ, rác lá khô nên chặt ngắn rồi tưới ẩm hoặc xử lý bằng nước vôi trước khi ủ từ 3 - 5 ngày; Đối với cây phân xanh, cây ngô, đậu các loại, bèo tây (bèo Nhật Bản), bèo cái,... thì nên chặt ngắn khoảng 1 gang tay và phải phơi héo trước khi ủ.
Hoà dung dịch Vi sinh vật: Trộn đều các thành phần gồm: Rỉ mật, men vi sinh vật, đạm urê, kali vào thùng chứa, trộn theo thứ tự sau: Cho rỉ mật, urê và kali vào nước, trộn sao cho tan hết lượng urê, kali và rỉ mật, sau đó cho chế phẩm vi sinh vật vào trộn đều tạo ra hỗn hợp vi sinh vật và dinh dưỡng trong thùng chứa để chuẩn bị tưới lên đống nguyên liệu.
Phối trộn nguyên liệu và dung dịch vi sinh vật: Đống nguyên liệu được dàn mỏng, rắc vôi bột và supe lân. Rồi dùng cuốc đảo để chúng trộn đều vào nhau. Tiếp đó tưới dịch vi sinh vật đã hoà ở trên vào đống nguyên liệu và đảo đều;  Cách tiến hành: Sẽ được thực hành trực tiếp; Chú ý: Ẩm độ nguyên liệu sau khi xử lý phải đạt từ 45 - 50%. Trong quá trình ủ không dẫm lên đống ủ, không để nước mưa ngấm vào.
Ủ đống: Vị trí ủ phải cao ráo, không bị ngập nước vào mùa mưa. Tốt nhất là vị trí có mái che để mưa không thấm vào. Các nguyên liệu trên sau khi đã phối trộn đều được chuyển vào vị trí ủ; Nguyên liệu sau khi xử lý, xới tơi, dùng cào, cuốc, xẻng trộn đều sau đó vun thành đống. Yêu cầu chiều cao đống ủ khoảng 1m, rộng khoảng 2m và chiều dài thích hợp. Sau đó sử dụng nilông, bao tải hoặc bạt che lên bề mặt đống ủ. Vào mùa đông, cần che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 400C - 500C.
Đảo trộn và bảo quản: Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40 - 500C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho vi sinh vật hoạt động cũng ít dần. Vì vậy, sau khoảng 18 - 20 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn đống ủ, nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước đến khi nguyên liệu đạt độ ẩm 45 - 50%. Sau đó ủ tiếp 10 - 15 ngày nữa quả trình ủ hoàn thành. Có thể sử dụng ngay cho sản xuất.
2.2. Đối với phế phụ phẩm nhà máy chế biến mía đường (bã, bùn mía)
          Trong công nghệ sản xuất mía đường, lượng phế thải ra sau quá trình chế biến là rất lớn bao gồm phần bã mía sau khi ép và phần bùn thải ra sau quá trình kết tinh đường. Lượng phế thải này có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật pháp triển, đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư xung quanh.
Phế thải được thu gom từ các nhà máy chế biến đường trên địa bàn bao gồm bã mía sau khi ép và bùn mía sau quá trình kết tinh đường. Phế thải có nguồn gốc từ động vật: Phân gia súc (trâu, bò, lợn, dê....), gia cầm (gà, vịt, ngan...). Chế phẩm sinh học Compost Maker. Nguyên liệu bổ sung: Đam, lân, kali, vôi bột, rỉ đường.... Thành phần nguyên liệu để ủ cho 1 tấn là 700-800kg phế thải nhà máy chế biến mía đường (bã bùn mía); 200-300kg phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà,...). Nguyên liệu bổ sung 2kg chế phẩm Compost Maker, 2-3kg rỉ mật (hoặc mật mía), 2kg Ure, 3kg Kali, 5kg Supe lân, 5-7kg vôi bột, 33-45 lít nước sạch. Vật tư, dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao, bình tưới, nilon, bạt, bao tải.
Xử lý nguyên liệu: Nguyên liệu sau khi mua về tiến hành sử lý bằng nước vôi trong hoặc vôi bột sau đó trộn đều với lân tiến hành vun đống ủ từ 5-7 ngày. Dùng 5-7kg vôi bột hoặc nuớc vôi trong tưới đều hoặc rắc đều lên nguyên liệu, đồng thời rắc đều 5kg supe lân sau đó trộn đều vun đống.
Hoà dung dịch Vi sinh vật: Trộn đều các thành phần trên vào thùng chứa, trộn theo thứ tự sau: Cho rỉ mật, urê và kali vào nước, trộn sao cho tan hết lượng urê, kali và rỉ mật, sau đó cho chế phẩm vi sinh vật vào trộn đều tạo ra hỗn hợp vi sinh vật và dinh dưỡng trong thùng chứa để chuẩn bị tưới lên đống nguyên liệu.
Phối trộn nguyên liệu và dung dịch vi sinh vật: Đống nguyên liệu được dàn mỏng, tưới đều dịch vi sinh vật đã hoà ở trên và đảo đều. (Ẩm độ nguyên liệu sau khi xử lý phải đạt từ 45-50%. Trong quá trình ủ không dẫm lên đống ủ, không để nước mưa ngấm vào).
Ủ đống: Vị trí ủ phải cao ráo, không bị ngập nước vào mùa mưa. Tốt nhất là vị trí có mái che để mưa không thấm vào. Các nguyên liệu trên sau khi đã phối trộn đều được chuyển vào vị trí ủ. Nguyên liệu sau khi xử lý, xới tơi, dùng cào, cuốc, xẻng trộn đều sau đó vun thành đống. Yêu cầu chiều cao đống ủ khoảng 1m, rộng khoảng 2m và chiều dài thích hợp. Sau đó sử dụng nilông, bao tải hoặc bạt che lên bề mặt đống ủ. Vào mùa đông, cần che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 400C-500C.
Đảo trộn và bảo quản: Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-500C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho vi sinh vật hoạt động cũng ít dần. Vì vậy, sau khoảng 18-20 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn đống ủ, nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước đến khi nguyên liệu đạt độ ẩm 45-50%. Sau đó ủ tiếp 10-15 ngày nữa quả trình ủ hoàn thành. Có thể sử dụng ngay cho sản xuất./.
Nguyễn Hữu Thìn



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Quy trình sử dụng chế phẩm compost maker xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 11 năm 2022
Nội dung:
Những năm qua, Anh Sơn đã có định hướng hình thành các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, trong đó có khá nhiều mô hình điển hình như trồng rau củ quả vùng bãi bồi, cánh đồng mẫu lớn, chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học... Để đảm bảo an toàn trong sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Giới thiệu Quy trình sử dụng chế phẩm compost maker xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh để bà con áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
1. Nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Các nguyên liệu có thể sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là các phụ phẩm trong nông nghiệp, lâm nghiệp và ngành công nghiệp chế biến như rơm, rạ, vỏ lạc, vỏ trấu, mùn cưa,...;  Cây phân xanh, thân lá cây ngô, lạc, đậu tương, .....; Phân gia súc, gia cầm; Rác thải sinh hoạt hữu cơ; Nguyên liệu của các nhà máy chế biến nông sản: bã bùn mía, bã sắn, bã dứa,....

2. Quy trình sử dụng chế phẩm Compost Maker sản xuất phân bón HCVS từ phế phụ phẩm nông nghiệp
2.1. Đối với các phế thải chất hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp
Có nhiều nguồn tạo nên phế thải hữu cơ, nhưng chiếm tỷ trọng nhiều nhất là rác thải sinh hoạt của con người, phế thải từ nông nghiệp và phế liệu công nghiệp từ các nhà máy thực phẩm như: chế biến đồ hộp, rau quả, chế biến cà phê.  Phế thải chất hữu cơ sinh hoạt là những thành phần được loại bỏ từ các gia đình, khu cộng đồng dân cư hay các chợ, siêu thị,... và phế thải nông nghiệp gồm: rơm, rạ, cây phân xanh,...        
Chuẩn bị nguyên liệu: Phế thải có nguồn gốc từ sinh hoạt: được thu gom và phân loại trước khi đưa vào ủ. Chọn phế thải có nguồn gốc hữu cơ dễ phân huỷ, các phế thải khác như: túi nilon, cành cây,... phải được loại bỏ; Phế thải có nguồn gốc từ cây xanh: Các loại rác lá, rơm, rạ, ngô, lạc, cây phân xanh, chè, vải, các loại cỏ (trừ cỏ gấu, cỏ tranh)...các loại vỏ như vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc...; Phế thải có nguồn gốc từ động vật: Phân gia súc (trâu, bò, lợn, dê....), gia cầm (gà, vịt, ngan...); Chế phẩm sinh học Compost Maker; Nguyên liệu bổ sung: Đam, lân, kali, vôi bột, rỉ đường.... Nguyên vật liệu chính để ủ cho 1 tấn là phế thải chất hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp: rác, cây phân xanh, rơm, rạ, thân lá cây ngô, đậu, vỏ lạc,.... 700kg, phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà,...) 300kg. Nguyên liệu bổ sung gồm 2kg chế phẩm sinh học Compost Maker, 5-7 kg rỉ mật (hoặc mật mía), 2 kg Ure, 3 kg Kali, 5 kg Supe lân, 5 - 7 kg Vôi bột và 33 - 45 lít Nước sạch. Vật tư, dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao, bình tưới, nilon, bạt, bao tải.

Xử lý nguyên liệu: Nguyên liệu từ phế thải chất hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp được chặt nhỏ bằng dao, kích thước càng nhỏ càng tốt; Đối với rơm, rạ, rác lá khô nên chặt ngắn rồi tưới ẩm hoặc xử lý bằng nước vôi trước khi ủ từ 3 - 5 ngày; Đối với cây phân xanh, cây ngô, đậu các loại, bèo tây (bèo Nhật Bản), bèo cái,... thì nên chặt ngắn khoảng 1 gang tay và phải phơi héo trước khi ủ.
Hoà dung dịch Vi sinh vật: Trộn đều các thành phần gồm: Rỉ mật, men vi sinh vật, đạm urê, kali vào thùng chứa, trộn theo thứ tự sau: Cho rỉ mật, urê và kali vào nước, trộn sao cho tan hết lượng urê, kali và rỉ mật, sau đó cho chế phẩm vi sinh vật vào trộn đều tạo ra hỗn hợp vi sinh vật và dinh dưỡng trong thùng chứa để chuẩn bị tưới lên đống nguyên liệu.
Phối trộn nguyên liệu và dung dịch vi sinh vật: Đống nguyên liệu được dàn mỏng, rắc vôi bột và supe lân. Rồi dùng cuốc đảo để chúng trộn đều vào nhau. Tiếp đó tưới dịch vi sinh vật đã hoà ở trên vào đống nguyên liệu và đảo đều;  Cách tiến hành: Sẽ được thực hành trực tiếp; Chú ý: Ẩm độ nguyên liệu sau khi xử lý phải đạt từ 45 - 50%. Trong quá trình ủ không dẫm lên đống ủ, không để nước mưa ngấm vào.
Ủ đống: Vị trí ủ phải cao ráo, không bị ngập nước vào mùa mưa. Tốt nhất là vị trí có mái che để mưa không thấm vào. Các nguyên liệu trên sau khi đã phối trộn đều được chuyển vào vị trí ủ; Nguyên liệu sau khi xử lý, xới tơi, dùng cào, cuốc, xẻng trộn đều sau đó vun thành đống. Yêu cầu chiều cao đống ủ khoảng 1m, rộng khoảng 2m và chiều dài thích hợp. Sau đó sử dụng nilông, bao tải hoặc bạt che lên bề mặt đống ủ. Vào mùa đông, cần che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 400C - 500C.
Đảo trộn và bảo quản: Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40 - 500C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho vi sinh vật hoạt động cũng ít dần. Vì vậy, sau khoảng 18 - 20 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn đống ủ, nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước đến khi nguyên liệu đạt độ ẩm 45 - 50%. Sau đó ủ tiếp 10 - 15 ngày nữa quả trình ủ hoàn thành. Có thể sử dụng ngay cho sản xuất.
2.2. Đối với phế phụ phẩm nhà máy chế biến mía đường (bã, bùn mía)
          Trong công nghệ sản xuất mía đường, lượng phế thải ra sau quá trình chế biến là rất lớn bao gồm phần bã mía sau khi ép và phần bùn thải ra sau quá trình kết tinh đường. Lượng phế thải này có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật pháp triển, đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư xung quanh.
Phế thải được thu gom từ các nhà máy chế biến đường trên địa bàn bao gồm bã mía sau khi ép và bùn mía sau quá trình kết tinh đường. Phế thải có nguồn gốc từ động vật: Phân gia súc (trâu, bò, lợn, dê....), gia cầm (gà, vịt, ngan...). Chế phẩm sinh học Compost Maker. Nguyên liệu bổ sung: Đam, lân, kali, vôi bột, rỉ đường.... Thành phần nguyên liệu để ủ cho 1 tấn là 700-800kg phế thải nhà máy chế biến mía đường (bã bùn mía); 200-300kg phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà,...). Nguyên liệu bổ sung 2kg chế phẩm Compost Maker, 2-3kg rỉ mật (hoặc mật mía), 2kg Ure, 3kg Kali, 5kg Supe lân, 5-7kg vôi bột, 33-45 lít nước sạch. Vật tư, dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao, bình tưới, nilon, bạt, bao tải.
Xử lý nguyên liệu: Nguyên liệu sau khi mua về tiến hành sử lý bằng nước vôi trong hoặc vôi bột sau đó trộn đều với lân tiến hành vun đống ủ từ 5-7 ngày. Dùng 5-7kg vôi bột hoặc nuớc vôi trong tưới đều hoặc rắc đều lên nguyên liệu, đồng thời rắc đều 5kg supe lân sau đó trộn đều vun đống.
Hoà dung dịch Vi sinh vật: Trộn đều các thành phần trên vào thùng chứa, trộn theo thứ tự sau: Cho rỉ mật, urê và kali vào nước, trộn sao cho tan hết lượng urê, kali và rỉ mật, sau đó cho chế phẩm vi sinh vật vào trộn đều tạo ra hỗn hợp vi sinh vật và dinh dưỡng trong thùng chứa để chuẩn bị tưới lên đống nguyên liệu.
Phối trộn nguyên liệu và dung dịch vi sinh vật: Đống nguyên liệu được dàn mỏng, tưới đều dịch vi sinh vật đã hoà ở trên và đảo đều. (Ẩm độ nguyên liệu sau khi xử lý phải đạt từ 45-50%. Trong quá trình ủ không dẫm lên đống ủ, không để nước mưa ngấm vào).
Ủ đống: Vị trí ủ phải cao ráo, không bị ngập nước vào mùa mưa. Tốt nhất là vị trí có mái che để mưa không thấm vào. Các nguyên liệu trên sau khi đã phối trộn đều được chuyển vào vị trí ủ. Nguyên liệu sau khi xử lý, xới tơi, dùng cào, cuốc, xẻng trộn đều sau đó vun thành đống. Yêu cầu chiều cao đống ủ khoảng 1m, rộng khoảng 2m và chiều dài thích hợp. Sau đó sử dụng nilông, bao tải hoặc bạt che lên bề mặt đống ủ. Vào mùa đông, cần che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 400C-500C.
Đảo trộn và bảo quản: Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-500C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho vi sinh vật hoạt động cũng ít dần. Vì vậy, sau khoảng 18-20 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn đống ủ, nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước đến khi nguyên liệu đạt độ ẩm 45-50%. Sau đó ủ tiếp 10-15 ngày nữa quả trình ủ hoàn thành. Có thể sử dụng ngay cho sản xuất./.
Nguyễn Hữu Thìn



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây