HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt
Nội dung:
Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đoàn các cấp, hướng đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, ngày 22/03/2022, Đoàn thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đoàn thanh niên Bộ Công Thương cùng tổ chức Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.

Câu chuyện nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam trong đó có vai trò của truy xuất nguồn gốc thời gian gần đây được nhắc đến nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường, người tiêu dùng, cơ quan quản lý trong và ngoài nước ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, an toàn, sự minh bạch của sản phẩm hàng hóa. Việc áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là chìa khoá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay.

Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt” với mục tiêu: Phổ biến, nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên, Hợp tác xã, doanh nghiệp trẻ về vai trò của truy xuất nguồn gốc nâng cao giá trị và định vị thương hiệu sản phẩm nông sản; Ứng dụng nền tảng số trong quản lý lưu thông, tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài; Hướng đến thống nhất áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
 

Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.

Với sự tham gia của diễn giả là các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp, những thông tin hữu ích mà hội thảo mang tới sẽ giúp nhà quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, phân phối và người tiêu dùng hiểu sâu hơn quy định, hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản phân phối trong nước và xuất khẩu, qua đó, chủ động ứng dụng công nghệ để tiến thêm một bước trong việc thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của sản phẩm nông sản Việt Nam.

Hội thảo còn là diễn đàn mở để các doanh nghiệp chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý các hệ thống truy xuất nguồn gốc có khả năng liên thông với nhau, việc áp dụng công cụ để số hóa chuỗi giá trị nông sản và sử dụng các ưu thế về truy xuất nguồn gốc để xúc tiến thương mại với các thị trường trong và ngoài nước.

Bên lề hội thảo còn diễn ra triển lãm số về các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Việt Nam trên nền tảng Techfest24/7.

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) do Bộ KH&CN chủ trì triển khai. Qua 3 năm, Bộ KH&CN đã xây dựng hơn 20 tiêu chuẩn về TXNG và sắp đưa vào vận hành “Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia” trong năm 2022. Đây sẽ là “đám mây ẩn” cho phép các nhà cung cấp giải pháp TXNG và các bên tham gia trong chuỗi cung ứng cùng cơ quan quản lý kết nối và chia sẻ thông tin.

Đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động này.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, thực hiện Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai cấp mã số vùng trồng và giám sát vùng trồng, hỗ trợ các cơ sở sản xuất ứng dụng các hệ thống TXNG thông qua mã QR và kiểm tra, truy xuất nguồn gốc với sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm đúng quy định.

Trong lĩnh vực công - thương mại, năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ đề xuất danh mục nhóm sản phẩm, hàng hóa bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc; liên kết các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa của mình với Cổng thông tin TXNG quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng TXNG trong xúc tiến thương mại.
Tuấn Anh (TH)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt
Ngày xuất bản: ngày 17 tháng 03 năm 2022
Nội dung:
Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đoàn các cấp, hướng đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, ngày 22/03/2022, Đoàn thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đoàn thanh niên Bộ Công Thương cùng tổ chức Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.

Câu chuyện nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam trong đó có vai trò của truy xuất nguồn gốc thời gian gần đây được nhắc đến nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường, người tiêu dùng, cơ quan quản lý trong và ngoài nước ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, an toàn, sự minh bạch của sản phẩm hàng hóa. Việc áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là chìa khoá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay.

Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt” với mục tiêu: Phổ biến, nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên, Hợp tác xã, doanh nghiệp trẻ về vai trò của truy xuất nguồn gốc nâng cao giá trị và định vị thương hiệu sản phẩm nông sản; Ứng dụng nền tảng số trong quản lý lưu thông, tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài; Hướng đến thống nhất áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
 

Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.

Với sự tham gia của diễn giả là các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp, những thông tin hữu ích mà hội thảo mang tới sẽ giúp nhà quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, phân phối và người tiêu dùng hiểu sâu hơn quy định, hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản phân phối trong nước và xuất khẩu, qua đó, chủ động ứng dụng công nghệ để tiến thêm một bước trong việc thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của sản phẩm nông sản Việt Nam.

Hội thảo còn là diễn đàn mở để các doanh nghiệp chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý các hệ thống truy xuất nguồn gốc có khả năng liên thông với nhau, việc áp dụng công cụ để số hóa chuỗi giá trị nông sản và sử dụng các ưu thế về truy xuất nguồn gốc để xúc tiến thương mại với các thị trường trong và ngoài nước.

Bên lề hội thảo còn diễn ra triển lãm số về các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Việt Nam trên nền tảng Techfest24/7.

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) do Bộ KH&CN chủ trì triển khai. Qua 3 năm, Bộ KH&CN đã xây dựng hơn 20 tiêu chuẩn về TXNG và sắp đưa vào vận hành “Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia” trong năm 2022. Đây sẽ là “đám mây ẩn” cho phép các nhà cung cấp giải pháp TXNG và các bên tham gia trong chuỗi cung ứng cùng cơ quan quản lý kết nối và chia sẻ thông tin.

Đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động này.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, thực hiện Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai cấp mã số vùng trồng và giám sát vùng trồng, hỗ trợ các cơ sở sản xuất ứng dụng các hệ thống TXNG thông qua mã QR và kiểm tra, truy xuất nguồn gốc với sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm đúng quy định.

Trong lĩnh vực công - thương mại, năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ đề xuất danh mục nhóm sản phẩm, hàng hóa bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc; liên kết các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa của mình với Cổng thông tin TXNG quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng TXNG trong xúc tiến thương mại.
Tuấn Anh (TH)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây