HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ứng dụng công nghệ để minh bạch nguồn gốc nông sản
Nội dung:

Chủ động ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc nông sản ngoài việc cung cấp cho người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, còn là để bảo vệ chính doanh nghiệp khi có các sự cố như giả mạo thương hiệu, giả mạo mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói...

Đó là nội dung được các chuyên gia, nhà quản lý khuyến cáo đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản tại Hội thảo trực tuyến “Truy xuất nguồn gốc - Nâng tầm nông sản Việt” do Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia phối hợp tổ chức, chiều 4/11.

Chia sẻ về vai trò của truy xuất nguồn gốc nông sản, tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm thì truy xuất nguồn gốc được coi là chìa khóa khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được bảo đảm; đồng thời, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Không chỉ vậy, đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Ông Nguyễn Hoàng Linh cũng cho biết hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc hiện đang được xây dựng. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai; trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia sẽ đóng vai trò trung tâm của hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc, với sự tham gia của tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ, các đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc và cơ quan quản lý nhà nước với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong toàn chuỗi cung ứng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị bảo đảm các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, thực hiện Đề án nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia và góp phần không nhỏ xây dựng thương hiệu Nông sản Việt.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đề cập bất cập lớn nhất hiện nay trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm là tình trạng loạn phần mềm truy xuất nguồn gốc, loạn app với các tiêu chí quy định về truy xuất nguồn gốc còn lạc hậu so với thị trường thế giới. Nhiều trường hợp vi phạm giả mạo hồ sơ giấy tờ sản phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn, mã vùng trồng và chưa có các chế tài nghiêm khắc xử lý các sai phạm này. Quản lý lựu thông hàng hóa chưa nghiêm, còn để vi phạm giả mạo mã vùng trồng, mã có sở đóng gói...

Từ đó, một số giải pháp đã được đề xuất để truy xuất nguồn gốc thật sự giúp nâng tầm nông sản Việt: Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, từ chỗ suy nghĩ bị truy xuất nguồn gốc chuyển sang chủ động ứng dụng công nghệ để minh bạch thông tin truy xuất, đó cũng là để bảo vệ thương hiệu của mình khi bị giả mạo xuất xứ. Nhà nước cần có khung chính sách sát thực, cụ thể, kiểm soát nghiêm ngặt việc tuân thủ quy định về truy xuất nguồn gốc nông sản. Người dân, cán bộ cần nâng cao nhận thức, thực hiện trách nhiệm theo quy định về truy xuất nguồn gốc….

Ngoài ra, các chuyên gia đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chia sẻ những thông tin tổng quan về về tiêu chuẩn GS1, tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc; những quy định trong xây dựng và quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; những kinh nghiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản.


HÀ LINH



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ để minh bạch nguồn gốc nông sản
Ngày xuất bản: ngày 09 tháng 11 năm 2021
Nội dung:

Chủ động ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc nông sản ngoài việc cung cấp cho người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, còn là để bảo vệ chính doanh nghiệp khi có các sự cố như giả mạo thương hiệu, giả mạo mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói...

Đó là nội dung được các chuyên gia, nhà quản lý khuyến cáo đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản tại Hội thảo trực tuyến “Truy xuất nguồn gốc - Nâng tầm nông sản Việt” do Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia phối hợp tổ chức, chiều 4/11.

Chia sẻ về vai trò của truy xuất nguồn gốc nông sản, tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm thì truy xuất nguồn gốc được coi là chìa khóa khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được bảo đảm; đồng thời, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Không chỉ vậy, đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Ông Nguyễn Hoàng Linh cũng cho biết hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc hiện đang được xây dựng. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai; trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia sẽ đóng vai trò trung tâm của hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc, với sự tham gia của tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ, các đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc và cơ quan quản lý nhà nước với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong toàn chuỗi cung ứng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị bảo đảm các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, thực hiện Đề án nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia và góp phần không nhỏ xây dựng thương hiệu Nông sản Việt.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đề cập bất cập lớn nhất hiện nay trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm là tình trạng loạn phần mềm truy xuất nguồn gốc, loạn app với các tiêu chí quy định về truy xuất nguồn gốc còn lạc hậu so với thị trường thế giới. Nhiều trường hợp vi phạm giả mạo hồ sơ giấy tờ sản phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn, mã vùng trồng và chưa có các chế tài nghiêm khắc xử lý các sai phạm này. Quản lý lựu thông hàng hóa chưa nghiêm, còn để vi phạm giả mạo mã vùng trồng, mã có sở đóng gói...

Từ đó, một số giải pháp đã được đề xuất để truy xuất nguồn gốc thật sự giúp nâng tầm nông sản Việt: Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, từ chỗ suy nghĩ bị truy xuất nguồn gốc chuyển sang chủ động ứng dụng công nghệ để minh bạch thông tin truy xuất, đó cũng là để bảo vệ thương hiệu của mình khi bị giả mạo xuất xứ. Nhà nước cần có khung chính sách sát thực, cụ thể, kiểm soát nghiêm ngặt việc tuân thủ quy định về truy xuất nguồn gốc nông sản. Người dân, cán bộ cần nâng cao nhận thức, thực hiện trách nhiệm theo quy định về truy xuất nguồn gốc….

Ngoài ra, các chuyên gia đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chia sẻ những thông tin tổng quan về về tiêu chuẩn GS1, tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc; những quy định trong xây dựng và quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; những kinh nghiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản.


HÀ LINH



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây