HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Thị xã Thái Hoà đạt nhiều kết quả trong hoạt động KH&CN năm 2021, kế hoạch năm 2022
Nội dung:
Thị xã Thái Hoà cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động KH&CN năm 2021, thực hiện đảm bảo thời hạn theo hợp đồng và theo chỉ đạo của sở trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp. Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu, định hướng phát triển KHCN theo tinh thần của Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 14/12/2016, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Thái Hòa lần thứ III, UBND thị xã Thái Hoà đã ban hành kế hoạch 70/KH-UBND ngày 20/4/2021 của UBND thị xã về thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn thị xã Thái Hoà giai đoạn 2021-2025 qua đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả giai đoạn 2021-2025.
Hoạt động tư vấn của hội đồng KH&CN và tổ chức các hội thảo khoa học được chú trọng thực hiện. Về hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN, chú trọng tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoa học công nghệ: Trong năm 2021 đã tổ chức 05 đợt tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về KH&CN, trong đó có 04 cuộc phối hợp, 01 cuộc tự tổ chức; Ban hành các văn bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; Phối hợp với Sở quản lý các đề tài, dự án đang triển khai trên địa bàn:  Phối hợp Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh quản lý và thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình chăn nuôi bò đực sữa hướng thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, dự án triển khai thực hiện từ tháng 9/2021; số lượng 100 con, hiện bê đang trong giai đoạn úm tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm và Ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa và Hợp tác xã Nông Nghiệp Phủ Quỳ trước khi bàn giao cho các hộ dân.
Hoạt động về thanh, kiểm tra về TĐC, phối hợp đoàn thanh tra kiểm tra của Chi cục TC-ĐL-CL kiểm tra công tác TC-ĐL-CL tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử trên địa bàn thị xã; phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành thị xã kiểm tra về đo lường chất lượng hàng hóa tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dịp trước, trong và sau tết Tân Sửu 2021. Phối hợp tổ chức 02 cuộc kiểm tra liên ngành về TC-ĐL-CL các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn thị xã trong dịp tết Nguyên đán.
Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất và đời sống triển khai hiệu quả. Đã tiếp tục theo dõi, duy trì nhân rộng các dự án, mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước: Đánh giá kết quả mô hình KHCN “Trồng nấm linh chi trên gỗ khúc tại thị xã Thái Hoà” triển khai từ tháng 10/2020, thu hoạch vào tháng 5/2021. Kết quả nấm sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 90%; đợt 1 thu hái sản lượng đạt 110 kg nấm tươi, chế biến được 44 kg nấm khô thành phẩm, đợt 2 thu được 50kg nấm tươi; giá bán hiện nay dao động từ 600.000 -800.000 đồng/kg nấm khô. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nấm linh chi gặp khó khăn do không có đơn vị bao tiêu sản phẩm, đơn vị chưa có kế hoạch tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Duy trì và nhân rộng mô hình: “Xây dựng nhãn hiệu tập thể Mật ong Tây Hiếu” tại HTX nuôi ong mật Tây Hiếu: HTX tiếp tục kết nạp thêm thành viên và đang triển khai cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. UBND thị xã hiện đang hỗ trợ chuyên gia tư vấn tham gia dự thi sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho mật ong Tây hiếu với các nội dung như: thiết kế cải tiến bao bì, tem, nhãn mác, tiêu chuẩn ATTP cho sản phẩm; kinh phí khoảng 20 triệu đồng.  Duy trì mô hình “Du lịch sinh thái gắn với phát triển trang tại trên địa bàn thị xã Thái Hoà”, mô hình đã triển khai thực hiện vào cuối tháng 11/2021; trung bình đón 400-500 lượt khách/ngày đến các điểm tham quan.
Xây dựng các dự án, mô hình bằng nguồn kinh phí Sự nghiệp KHCN tỉnh năm 2021: Mô hình “Trồng cà gai leo trên địa bàn thị xã Thái Hoà” triển khai bước đầu cơ bản sinh trưởng tốt, tuy nhiên do gặp thiên tai bão số 6, mưa lớn, ngập lụt kéo dài và một số nguyên nhân khác, cây cà gai leo bị ngập úng dài ngày, đất ướt nén chặt làm bộ rễ cà gai leo kém phát triển, gây thối và vàng lá khiến cho phần lớn diện tích cây chết và số còn lại còi cọc, giảm khả năng sinh trưởng. Bên cạnh đó mô hình trồng cây cà gai leo trên địa bàn thị xã Thái Hoà là một lĩnh vực mới nên HTX chưa có kinh nghiệm trong kỹ thuật chuyên môn dẫn đến chưa kịp thời trong khâu chăm sóc cây phục hồi sau ngập úng, do hạn chế trong việc đi lại trong tình hình dịch bệnh Covid-19 nên nội dung tổ chức học tập kinh nghiệm và liên hệ chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật đơn vị chưa thực hiện kịp thời. Tỷ lệ sống trung bình chỉ đạt 26,1%, cây cà gai leo sinh trưởng rất kém không có khả năng phục hồi để cho năng suất, mô hình không đem lại hiệu quả, không có khả năng để tiếp tục duy trì đảm bảo kết quả theo phê duyệt.
Thị xã Thái Hoà đã rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc tổ chức xây dựng và chăm sóc, theo dõi mô hình, đồng thời nhận thấy cây cà gai leo cần được trồng ở địa hình cao tương đối, tuân thủ kỹ thuật trồng và chăm sóc trong suốt mùa vụ, cần chú trọng công tác xới xáo đất, thoát nước kịp thời tránh ngập úng trong mùa mưa bão, trồng đúng thời vụ từ tháng 1-3 để đảm bảo đến thời điểm mưa bão trong năm cây đã sinh trưởng khoẻ mạnh. Trong thời gian tới định hướng không tiếp tục phát triển cây cà leo và chuyển đổi cơ cấu sang cây trồng khác phù hợp hơn.
Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ có tính chất KH&CN từ các nguồn kinh phí khác: Nhân rộng mô hình trồng thử nghiệm giống cây mắc ca tại xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Tiến Phối hợp với Viện sinh học nông nghiệp - học viện nông nghiệp Việt Nam triển khai xây dựng mô hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trồng và thu mua sản phẩm khoai tây. Triển khai Mô hình nuôi dê thương phẩm, triển khai Mô hình Trồng Măng Tây Xanh F1. Hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm (gồm: Mật ong Tây Hiếu, Hương Thuý Liễu, dưa lưới Nông Thịnh, dược liệu Phủ Quỳ). Tư vấn thực hiện chính sách hỗ trợ một số đơn vị thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thiết kế logo, nhãn hiệu, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm hàng hoá như: Công ty TNHH Phúc Hoà, HTX Nông nghiệp xanh, HTX Dược liệu Phủ Quỳ,.... Công tác truyền thông KH&CN được chú trọng thực hiện, tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và tham gia các hội nghị, hội thảo về KHCN cấp tỉnh tổ chức.

Trong năm 2022, huyện sẽ tổ chức 02 hội thảo Khoa học. Tổ chức họp Hội đồng Xác định danh mục nhiệm vụ KH&CN bằng các nguồn kinh phí khác nhau đưa vào thực hiện năm 2023. Công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn sẽ chú trọng hoạt động tuyên truyền phổ biến các cơ chế chính sách, quy định quản lý về KH&CN: Đẩy mạnh tuyên truyền các cơ chế chính sách quy định quản lý về KH&CN của TW và tỉnh Nghệ An, phổ biến thêm cho các đối tượng sản xuất sản phẩm OCOP về tem nhãn, logo, sở hữu trí tuệ... Ban hành các văn bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;
Phối hợp với Sở quản lý các đề tài, dự án đang triển khai trên địa bàn: Tiếp tục phối hợp theo dõi, quản lý dự án ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình chăn nuôi bò đực sữa hướng thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An được phê duyệt thực hiện tại quyết đinh số 1049/QĐ-UBND ngày 07/5/2020 của UBND tỉnh Nghệ An.
Về hoạt động thanh, kiểm tra về TC-ĐL-CL, tổ chức 01 cuộc kiểm tra, thanh tra về TC-ĐL-CL các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn thị xã trong dịp tết Nguyên đán và 01 cuộc thanh tra diện rộng về TC-ĐL-CL các cơ sở kinh doanh khí hoá lỏng trên địa bàn thị xã; Phối hợp với Sở KH&CN Nghệ An và các Sở, ban ngành tham gia kiểm tra, thanh tra, quản lý hoạt động TC-ĐL-CL hàng hóa, Sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực có liên quan trên địa bàn thị xã.
Hoạt động QLNN về Sở hữu trí tuệ; An toàn bức xạ: Tiếp tục hỗ trợ kết nối một số đơn vị trên địa bàn thị xã thực hiện chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thiết kế logo, nhãn hiệu, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm hàng hoá; Tiếp tục duy trì và phát triển các nhãn hiệu tập thể đã được xác lập như mật ong Tây Hiếu, bưởi Hồng Quang Tiến,...
          Hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất tại địa phương: Tiếp tục theo dõi, duy trì, nhân rộng các mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước gồm, duy trì và nhân rộng dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Bưởi hồng Quang Tiến”, tại HTX nông nghiệp sạch Bưởi hồng Quang Tiến, thực hiện trong mùa vụ bưởi năm 2022; Duy trì và nhân rộng mô hình “Du lịch sinh thái gắn với phát triển trang tại trên địa bàn thị xã Thái Hoà”, kinh phí 300 triệu đồng từ nguồn của các hộ trang trại; mô hình dự kiến được thực hiện vào tháng 9-12/2022 tại 3 điểm trang trại gồm đồi hoa xuân tại xã Đông Hiếu quy mô 4ha và 2 vườn rau quả trồng trong nhà màng tại xã Nghĩa Thuận quy mô 1ha và 2000m2. Triển khai mô hình ứng dụng KH&CN năm 2022: Mô hình nuôi và khai thác mật ong nội Apis cerana trên thùng kế tại thị xã Thái Hoà, quy mô 70 đàn và thực hiện các nhiệm vụ có tính chất KH&CN từ các nguồn kinh phí khác như, theo dõi mô hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trồng và thu mua sản phẩm khoai tây, quy mô 12ha, hỗ trợ 50% giống và vật tư phân bón từ nguồn khuyến nông tỉnh tại thị xã Thái Hoà; Theo dõi mô hình nuôi dê thương phẩm; Theo dõi mô hình Trồng Măng Tây Xanh F1, quy mô 01 hộ, diện tích 1,2ha, số lượng 24 nghìn cây tại xã Tây Hiếu, hỗ trợ 50% kinh phí giống, vật tư, phân bón từ nguồn ngân sách tỉnh theo chính sách QĐ 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Nghệ An; Nhân rộng xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm trên địa bàn thị xã. Nội dung hỗ trợ: thiết kế cải tiến bao bì, tem, nhãn mác, tiêu chuẩn ATTP cho các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quy định sản phẩm hàng hoá của Nhà nước và tham gia dự thi OCOP đạt từ 3 sao trở lên.  Thực hiện xây dựng đề án xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh; Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ nguồn ngân sách thị xã.Bên cạnh đó, hoạt động truyển thông KH&CN và các hoạt động nghiệp vụ khác cũng sẽ được thị xã chú trọng ưu tiên, triển khai có hiệu quả.
Thời gian tới, thị xã mong muốn các sở, ban ngành cấp tỉnh hỗ trợ địa phương chuyển giao các quy trình kỹ thuật, phổ biến cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ địa phương và người dân theo nhiều hình thức khác nhau để cán bộ và người dân có thể triển khai được trong thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho địa phương trong việc trao đổi, hợp tác với các địa phương khác trong cả nước trong vấn đề nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, liên kết với các trường Đại học, các viện nghiên cứu trong nước. Tăng cường hơn nữa các nguồn chi cho ứng dụng tiến bộ KH&CN vào đời sống sản xuất. Tập trung hỗ trợ mô hình gắn với việc xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người dân từ khâu sản xuất, đến khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và ra đến thị trường tiêu thụ.



NHUẬN BÚT


Tác giả: Nguyễn Thứ Trung
Tiêu đề: Thị xã Thái Hoà đạt nhiều kết quả trong hoạt động KH&CN năm 2021, kế hoạch năm 2022
Ngày xuất bản: ngày 29 tháng 03 năm 2022
Nội dung:
Thị xã Thái Hoà cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động KH&CN năm 2021, thực hiện đảm bảo thời hạn theo hợp đồng và theo chỉ đạo của sở trong tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp. Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu, định hướng phát triển KHCN theo tinh thần của Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 14/12/2016, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Thái Hòa lần thứ III, UBND thị xã Thái Hoà đã ban hành kế hoạch 70/KH-UBND ngày 20/4/2021 của UBND thị xã về thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn thị xã Thái Hoà giai đoạn 2021-2025 qua đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả giai đoạn 2021-2025.
Hoạt động tư vấn của hội đồng KH&CN và tổ chức các hội thảo khoa học được chú trọng thực hiện. Về hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN, chú trọng tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoa học công nghệ: Trong năm 2021 đã tổ chức 05 đợt tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về KH&CN, trong đó có 04 cuộc phối hợp, 01 cuộc tự tổ chức; Ban hành các văn bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; Phối hợp với Sở quản lý các đề tài, dự án đang triển khai trên địa bàn:  Phối hợp Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh quản lý và thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình chăn nuôi bò đực sữa hướng thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, dự án triển khai thực hiện từ tháng 9/2021; số lượng 100 con, hiện bê đang trong giai đoạn úm tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm và Ươm tạo công nghệ cao Thái Hòa và Hợp tác xã Nông Nghiệp Phủ Quỳ trước khi bàn giao cho các hộ dân.
Hoạt động về thanh, kiểm tra về TĐC, phối hợp đoàn thanh tra kiểm tra của Chi cục TC-ĐL-CL kiểm tra công tác TC-ĐL-CL tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử trên địa bàn thị xã; phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành thị xã kiểm tra về đo lường chất lượng hàng hóa tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dịp trước, trong và sau tết Tân Sửu 2021. Phối hợp tổ chức 02 cuộc kiểm tra liên ngành về TC-ĐL-CL các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn thị xã trong dịp tết Nguyên đán.
Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất và đời sống triển khai hiệu quả. Đã tiếp tục theo dõi, duy trì nhân rộng các dự án, mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước: Đánh giá kết quả mô hình KHCN “Trồng nấm linh chi trên gỗ khúc tại thị xã Thái Hoà” triển khai từ tháng 10/2020, thu hoạch vào tháng 5/2021. Kết quả nấm sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 90%; đợt 1 thu hái sản lượng đạt 110 kg nấm tươi, chế biến được 44 kg nấm khô thành phẩm, đợt 2 thu được 50kg nấm tươi; giá bán hiện nay dao động từ 600.000 -800.000 đồng/kg nấm khô. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nấm linh chi gặp khó khăn do không có đơn vị bao tiêu sản phẩm, đơn vị chưa có kế hoạch tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Duy trì và nhân rộng mô hình: “Xây dựng nhãn hiệu tập thể Mật ong Tây Hiếu” tại HTX nuôi ong mật Tây Hiếu: HTX tiếp tục kết nạp thêm thành viên và đang triển khai cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. UBND thị xã hiện đang hỗ trợ chuyên gia tư vấn tham gia dự thi sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho mật ong Tây hiếu với các nội dung như: thiết kế cải tiến bao bì, tem, nhãn mác, tiêu chuẩn ATTP cho sản phẩm; kinh phí khoảng 20 triệu đồng.  Duy trì mô hình “Du lịch sinh thái gắn với phát triển trang tại trên địa bàn thị xã Thái Hoà”, mô hình đã triển khai thực hiện vào cuối tháng 11/2021; trung bình đón 400-500 lượt khách/ngày đến các điểm tham quan.
Xây dựng các dự án, mô hình bằng nguồn kinh phí Sự nghiệp KHCN tỉnh năm 2021: Mô hình “Trồng cà gai leo trên địa bàn thị xã Thái Hoà” triển khai bước đầu cơ bản sinh trưởng tốt, tuy nhiên do gặp thiên tai bão số 6, mưa lớn, ngập lụt kéo dài và một số nguyên nhân khác, cây cà gai leo bị ngập úng dài ngày, đất ướt nén chặt làm bộ rễ cà gai leo kém phát triển, gây thối và vàng lá khiến cho phần lớn diện tích cây chết và số còn lại còi cọc, giảm khả năng sinh trưởng. Bên cạnh đó mô hình trồng cây cà gai leo trên địa bàn thị xã Thái Hoà là một lĩnh vực mới nên HTX chưa có kinh nghiệm trong kỹ thuật chuyên môn dẫn đến chưa kịp thời trong khâu chăm sóc cây phục hồi sau ngập úng, do hạn chế trong việc đi lại trong tình hình dịch bệnh Covid-19 nên nội dung tổ chức học tập kinh nghiệm và liên hệ chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật đơn vị chưa thực hiện kịp thời. Tỷ lệ sống trung bình chỉ đạt 26,1%, cây cà gai leo sinh trưởng rất kém không có khả năng phục hồi để cho năng suất, mô hình không đem lại hiệu quả, không có khả năng để tiếp tục duy trì đảm bảo kết quả theo phê duyệt.
Thị xã Thái Hoà đã rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc tổ chức xây dựng và chăm sóc, theo dõi mô hình, đồng thời nhận thấy cây cà gai leo cần được trồng ở địa hình cao tương đối, tuân thủ kỹ thuật trồng và chăm sóc trong suốt mùa vụ, cần chú trọng công tác xới xáo đất, thoát nước kịp thời tránh ngập úng trong mùa mưa bão, trồng đúng thời vụ từ tháng 1-3 để đảm bảo đến thời điểm mưa bão trong năm cây đã sinh trưởng khoẻ mạnh. Trong thời gian tới định hướng không tiếp tục phát triển cây cà leo và chuyển đổi cơ cấu sang cây trồng khác phù hợp hơn.
Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ có tính chất KH&CN từ các nguồn kinh phí khác: Nhân rộng mô hình trồng thử nghiệm giống cây mắc ca tại xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Tiến Phối hợp với Viện sinh học nông nghiệp - học viện nông nghiệp Việt Nam triển khai xây dựng mô hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trồng và thu mua sản phẩm khoai tây. Triển khai Mô hình nuôi dê thương phẩm, triển khai Mô hình Trồng Măng Tây Xanh F1. Hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm (gồm: Mật ong Tây Hiếu, Hương Thuý Liễu, dưa lưới Nông Thịnh, dược liệu Phủ Quỳ). Tư vấn thực hiện chính sách hỗ trợ một số đơn vị thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thiết kế logo, nhãn hiệu, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm hàng hoá như: Công ty TNHH Phúc Hoà, HTX Nông nghiệp xanh, HTX Dược liệu Phủ Quỳ,.... Công tác truyền thông KH&CN được chú trọng thực hiện, tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và tham gia các hội nghị, hội thảo về KHCN cấp tỉnh tổ chức.

Trong năm 2022, huyện sẽ tổ chức 02 hội thảo Khoa học. Tổ chức họp Hội đồng Xác định danh mục nhiệm vụ KH&CN bằng các nguồn kinh phí khác nhau đưa vào thực hiện năm 2023. Công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn sẽ chú trọng hoạt động tuyên truyền phổ biến các cơ chế chính sách, quy định quản lý về KH&CN: Đẩy mạnh tuyên truyền các cơ chế chính sách quy định quản lý về KH&CN của TW và tỉnh Nghệ An, phổ biến thêm cho các đối tượng sản xuất sản phẩm OCOP về tem nhãn, logo, sở hữu trí tuệ... Ban hành các văn bản phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;
Phối hợp với Sở quản lý các đề tài, dự án đang triển khai trên địa bàn: Tiếp tục phối hợp theo dõi, quản lý dự án ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình chăn nuôi bò đực sữa hướng thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An được phê duyệt thực hiện tại quyết đinh số 1049/QĐ-UBND ngày 07/5/2020 của UBND tỉnh Nghệ An.
Về hoạt động thanh, kiểm tra về TC-ĐL-CL, tổ chức 01 cuộc kiểm tra, thanh tra về TC-ĐL-CL các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn thị xã trong dịp tết Nguyên đán và 01 cuộc thanh tra diện rộng về TC-ĐL-CL các cơ sở kinh doanh khí hoá lỏng trên địa bàn thị xã; Phối hợp với Sở KH&CN Nghệ An và các Sở, ban ngành tham gia kiểm tra, thanh tra, quản lý hoạt động TC-ĐL-CL hàng hóa, Sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực có liên quan trên địa bàn thị xã.
Hoạt động QLNN về Sở hữu trí tuệ; An toàn bức xạ: Tiếp tục hỗ trợ kết nối một số đơn vị trên địa bàn thị xã thực hiện chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thiết kế logo, nhãn hiệu, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm hàng hoá; Tiếp tục duy trì và phát triển các nhãn hiệu tập thể đã được xác lập như mật ong Tây Hiếu, bưởi Hồng Quang Tiến,...
          Hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất tại địa phương: Tiếp tục theo dõi, duy trì, nhân rộng các mô hình đã triển khai có hiệu quả các năm trước gồm, duy trì và nhân rộng dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Bưởi hồng Quang Tiến”, tại HTX nông nghiệp sạch Bưởi hồng Quang Tiến, thực hiện trong mùa vụ bưởi năm 2022; Duy trì và nhân rộng mô hình “Du lịch sinh thái gắn với phát triển trang tại trên địa bàn thị xã Thái Hoà”, kinh phí 300 triệu đồng từ nguồn của các hộ trang trại; mô hình dự kiến được thực hiện vào tháng 9-12/2022 tại 3 điểm trang trại gồm đồi hoa xuân tại xã Đông Hiếu quy mô 4ha và 2 vườn rau quả trồng trong nhà màng tại xã Nghĩa Thuận quy mô 1ha và 2000m2. Triển khai mô hình ứng dụng KH&CN năm 2022: Mô hình nuôi và khai thác mật ong nội Apis cerana trên thùng kế tại thị xã Thái Hoà, quy mô 70 đàn và thực hiện các nhiệm vụ có tính chất KH&CN từ các nguồn kinh phí khác như, theo dõi mô hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trồng và thu mua sản phẩm khoai tây, quy mô 12ha, hỗ trợ 50% giống và vật tư phân bón từ nguồn khuyến nông tỉnh tại thị xã Thái Hoà; Theo dõi mô hình nuôi dê thương phẩm; Theo dõi mô hình Trồng Măng Tây Xanh F1, quy mô 01 hộ, diện tích 1,2ha, số lượng 24 nghìn cây tại xã Tây Hiếu, hỗ trợ 50% kinh phí giống, vật tư, phân bón từ nguồn ngân sách tỉnh theo chính sách QĐ 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Nghệ An; Nhân rộng xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm trên địa bàn thị xã. Nội dung hỗ trợ: thiết kế cải tiến bao bì, tem, nhãn mác, tiêu chuẩn ATTP cho các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quy định sản phẩm hàng hoá của Nhà nước và tham gia dự thi OCOP đạt từ 3 sao trở lên.  Thực hiện xây dựng đề án xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh; Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ nguồn ngân sách thị xã.Bên cạnh đó, hoạt động truyển thông KH&CN và các hoạt động nghiệp vụ khác cũng sẽ được thị xã chú trọng ưu tiên, triển khai có hiệu quả.
Thời gian tới, thị xã mong muốn các sở, ban ngành cấp tỉnh hỗ trợ địa phương chuyển giao các quy trình kỹ thuật, phổ biến cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ địa phương và người dân theo nhiều hình thức khác nhau để cán bộ và người dân có thể triển khai được trong thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho địa phương trong việc trao đổi, hợp tác với các địa phương khác trong cả nước trong vấn đề nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, liên kết với các trường Đại học, các viện nghiên cứu trong nước. Tăng cường hơn nữa các nguồn chi cho ứng dụng tiến bộ KH&CN vào đời sống sản xuất. Tập trung hỗ trợ mô hình gắn với việc xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người dân từ khâu sản xuất, đến khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và ra đến thị trường tiêu thụ.



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây