HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: An Giang: Phấn đấu đến năm 2030, ít nhất 100 lượt doanh nghiệp tiếp cận đảm bảo đo lường
Nội dung:

UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Mục tiêu chung của đề án nhằm phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ kỹ thuật đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên như thương mại – dịch vụ; sản xuất, chế biến nông lâm sản, nông nghiệp công nghệ cao; công nghệ điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số, logistics, y tế; khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng; quan trắc môi trường,…; hỗ trợ xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn với hoạt động doanh nghiệp.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động đo lường; Áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.

Cụ thể, đến năm 2025, đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, tổ chức thành lập 03 chi nhánh cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo đủ điều kiện thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo thông dụng, đạt trên 80% nhu cầu cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

Ảnh minh họa.

Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 01 phòng thí nghiệm được công nhận trên địa bàn tỉnh cho các lĩnh vực đo lường, thử nghiệm để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho khoảng 200 lượt người tham gia hoạt động đo lường; Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ KH&CN thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 50 lượt doanh nghiệp, tổ chức bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

Định hướng đến năm 2030, đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, tổ chức thành lập 06 chi nhánh cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, đảm bảo kiểm định, hiệu chuẩn đạt trên 90% nhu cầu cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hơn 300 lượt người tham gia hoạt động đo lường. Ít nhất 100 lượt doanh nghiệp được tiếp cận Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ KH&CN thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp, mở rộng lĩnh vực hoạt động cho phòng thí nghiệm đã được công nhận về các lĩnh vực đo lường, thử nghiệm để tăng cường hơn nữa hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Chọn huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh An Giang có tiềm năng phát triển kinh tế (trừ thành phố Long Xuyên).

Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 80 lượt doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

Về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

Áp dụng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp: Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Trong đó, tập trung vào các ngành lĩnh vực như: Thương mại – dịch vụ; sản xuất, chế biến nông lâm sản, nông nghiệp công nghệ cao; công nghệ điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; logistics, y tế, khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng; quan trắc môi trường,…

Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đo lường; áp dụng các cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu;

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực, hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường: Xây dựng, phát triển hạ tầng đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại; duy trì hệ thống chuẩn đo lường, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết với chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam; Định hướng phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để phục vụ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp;

Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường của các cơ quan chuyên ngành và doanh nghiệp; Khuyến khích công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về đo lường.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường: Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường.

Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa: Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa,… các chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, xây dựng phương pháp đo; Hỗ trợ tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên địa bàn tỉnh đáp ứng Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường;

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành.

Khuyến khích hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ về đo lường.

Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường: Tổ chức hội nghị, hội thảo về đo lường; triển khai các hoạt động kỷ niệm ngày Đo lường Việt Nam; tổ chức thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động đo lường; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường…




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: An Giang: Phấn đấu đến năm 2030, ít nhất 100 lượt doanh nghiệp tiếp cận đảm bảo đo lường
Ngày xuất bản: ngày 07 tháng 12 năm 2021
Nội dung:

UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Mục tiêu chung của đề án nhằm phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ kỹ thuật đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên như thương mại – dịch vụ; sản xuất, chế biến nông lâm sản, nông nghiệp công nghệ cao; công nghệ điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số, logistics, y tế; khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng; quan trắc môi trường,…; hỗ trợ xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn với hoạt động doanh nghiệp.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động đo lường; Áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.

Cụ thể, đến năm 2025, đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, tổ chức thành lập 03 chi nhánh cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo đủ điều kiện thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo thông dụng, đạt trên 80% nhu cầu cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

Ảnh minh họa.

Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 01 phòng thí nghiệm được công nhận trên địa bàn tỉnh cho các lĩnh vực đo lường, thử nghiệm để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho khoảng 200 lượt người tham gia hoạt động đo lường; Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ KH&CN thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 50 lượt doanh nghiệp, tổ chức bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

Định hướng đến năm 2030, đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, tổ chức thành lập 06 chi nhánh cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, đảm bảo kiểm định, hiệu chuẩn đạt trên 90% nhu cầu cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hơn 300 lượt người tham gia hoạt động đo lường. Ít nhất 100 lượt doanh nghiệp được tiếp cận Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ KH&CN thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp, mở rộng lĩnh vực hoạt động cho phòng thí nghiệm đã được công nhận về các lĩnh vực đo lường, thử nghiệm để tăng cường hơn nữa hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Chọn huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh An Giang có tiềm năng phát triển kinh tế (trừ thành phố Long Xuyên).

Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 80 lượt doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

Về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

Áp dụng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp: Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Trong đó, tập trung vào các ngành lĩnh vực như: Thương mại – dịch vụ; sản xuất, chế biến nông lâm sản, nông nghiệp công nghệ cao; công nghệ điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; logistics, y tế, khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng; quan trắc môi trường,…

Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đo lường; áp dụng các cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu;

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực, hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường: Xây dựng, phát triển hạ tầng đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại; duy trì hệ thống chuẩn đo lường, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết với chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam; Định hướng phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để phục vụ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp;

Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường của các cơ quan chuyên ngành và doanh nghiệp; Khuyến khích công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về đo lường.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường: Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường.

Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa: Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa,… các chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, xây dựng phương pháp đo; Hỗ trợ tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên địa bàn tỉnh đáp ứng Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường;

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành.

Khuyến khích hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ về đo lường.

Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường: Tổ chức hội nghị, hội thảo về đo lường; triển khai các hoạt động kỷ niệm ngày Đo lường Việt Nam; tổ chức thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động đo lường; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường…




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây