HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ứng dụng kỹ thuật khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An
Nội dung:
Tính đến năm 2020, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng CNC hơn 23.816 ha, chiếm 8,14% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Sản xuất rau, củ, quả: 1.472,75 ha; Sản xuất cây lâu năm và cây ăn quả: 2.112,8 ha; Sản xuất cây thức ăn nuôi bò sữa: 3.520 ha; 3.977 ha mía nguyên liệu; sản xuất lúa 11.201,5 ha; 252 ha lạc; 6 ha giống chanh leo; 252 ha cây dược liệu và một số cây khác như hoa lan, rễ hương… 16,9 ha (Áp dụng công nghệ canh tác theo quy trình Viet GAP, Organic, công nghệ thâm canh cây trồng theo SRI, ICM, tưới phun nhỏ dọt ngoài trời và sản xuất giống cây trồng hơn 17.552,9 ha). Giá trị sản xuất bình quân trên 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà.
Hiện nay, tổng đàn bò được nuôi ứng dựng công nghệ cao trên 69.640 con, trong đó 63.600 con bò sữa được nuôi theo công nghệ Ixren; Tổng đàn lợn được nuôi ứng dụng công nghệ cao là 158.405 con; Chăn nuôi có ứng dụng công nghệ cao có 70 trang trại; Tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là 376,25 ha, trong đó có 293,8 ha nuôi theo quy trình VietGAP.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 25 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có một số doanh nghiệp tiêu biểu như: Tập đoàn TH, Vinamilk, Tổng Công ty cổ phần VTNN Nghệ An, Công ty TNNH Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, Công ty TNHH mía đường Nasu;... đây là những doanh nghiệp đi đầu, tạo sức lan tỏa trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; có 30 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt đã được tuyển chọn, đã xuất hiện những mô hình cho năng suất cao, chất lượng tốt như: Chè từ 16 - 18 tấn/ha, Mía từ 120 - 150 tấn/ha, Lạc từ 4,5 - 5 tấn/ha, Tôm từ 45-50 tấn/ha…đã tạo bước chuyển quan trọng, là “cú hích” nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị trong sản xuất các cây, con chủ lực. Tính đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An công nhận 02 doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Công tác tuyển chọn các mô hình sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, các đối tượng cây con có lợi thế của tỉnh để xây dựng và nhân rộng; bình quân mỗi năm xây dựng được 160 - 170 mô về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Kết quả cho thấy việc ứng dựng khoa học kỹ thuật đã thức đầy năng xuất và chất lượng. Cây lúa là đối tượng được ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ. Đã và đang triển khai một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ như Bón phân đạm hợp lý cho lúa; Khảo nghiệm một số giống lúa mới; Phát triển gạo thảo dược Vĩnh Hòa; Đang phục tráng giống lúa Nếp Rồng. Điển hình đã đưa vào sản xuất các giống lúa thuần chất lượng như Sông Lam 9, VTNA6 và các giống lúa chịu lạnh (J02, J01 và QJ4) và đã đưa vào cơ cấu giống lúa sản xuất tại Nghệ An.
Cây lạc cũng đạt được sự tiến bộ và sản lượng và chất lượng khi ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật trong khâu giống, phân bón, gieo trồng. Đã chuyển giao thành công tiến bộ giống lạc năng suất cao L27 trong điều kiện sản xuất lạc tại Nghệ An, đạt năng suất từ 4,5-5,5 tấn/ha đối với vụ Xuân; 2,25-2,5 tấn/ha đối với vụ Thu Đông ở quy mô sản xuất vừa.
https://media.ex-cdn.com/EXP/media.nongnghiep.vn/files/news_old/2019/11/25/mh_lac_bdinh_1-1-084433.jpg
Đã xây dựng được quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số cây trồng (cây họ đậu) với mía và quy trình nhân giống mía sạch bệnh 3 cấp. Nếu áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật này thì năng suất mía tại Nghệ An sẽ ổn định và đạt tối thiếu 100 tấn/ha.
Cây sắn cũng đã chuyển giao được 2 giống sắn mới (BK; 13Sa05) và một số kỹ thuật canh tác mới (trong đó có cây trồng xen) đảm bảo năng suất sắn bền vững và đạt từ 45-50 tấn/ha.
Đối tượng cây chè cũng áp dụng nhiều quy trình kỹ thuật mới. Đã xây dựng được quy trình bón phân hợp lý cho cây chè lấy búp trong thời kỳ kinh doanh trên nền tảng bản đồ nông hóa. Là sơ sở để xây dựng quy trình bón phân hợp lý cho cây chè trên từng chất đất cụ thể, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chè búp.
Cây chanh leo là đối tượng mới nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ dược áp dụng ngay từ đầu. Đã triển khai một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ như nhân giống, tưới nước nhỏ giọt, phòng trừ dịch hại. Để hình đã xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp (IPM) một số loại sâu bệnh hại chính cây chanh leo đảm bảo năng suất đạt từ 17 tấn/ha trở lên. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này chưa được phổ biến rộng rãi do đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên sâu hiểu rõ thời điểm phát sinh phát triển của dịch hại nên cần tiếp tục đào tạo, chuyển giao từ ngành nông nghiệp.
Đối tượng cây dược liệu được quan tâm nhiều và ứng dụng có hiệu quả. Công ty cổ phần dược liệu TH trồng thử nghiệm 03 loài dược liệu quý hiếm là Sâm Ngọc Linh, Lan Thạch hộc tía và Tam thất bắc; Tại Mường Lống - Kỳ Sơn, Công ty cổ phần Dược liệu Mường Lống thuộc Tập đoàn TH đang sản xuất thử nghiệm cây dược liệu với diện tích 136 ha nằm trên độ cao hơn 1.300m so với mực nước biển. Trong đó có các giống chủ lực như: Sâm Puxailaileng, Sâm 7 lá 1 hoa, Tam thất bắc, Lan Thạch hộc tía, Đương quy, Đẳng sâm, Đan sâm, La hán quả, Hà thủ ô đỏ...đáng chú ý nhất, loài sâm Puxailaileng trên đất Kỳ Sơn được phát hiện trên núi Puxailaileng có độ cao hơn 2.700m. Giống sâm này được các chuyên gia đánh giá là có chất lượng ngang bằng sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam. Hơn thế, lần đầu tiên tại Nghệ An giống sâm Puxailaileng được nhân giống từ mô tế bào với tỷ lệ thành công khoảng 30%.



Ngoài ra đã và đang xây dựng nhiều mô hình nhân giống và trồng một số cây dược liệu, như Dây thìa canh; Cà gai leo; Giảo cổ lam; Mướp đắng rừng; Thiên niên kiện; Ba kích tím; Sa nhân tím; Trà hoa vàng. Trong đó đã có một số cây đã được các công ty chế biến thành một số sản phẩm đang được tiêu thụ trên thị trường như Hà thủ ô đỏ; Cà gai leo; Dây thìa canh; Giảo cổ lam.
Về cây nguyên liệu: Đã nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây hương bài trong điều kiện tỉnh Nghệ An. Đến nay nguyên liệu cây hương bài không những cung cấp đầy đủ cho các làng nghề sản xuất hương trầm trong tỉnh mà còn bán nguyên liệu cho các tỉnh bạn. Hiện dang triển khai một số mô hình trồng cây gỗ lớn như cây Gáo vàng; Lát hoa; Hông lai; Keo giống mới.
Về con bò: Bảo tồn và phát triển bò u đầu rừu; Phát triển giống bò Mông không những tại vùng người Mông sinh sống mà còn triển khai tại một số vùng người Thái sinh sống bằng hình thức di chuyển bò đực Mông xuồng vùng thấp lai với bò cái bản xứ.
Về nuôi cá nước ngọt: Điển hình là đã chuyển giao thành công công nghệ sống trong ao trong nuôi trồng một số đối tượng như cá Rô phi, Trắm, Chép, ...
Sau thực hiện dồn điền đổi thửa, thông qua các chính sách hỗ trợ, các chương trình, dự án và người dân tự đầu tư, toàn tỉnh đã có hàng chục nghìn máy nông nghiệp các loại, các khâu sản xuất đã được cơ giới hóa nhanh như làm đất đạt trên 95%, vận chuyển 93%, gặt lúa 95%..., góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn./.
Hồng Thái

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ứng dụng kỹ thuật khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 27 tháng 10 năm 2021
Nội dung:
Tính đến năm 2020, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng CNC hơn 23.816 ha, chiếm 8,14% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Sản xuất rau, củ, quả: 1.472,75 ha; Sản xuất cây lâu năm và cây ăn quả: 2.112,8 ha; Sản xuất cây thức ăn nuôi bò sữa: 3.520 ha; 3.977 ha mía nguyên liệu; sản xuất lúa 11.201,5 ha; 252 ha lạc; 6 ha giống chanh leo; 252 ha cây dược liệu và một số cây khác như hoa lan, rễ hương… 16,9 ha (Áp dụng công nghệ canh tác theo quy trình Viet GAP, Organic, công nghệ thâm canh cây trồng theo SRI, ICM, tưới phun nhỏ dọt ngoài trời và sản xuất giống cây trồng hơn 17.552,9 ha). Giá trị sản xuất bình quân trên 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà.
Hiện nay, tổng đàn bò được nuôi ứng dựng công nghệ cao trên 69.640 con, trong đó 63.600 con bò sữa được nuôi theo công nghệ Ixren; Tổng đàn lợn được nuôi ứng dụng công nghệ cao là 158.405 con; Chăn nuôi có ứng dụng công nghệ cao có 70 trang trại; Tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là 376,25 ha, trong đó có 293,8 ha nuôi theo quy trình VietGAP.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 25 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có một số doanh nghiệp tiêu biểu như: Tập đoàn TH, Vinamilk, Tổng Công ty cổ phần VTNN Nghệ An, Công ty TNNH Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, Công ty TNHH mía đường Nasu;... đây là những doanh nghiệp đi đầu, tạo sức lan tỏa trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; có 30 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt đã được tuyển chọn, đã xuất hiện những mô hình cho năng suất cao, chất lượng tốt như: Chè từ 16 - 18 tấn/ha, Mía từ 120 - 150 tấn/ha, Lạc từ 4,5 - 5 tấn/ha, Tôm từ 45-50 tấn/ha…đã tạo bước chuyển quan trọng, là “cú hích” nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị trong sản xuất các cây, con chủ lực. Tính đến năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An công nhận 02 doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Công tác tuyển chọn các mô hình sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, các đối tượng cây con có lợi thế của tỉnh để xây dựng và nhân rộng; bình quân mỗi năm xây dựng được 160 - 170 mô về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Kết quả cho thấy việc ứng dựng khoa học kỹ thuật đã thức đầy năng xuất và chất lượng. Cây lúa là đối tượng được ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ. Đã và đang triển khai một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ như Bón phân đạm hợp lý cho lúa; Khảo nghiệm một số giống lúa mới; Phát triển gạo thảo dược Vĩnh Hòa; Đang phục tráng giống lúa Nếp Rồng. Điển hình đã đưa vào sản xuất các giống lúa thuần chất lượng như Sông Lam 9, VTNA6 và các giống lúa chịu lạnh (J02, J01 và QJ4) và đã đưa vào cơ cấu giống lúa sản xuất tại Nghệ An.
Cây lạc cũng đạt được sự tiến bộ và sản lượng và chất lượng khi ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật trong khâu giống, phân bón, gieo trồng. Đã chuyển giao thành công tiến bộ giống lạc năng suất cao L27 trong điều kiện sản xuất lạc tại Nghệ An, đạt năng suất từ 4,5-5,5 tấn/ha đối với vụ Xuân; 2,25-2,5 tấn/ha đối với vụ Thu Đông ở quy mô sản xuất vừa.
https://media.ex-cdn.com/EXP/media.nongnghiep.vn/files/news_old/2019/11/25/mh_lac_bdinh_1-1-084433.jpg
Đã xây dựng được quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số cây trồng (cây họ đậu) với mía và quy trình nhân giống mía sạch bệnh 3 cấp. Nếu áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật này thì năng suất mía tại Nghệ An sẽ ổn định và đạt tối thiếu 100 tấn/ha.
Cây sắn cũng đã chuyển giao được 2 giống sắn mới (BK; 13Sa05) và một số kỹ thuật canh tác mới (trong đó có cây trồng xen) đảm bảo năng suất sắn bền vững và đạt từ 45-50 tấn/ha.
Đối tượng cây chè cũng áp dụng nhiều quy trình kỹ thuật mới. Đã xây dựng được quy trình bón phân hợp lý cho cây chè lấy búp trong thời kỳ kinh doanh trên nền tảng bản đồ nông hóa. Là sơ sở để xây dựng quy trình bón phân hợp lý cho cây chè trên từng chất đất cụ thể, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chè búp.
Cây chanh leo là đối tượng mới nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ dược áp dụng ngay từ đầu. Đã triển khai một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ như nhân giống, tưới nước nhỏ giọt, phòng trừ dịch hại. Để hình đã xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp (IPM) một số loại sâu bệnh hại chính cây chanh leo đảm bảo năng suất đạt từ 17 tấn/ha trở lên. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này chưa được phổ biến rộng rãi do đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên sâu hiểu rõ thời điểm phát sinh phát triển của dịch hại nên cần tiếp tục đào tạo, chuyển giao từ ngành nông nghiệp.
Đối tượng cây dược liệu được quan tâm nhiều và ứng dụng có hiệu quả. Công ty cổ phần dược liệu TH trồng thử nghiệm 03 loài dược liệu quý hiếm là Sâm Ngọc Linh, Lan Thạch hộc tía và Tam thất bắc; Tại Mường Lống - Kỳ Sơn, Công ty cổ phần Dược liệu Mường Lống thuộc Tập đoàn TH đang sản xuất thử nghiệm cây dược liệu với diện tích 136 ha nằm trên độ cao hơn 1.300m so với mực nước biển. Trong đó có các giống chủ lực như: Sâm Puxailaileng, Sâm 7 lá 1 hoa, Tam thất bắc, Lan Thạch hộc tía, Đương quy, Đẳng sâm, Đan sâm, La hán quả, Hà thủ ô đỏ...đáng chú ý nhất, loài sâm Puxailaileng trên đất Kỳ Sơn được phát hiện trên núi Puxailaileng có độ cao hơn 2.700m. Giống sâm này được các chuyên gia đánh giá là có chất lượng ngang bằng sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam. Hơn thế, lần đầu tiên tại Nghệ An giống sâm Puxailaileng được nhân giống từ mô tế bào với tỷ lệ thành công khoảng 30%.



Ngoài ra đã và đang xây dựng nhiều mô hình nhân giống và trồng một số cây dược liệu, như Dây thìa canh; Cà gai leo; Giảo cổ lam; Mướp đắng rừng; Thiên niên kiện; Ba kích tím; Sa nhân tím; Trà hoa vàng. Trong đó đã có một số cây đã được các công ty chế biến thành một số sản phẩm đang được tiêu thụ trên thị trường như Hà thủ ô đỏ; Cà gai leo; Dây thìa canh; Giảo cổ lam.
Về cây nguyên liệu: Đã nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây hương bài trong điều kiện tỉnh Nghệ An. Đến nay nguyên liệu cây hương bài không những cung cấp đầy đủ cho các làng nghề sản xuất hương trầm trong tỉnh mà còn bán nguyên liệu cho các tỉnh bạn. Hiện dang triển khai một số mô hình trồng cây gỗ lớn như cây Gáo vàng; Lát hoa; Hông lai; Keo giống mới.
Về con bò: Bảo tồn và phát triển bò u đầu rừu; Phát triển giống bò Mông không những tại vùng người Mông sinh sống mà còn triển khai tại một số vùng người Thái sinh sống bằng hình thức di chuyển bò đực Mông xuồng vùng thấp lai với bò cái bản xứ.
Về nuôi cá nước ngọt: Điển hình là đã chuyển giao thành công công nghệ sống trong ao trong nuôi trồng một số đối tượng như cá Rô phi, Trắm, Chép, ...
Sau thực hiện dồn điền đổi thửa, thông qua các chính sách hỗ trợ, các chương trình, dự án và người dân tự đầu tư, toàn tỉnh đã có hàng chục nghìn máy nông nghiệp các loại, các khâu sản xuất đã được cơ giới hóa nhanh như làm đất đạt trên 95%, vận chuyển 93%, gặt lúa 95%..., góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn./.
Hồng Thái

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây